1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Khoảng trống quản lý pdf

6 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 145,77 KB

Nội dung

Khoảng trống quản lý Những biến động của thị trường bất động sản thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nguyên nhân chính bởi sự điều hành thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước. Lỗ hổng nhân lực Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển mạnh từ năm 1993 đến nay. Qua hơn 15 năm với 3 chu kỳ nóng- lạnh, nhưng hệ thống quản lý, điều hành thị trường vẫn dang dở, chưa hoàn thiện. Đến đầu năm 2008 mới có cơ quan quản lý điều hành thị trường bất động sản ở Trung ương- là Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (được thành lập theo QĐ số 360/QĐ-TTg ngày 4/4/2008), các địa phương theo đó cũng thành lập các ban chỉ đạo, song hoạt động rất rời rạc, chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, việc quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng bất động sản sau đầu tư xây dựng- một lượng tài sản lớn của quốc gia- đã không đi vào khuôn khổ, không được điều tiết bằng chính các văn bản luật hiện hành. Bộ Xây dựng cho biết, đến nay chưa có cán bộ cấp huyện, cấp xã làm công tác nắm bắt tình hình thị trường bất động sản ở địa phương mà chỉ có từ 2 đến 3 cán bộ cấp tỉnh. Vấn đề càng trở nên bức xúc khi Luật Xây dựng cho phép cấp xã có quyền cấp phép xây dựng. Và tình trạng người không có chuyên môn, làm kiêm nhiệm, cấp phép tràn lan đã khiến chính quyền địa phương không thể nắm hết được sự phát triển về bất động sản trên địa bàn. Theo đó, tình trạng chuyển nhượng tràn lan, xây dựng trái phép diễn ra khiến cho thị trường này ngày một hỗn loạn. Ngay với hai thị trường bất động sản lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng chỉ có ba nhân viên biên chế chung trong phòng quản lý nhà. Với tốc độ phát triển như hiện nay, cộng thêm yếu kém về năng lực, số nhân viên này chỉ ngồi đếm hồ sơ đã không hết. Và, tất nhiên, hệ thống tổ chức để bảo đảm vai trò quản lý Nhà nước, điều hành thị trường bất động sản đã hổng ngay từ cơ sở. Phân tán và thiếu công bằng Mặc dù khái niệm về bất động sản là các công trình gắn liền với đất đai, nhưng hệ thống quản lý vẫn chưa thống nhất. Thị trường bất động sản bắt đầu từ tạo lập, qua giao dịch mua bán, chuyển nhượng đến quản lý sử dụng lại do nhiều cơ quan quản lý khác nhau (giao đất, cho thuê đất so Sở Tài Nguyên và Môi trường thực hiện, việc phê duyệt dự án do Sở Kế hoạch& Đầu tư, việc thẩm định thiết kế, cấp phép xây dựng do Sở Xây dựng, phê duyệt quy hoạch do Sở Quy hoạch- Kiến trúc; cấp giấy chứng nhận sở hữu do cấp huyện, xác nhận mua bán do cơ quan công chứng ) Địa phương thì thhiếu một cơ quan đầu mối tổng hợp. Đây chính là nguyên nhân khiến công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền các cấp đối các hoạt động của thị trường bất động sản phân tán, thiếu hiệu lực. Ví dụ, tình trạng dự án nhà ở kéo dài, chiếm đất đồng thời vi phạm cả Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản nhưng trách nhiệm xử lý chính lại không có cơ quan nào! Theo nhận định của các chuyên gia, nếu thực hiện tốt các văn bản pháp luật hiện có- mặc dù còn khiếm khuyết- thì thị trường bất động sản ở Việt Nam không đến nỗi thiếu minh bạch như hiện nay. Bị động trước thị trường Một điểm rất đáng quan ngại là Nhà nước chưa thể hiện được vai trò điều tiết thị trường theo quy luật cung- cầu. Khi thiếu hàng, giá tăng, Nhà nước không chủ động được quỹ đất, quỹ nhà để tung ra điều tiết thị trường. Ngược lại, khi thị trường trầm lắng, Nhà nước cũng chưa chủ động tung tiền ra mua hàng (hạ tầng, công trình công cộng, nhà ở xã hội ) để kích cầu. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, nếu chủ động điều tiết, ổn định thị trường bất động sản, ngoài mục tiêu đạt được về ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước thường có lãi bởi bán hàng lúc giá cao và mua hàng khi giá thấp. Vấn đề còn lại chỉ là chuẩn bị nguồn vốn dưới dạng tiền hay tài sản bất động sản mà thôi. Không chủ động trước những diễn biến của thị trường, các chiến lược dài hạn cho phát triển thị trường bất động sản trong tổng thể nền kinh tế cũng không được xây dựng. Vì vậy mới xảy ra tình trạng có đô thị thì thừa hàng hoá bất động sản, nơi khác lại thiếu trầm trọng. Ở đây công cụ quy hoạch đã không được các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng hiệu quả để làm tăng giá trị sử dụng đất đai, chủ động điều tiết thị trường. Tại nhiều đô thị, tính pháp lý của quy hoạch đang bị vi phạm trong thực thi cả từ phía cơ quan Nhà nước và một bộ phận nhân dân- mà trường hợp cấp phép tràn lan cho các dự án tại khu vực Hà Tây của Hà Nội mở rộng là một ví dụ. Rõ ràng, đang có những rào cản từ trong nội tại vận hành của các cơ quan quản lý thị trường bất động sản ở Việt Nam . Nó khiến cho thị trường bất động sản không phát huy được vai trò trụ cột và động lực quan trọng trong nền kinh tế. Đó cũng là nguyên do tạo nên những cơn sốt nhà đất, đẩy giá bất động sản lên cao một cách vô lý, làm ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. . đai, nhưng hệ thống quản lý vẫn chưa thống nhất. Thị trường bất động sản bắt đầu từ tạo lập, qua giao dịch mua bán, chuyển nhượng đến quản lý sử dụng lại do nhiều cơ quan quản lý khác nhau (giao. các cơ quan quản lý Nhà nước. Lỗ hổng nhân lực Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển mạnh từ năm 1993 đến nay. Qua hơn 15 năm với 3 chu kỳ nóng- lạnh, nhưng hệ thống quản lý, điều hành. ban chỉ đạo, song hoạt động rất rời rạc, chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, việc quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng bất động sản sau đầu tư xây dựng- một lượng tài sản lớn của quốc gia-

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w