Khám phá thế giới (Phần 1)

109 419 0
Khám phá thế giới (Phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khám phá thế giới Geneve - hoa viên của thế giới Chỉ cần mở rộng cửa sổ ta có thể thấy đỉnh núi Alps ngay trước mắt, hồ Geneve lấp lánh trong tầm nhìn, đỉnh núi tuyết in bóng trên mặt hồ, rừng thông xanh biếc, hoa cỏ mơn mởn, những ngôi nhà đỉnh nhọn với mái ngói đỏ thấp thoáng trong rừng cây và dáng đứng sừng sững của ngôi giáo đường tháp nhọn. Geneve nằm ở phía tây nam Thuỵ Sĩ. Phía nam hướng về đỉnh núi Blanc - ngọn núi cao nhất trong dãy Alps, gần bên hồ Geneve là dòng sông Rhone chảy qua thành phố, chia thành phố làm hai phần, bên bờ trái là thành phố cổ kính, bên phải là thành phố hiện đại. Trên bờ sông có 8 chiếc cầu nối liền hai bờ. Geneve là vùng đất phát triển quanh cây cầu lớn nhất, thành phố này được núi đồi và ao hồ bao bọc nên khí hậu quanh năm ôn hoà, non xanh nước biếc, phong cảnh đẹp như tranh nên được gọi là Thánh địa của du khách. Vừa vào Geneve, du khách sẽ thấy ngay một ngọn suối phun mà ngọn nước như muốn đâm thủng trời xanh. Ngọn suối biểu tượng của Geneve này một suối phun nhân tạo, được thiết kế dưới hồ Geneve với một máy bơm nước có công suất cực mạnh. Tốc độ phun đạt 220 km/h, lúc bình thường chỉ phun cao 100 m, nhưng độ cao tối đa có thể đạt tới 150 m. Khối lượng nước trong không trung khoảng 7 tấn. Nếu nhìn từ xa thì suối này tựa như lầu vàng gác ngọc treo lơ lửng trên không trung. Trong ánh sáng mặt trời, bụi nước biến thành cầu vòng trông phảng phất như một dải lụa tuyệt đẹp. Mặt hồ phẳng lặng như gương, xa xa có những con thuyền đang nhẹ lướt, thiên nga và vịt trời tới đây đùa giỡn. Đỉnh núi tuyết Alps soi bóng xuống hồ nước khiến ta cảm giác như một nửa quả núi trên mặt nước, còn một nửa quả núi kia ở dưới mặt nước. Bên hồ có hoa chung (đồng hồ bằng hoa), công viên hoa hồng, hoa viên Anh quốc và vườn thực vật. Cả thành phố tràn ngập màu xanh hoa cỏ. Trong thành phố có đại giáo đường thánh Peter được xây dựng vào thế kỷ XIII, viện bảo tàng lịch sử nghệ thuật, một kịch viện phỏng theo kiến trúc của kịch viện Paris. Trên đảo Jean Jacques Rousseau có bức tượng đồng của chính nhà triết học người Pháp này. Trong thành phố có nhiều điểm nghỉ ngơi, tránh cái nóng bức của mùa hạ, lại có thể trượt tuyết vào mùa đông. Nơi đây có đầy đủ tiện nghi, du khách được phục vụ chu đáo. Nổi tiếng nhất là môn trượt băng. Thuỵ Sĩ có hơn 200 trường dạy trượt tuyết với hơn 4.000 huấn luyện viên. Vào mùa đông, từ các thương gia đến quan chức và minh tinh Hollywood đều thích tới đây du ngoạn. "Chào mừng quý khách đến với Geneve". Ngành du lịch mang lại cho Thuỵ Sĩ rất nhiều ngoại tệ và khiến Geneve trở thành thánh địa du lịch nổi tiếng của thế giới. Geneve còn nổi tiếng vì tính thế giới của nó. Trong một thời gian dài trở lại đây, Thuỵ Sĩ luôn theo chính sách trung lập. Năm 1920, Liên minh quốc tế (League of Nations) thành lập và đặt cơ quan trung ương tại Geneve. Từ đó, có hàng trăm tổ chức và hiệp hội đặt cơ sở tại đây như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội chữ thập đỏ quốc tế (IRR), Liên minh điện tín quốc tế (ITU)… Hoa viên kết hình đồng hồ ở Geneve. Từ lâu, Thuỵ Sĩ đã được mệnh danh là Vương quốc của đồng hồ. Nơi nào trên quốc gia này cũng có một tòa Hoa chung rất đẹp. Trên đường phố Geneve có rất nhiều tiệm đồng hồ, với mọi chủng loại, từ nhỏ như đầu que diêm đến những đồng hồ cổ nặng hàng chục kg, từ những đồng hồ trang sức cao cấp đến đồng hồ đồ chơi vừa đẹp vừa rẻ, với đủ hình dáng như hình tròn, vuông, tam giác, hình bầu dục, quả tim, hình hoa mai. Về nguồn gốc lịch sử, Thuỵ Sĩ chia làm các khu vực ngôn ngữ khác nhau như Đức, Pháp, Italy. Geneve thuộc khu vực Pháp ngữ nên mang đậm phong cách lãng mạn của nước Pháp. Công viên Geneve là một công viên điển hình mang phong cách Pháp. Nơi đâu trên đường phố Geneve cũng có nhiều người với mọi màu da. Trên các toà nhà luôn phấp phới nhiều màu cờ khác nhau. Trong thành phố hơn 30.000 dân này, người ngoại quốc chiếm 30%. (Theo sách Những nền văn minh thế giới) Đến Campuchia chỉ mất 120 USD Từ TP HCM, thử làm một hành trình đến Campuchia bằng đường bộ. Nếu tự đi du lịch và có chút ít vốn tiếng Anh, bạn có thể lên đường tham quan đất nước chùa Tháp trong 5 ngày mà chỉ mất 120 USD. Mua vé xe buýt tại hãng du lịch Festival trên đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 với giá vé 5 USD/người, trải qua 7 tiếng đồng hồ là đến biên giới Campuchia. Mỗi ngày đều có xe buýt (35 chỗ ngồi) khởi hành vào lúc 8h30. Tại cửa khẩu, xe buýt dừng lại 2 tiếng để du khách làm thủ tục visa (phí visa khoảng 26 USD), sau đó sẽ chuyển xe để vào trung tâm Phnom Penh. Tại thủ đô Phnom Penh, khách sạn, nhà trọ, quán ăn mọc lên như nấm. Người Campuchia có thể nói thông thạo cả tiếng Pháp, Anh và tiếng Quan Thoại, có lẽ do mỗi ngày họ đều tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài. Phòng trọ có nhiều giá, từ 4 USD đến 20 USD. Cò phòng trọ, khách sạn rất nhiều, họ có thể đưa cho bạn cả 20 phòng trọ để tha hồ lựa chọn. Đến Phnom Penh, có những điểm tham quan chính không thể bỏ qua, đó là Cung điện Hoàng gia, Viện bảo tàng, nhà tù Toul Sleng và Cánh đồng chết… Hai ngày ở Phnom Penh là đủ để “nháy” một bộ sưu tập ảnh về con người và cuộc sống nơi đây. Nếu đi du lịch hai người, bạn có thể bắt chiếc “motordouble” (dạng xe ôm ở Việt Nam nhưng được phép chở đến hai người) để bác tài đưa đến các điểm tham quan hoặc đi vòng vòng quanh thành phố vào buổi chiều tối. Đã đi Campuchia, chắc chắn không ai bỏ qua những câu chuyện huyền ảo về Angkor Wat ở Siem Reap… Từ Phnom Penh đến Siem Reap bạn có thể đi bằng xe buýt hoặc tàu cao tốc. Giá xe buýt rất rẻ, 4 USD/người nhưng phải mất 10-12 giờ mới đến được. Đường đi gồ ghề và rất nguy hiểm, có những đoạn bạn sẽ bị xóc lên đến trần xe, vì thế, chọn đi tàu cao tốc, giá 20 USD/người/lượt. Sáu tiếng lênh đênh trên hồ Tonle Sap cuối cùng đến cảng. Tuy nhiên, từ cảng dừng đến trung tâm là một đoạn đường khá gian nan. Nếu bạn đã đặt chỗ trước một khách sạn ở Siem Reap thì ngay cảng dừng sẽ có thuyền của khách sạn đón bạn. Nếu không có, bạn phải chọn một thuyền để đi vào trung tâm (nhưng như thế nghĩa là bạn sẽ phải theo sự tiếp thị khách sạn của cò). Thêm 1 tiếng đồng hồ chạy lòng vòng trên kênh trước khi vào thành phố. Trung tâm Siem Reap không quá đông đúc như Phnom Penh nhưng giá cả ở đây cao hơn Phnom Penh nhiều, vì mỗi ngày Siem Reap đón hàng nghìn khách nước ngoài. “Hãy cẩn thận với những đoạn đường vắng và những lời mời mọc của cò trên đường đi”, đó là lời cảnh báo của một du khách Thụy Sĩ, người khá rành với cuộc sống ở đây. Lối vào Angkor Wat Thuê một chiếc motordouble để đi một vòng các ngôi đền trong vòng một ngày, giá khoảng 20 USD. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon, lên núi ngắm mặt trời lặn… đều là những điểm bạn cần đến. Mua một vé tham quan Angkor Wat trong vòng 1 ngày giá 20 USD, 2 ngày là 40 USD và giá sẽ tăng theo số ngày tham quan. Nếu đi theo tour bạn sẽ được hướng dẫn viên kể cho nghe những truyền thuyết hấp dẫn về nụ cười của các vũ nữ, về điệu múa Apsara hoặc câu chuyện về Preah Ket Mealea (con của thần Dớt)… Còn nếu bạn đi du lịch một mình, đừng lo, chỉ cần mua một cuốn hướng dẫn tại các hiệu sách tại Phnom Penh, bạn cũng có khá đủ thông tin để hiểu về những truyền thuyết đó. Đi bộ rất nhiều từ đền này sang đền khác do đó bạn nên chuẩn bị tinh thần và lương khô… Chi phí du lịch ba lô từ TP HCM đến Campuchia (giá xe buýt + phí visa + khách sạn + vé tàu tốc hành đến Siem Reap + vé tham quan Angkor Wat + ăn uống) khoảng 120 USD, đi trong vòng 5 ngày. Còn nếu đi theo tour, bạn có thể đặt chỗ tại Bến Thành Tourist, giá 411 USD/khách tour 3 ngày đi bằng máy bay, 528 USD/khách tour 4 ngày đi bằng tàu thủy về máy bay. Fiditourist có tour Campuchia bằng xe buýt giá 154 USD/khách 4 ngày, khởi hành thứ 5 hằng tuần. (Theo Sài Gòn Giải Phóng) Tắm ở Biển Chết Người Do Thái có câu: "Đến Israel mà không đi tắm ờ Biển Chết, coi như chưa tới Israel". Gọi là biển nhưng thực ra đó chỉ là một cái hồ lớn nằm ở vùng sa mạc phía Đông Nam Israel. Đường biên giới Israel và Jordan chạy dọc giữa hồ, chia Biển Chết thành hai nửa gần bằng nhau cho hai nước. Hồ này rộng 1.040 km2, mặt hồ thấp hơn 400 m so với mặt nước biển nên là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất. Đây là nơi chứa không chỉ muối ăn mà nhiều khoáng chất khác từ bề mặt trái đất trôi xuống. Hiện nay trên thực tế Biển Chết cũng chết dần theo đúng nghĩa đen. Khí hậu sa mạc đang làm nước hồ bốc hơi nhanh hơn lượng nước nhỏ bé được bổ sung từ dòng sông Jordan. Con sông này chỉ nhỏ bằng sông Tô Lịch ở Hà Nội nhưng đã trở nên nổi tiếng do cuộc chiến tranh Trung Đông. Gọi là Biển Chết vì nước ở hồ này rất mặn, đến mức không một sinh vật nào có thể sống nổi. Nếu như độ mặn ở nước biển thông thường là khoảng 2,5% thì nước ở Biển Chết có nồng độ mặn 38%. Để cứu Biển Chết, Chính phủ Israel đã có dự án đưa nước biển Địa Đọc báo trên Biển Chết Trung Hải vượt qua chặng đường hơn 100 km bơm vào Biển Chết để làm loãng nồng độ muối trong nước hồ. Nhưng dự án này mới nằm trong kế hoạch ít có khả năng được thực hiện trong tương lai gần vì quá tốn kém. Từ thành phố Haifa ra ở phía Bắc Israel, lên một chiếc xe buýt 40 chỗ ngồi, đi về hướng Đông Nam, vượt qua sa mạc lớn trên chặng đường hơn 250 km mới tới được Biển Chết. Khí hậu sa mạc, nhiệt độ ban ngày vùng Biển Chết luôn ở mức 38-40 độ C, thật lý tưởng cho những ai đi tắm biển. Bãi tắm Ein Bokek nơi dừng chân là khu du lịch nổi tiếng thế giới, cơ sở hạ tầng hoàn hảo với nhiều khách sạn, nhà hàng sang trọng. Lội xuống nước để bơi ra xa, thấy cảm giác thật kỳ lạ, nước ngập đến đâu bề mặt da cơ thể ở đó bỗng có một lớp bọt nhỏ nhầy, trơn như được xát xà phòng xuất hiện. Đến lúc hai chân không còn chạm đất nữa thì toàn thân bỗng nổi lên như một quả bóng, cảm thấy như mình không còn trọng lượng nữa. Chỉ cần một cử động nhẹ thôi cũng đủ làm cho toàn thân xoay tròn, chao đảo trên mặt nước. Mỗi lần như vậy phải vất vả lắm mới lấy lại được thăng bằng. Nước Biển Chết chứa nồng độ muối cao nên có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của cơ thể con người, khiến ta không cần làm động tác gì cũng tự nổi được trên mặt nước. Dang rộng hai tay, hai chân trên mặt nước để giữ thăng bằng rồi nằm ngửa, đầu gối lên một cánh tay, đeo kính râm đọc báo. Mấy người cùng tắm ở Biển Chết còn nằm ngủ một lúc khá lâu trên mặt nước. Thử chấm lưỡi vào nước Biển Chết thấy ngay sự bỏng rát vì nước có độ mặn cao. Nước Biển Chết nếu xộc vào mũi, lỗ tai, những chỗ da mỏng và nhạy cảm đều khiến người ta cảm thấy bỏng rát như chạm vào nước nóng. Do người luôn nổi bồng bềnh trên mặt nước nên bơi ở Biển Chết rất khó. Người ta không thể bơi được theo lối thông thường mà phải rất nhẹ nhàng dùng tay như chiếc mái chèo để đẩy người đi, không khác mấy cách bơi của con vịt. Đầu phải luôn được giữ ở tư thế trên mặt nước nên rất mỏi. Nếu hai tay gạt nước không đều sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng, xoay tròn giống hệt như một cây gỗ nổi xoay trên mặt nước vậy. Vì thế bơi ở Biển Chết chỉ được cái cảm giác lạ mà cười vui thôi chứ thực ra không thích như bơi trong nước ngọt hay ở ngoài đại dương. Ven bờ Biển Chết cũng có những bãi cát dài. Do nhiễm mặn độ cao, dưới cái nắng gay gắt vùng sa mạc, cát trở nên nóng hơn 50 độ C. Đi chân trần trên cát lúc này chẳng khác nào đang đi trên muối rang nóng. Tuy nước Biển Chết rất mặn và chất lượng muối cao, người ta vẫn không dùng để sản xuất muối ăn. Lý do chỉ đơn giản là nếu sản xuất muối ăn tại đây, việc vận chuyển qua sa mạc khó khăn nên giá thành rất cao. Israel có bờ biển dài phía Tây nên dễ dàng sản xuất muối ăn từ nước biển Địa Trung Hải. Có điều thú vị là do Biển Chết nằm ở vị trí thấp nhất của bề mặt trái đất nên nước ở đây ngoài muối còn chứa nhiều loại khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh. Tắm Biển Chết chỉ một lần, nhiều người mắc bệnh ngoài da trước đây tự dưng thấy khỏi hẳn. Tận dụng lợi thế dó, các công ty hóa mỹ phẩm lsrael đã chế từ bùn và nước Biển Chết ra những loại mỹ phẩm cao cấp, độc đáo rất nổi tiếng. Khu vực quanh Biển Chết nước cũng bị nhiễm mặn nặng. Nhờ đó thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây rất thích hợp với các cây nho và chà là. Hai loại cây này ưa nhiệt độ cách biệt lớn giữa ngày và đêm của sa mạc. Nho và chà là có sức chống lại sự khắc nghiệt của môi trường rất cao. Khi trồng ở vùng đất mặn, hai loại cây này tạo ra một cơ chế sinh học để cân bằng lại. Kết quả là trái nho và chà là nhờ cơ chế kháng mặn mà trở nên ngọt hơn bình thường rất nhiều. Điều này giải thích vì sao nho và chà là ở vùng Biển Chết có độ đường cao, tạo ra vị ngọt sắc không ở đâu sánh bằng. (Theo TPCN) Thác nước Niagara hùng vĩ Cảnh về đêm của thác Niagara thật có một không hai. Khi màn đêm sắp buông xuống, các ngọn đèn cực lớn xung quanh thác đồng loạt bật sáng. Ánh đèn muôn màu từ nhiều góc độ chiếu vào thác nước. Màu sắc của nước cũng từ đó mà thiên biến vạn hoá. Thác Niagara. Thác Niagara ở miền bắc châu Mỹ là ranh giới tự nhiên giữa Canada và Mỹ. Sông Niagara bắt nguồn từ 5 hồ lớn của nước hồ Erie, chảy vào hồ Ontario, tổng chiều dài là 56 km, là con sông chia cắt giữa bang New York của Mỹ và bang Ontario của Canada. Tổng chiều dài từ đầu dòng chảy đến điểm đổ xuống là 99 m, là một trong những con sông có tiềm năng thuỷ điện rất lớn ở bắc châu Mỹ. Ở thượng lưu sông chảy trên địa hình bằng phẳng, mặt sông rộng, nước chảy chậm. Đến trung du, sông trở nên hẹp, nước chảy mạnh hơn. Ở nơi đó có một khúc quanh hẹp. Con sông sau khi đã trải qua các vách núi đá vôi cheo leo thì đổ xuống ở độ cao 51 m. Dòng nước đổ mạnh tạo nên thác lớn. Đó là thác Niagara. Tổng chiều dài của thác Niagara là 1.240 m. Ở giữa có một đảo nhỏ, rộng khoảng 350 m. Những người dân bản xứ Indian xem nơi đây là đất thánh, chuyên dùng để chôn các thủ lĩnh. Nhưng về sau, thực dân da trắng đã chiếm hòn đảo này và thả lên đảo một bầy sơn dương. Từ đó đảo này được gọi là đảo Sơn Dương (dịch âm từ Đảo Gete). Đảo chia thác thành hai phần. Bên trái (hướng tây) tương đối rộng, nằm bên trong lãnh thổ Canada, rộng khoảng 739 m, với mực nước rơi là 49,9 m. Do hình dáng cong như móng ngựa nên còn được gọi là thác Móng ngựa. Bên phải (hướng đông) nằm trong lãnh thổ nước Mỹ, gọi là thác Ameilojra, rộng 305 m, mực nước rơi là 50,9 m. Niagara là thác có lượng nước nhiều và ổn định. Bình quân một năm, lượng nước đạt 6.740 m3/s, trong đó ước chừng thác Móng ngựa gấp 19 lần thác Ameilijia. Lượng nước khổng lồ của thác đổ xuống giống như dải ngân hà. Thác đổ ầm ầm như tiếng vó ngựa, làm lay chuyển sông núi như tiếng sấm rền, vang xa hàng cây số. Những người dân cổ đại Indian đã đặt cho nó cái tên Niagara, có nghĩa là Thần sấm của nước. Họ cho rằng, tiếng ầm ầm của thác nước chính là tiếng trò chuyện của thần sấm. Thác nước tung bọt trắng xoá dưới ánh nắng chiếu rọi, như hàng nghìn chuỗi ngọc đang treo lơ lửng, thỉnh thoảng lại có 7 sắc cầu vồng xuất hiện, trở thành một kỳ quan ở Bắc Mỹ. Nơi thác đổ xuống, do có dòng nước chảy xiết, đã tạo nên một hồ sâu cực lớn. Độ sâu nhất đạt 55 m. Người ta gọi đó là Hồ nước xoáy. Khi chảy vào hồ, nước sông xoáy dữ dội, bọt bắn nước tung toé. Du khách đến đây nghe và tắm mình trong thác nước sẽ có một niềm thích thú đặc biệt. Mùa đông trên thác Niagara. Khi mùa đông về, cây cỏ và mỏm đá do có nước bắn lên đã kết thành nét đặc trưng không nơi nào có. Khi tham quan thác Niagara, lãng mạn và thơ mộng nhất là ngồi thuyền đi vào lòng thác, bị thác nước bao quanh, từ phía trên, bên trái, phải, bắc hướng đổ xuống, tạo thành một dòng xoáy ở giữa sông, nước bắn tung toé, cao đến mấy chục mét. Thuyền cứ áp lên xuống theo sức nước, hoặc trồi lên ngụp xuống, hoặc xoay tròn. Du khách khoác áo mưa lên người, tắm mình trong dòng nước, cảm thấy rất hồi hộp và sợ hãi nhưng lại có niềm thích thú không sao tả nổi. (Theo sách Những nền văn minh thế giới) Thượng Hải - tương lai của Trung Hoa hiện đại (phần 1) Không thể so sánh với Bắc Kinh, Tây An về chiều sâu văn hóa hay bề dày lịch sử, Thượng Hải hấp dẫn du khách bởi một khía cạnh khác: điểm nóng nhất của Trung Hoa hiện đại. Thành phố này "Tây" hơn bất kỳ thành phố nào khác trên đất nước Trung Quốc, được coi là thiên đường mua sắm mới ở phương Đông, một cái lẩu văn hóa, đa dạng, đặc sắc hơn cả Hong Kong, năng động, náo nhiệt chẳng kém Tokyo. Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mảnh đất Thượng Hải bị các nước đế quốc Anh, Pháp, Italy, Mỹ, Nhật xâu xé để chia nhau quyền lợi sau cuộc chiến tranh nha phiến. Các khu tô giới của người ngoại quốc mọc lên khắp nơi: chế độ phong kiến kết hợp với chủ nghĩa thực dân bóc lột dân nghèo, thói kỳ thị chủng tộc, giới băng đảng hoành hành. Nhưng Thượng Hải cũng là cục nam châm khổng lồ thu hút dân tứ xứ kéo về lập nghiệp, bởi đây là chốn đệ nhất phồn hoa, dễ kiếm tiền và dễ tiêu tiền nhất. Giai đoạn cực kỳ đặc biệt này đã được các nhà làm phim Hong Kong tái hiện không biết bao nhiêu lần trên màn ảnh mà nổi tiếng nhất có lẽ là seri phim truyền hình Bến Thượng Hải của đài TVB với ca khúc cùng tên do nữ danh ca Diệp Lệ Nghi thể hiện. Rất nhiều nhân vật truyền kỳ trong lịch sử cận đại Trung Quốc cũng đã xuất hiện tại nơi này: Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Mã Vĩnh Trinh, vợ chồng Tôn Dật Tiên và Tống Khánh Linh Vậy đó, Thượng Hải chỉ đánh được nhắc tới trong vòng có hơn 100 năm trở lại đây mà thôi. Chiều trên Bến Thượng Hải. Không biết vô tình hay hữu ý mà con sông Hoàng Phố lại chảy xuyên qua lòng Thượng Hải, phân chia nó ra làm khu Phố Đông và Phố Tây rất rõ rệt. Toàn bộ Thượng Hải xưa kia nằm gọn ở khu phố Tây - cũng là nơi đa số du khách cảm thấy hấp dẫn nhất, quyến rũ nhất khi tới thăm thành phố này. Còn khu phố Đông, xưa kia vốn là những cánh đồng rau, mới chỉ chính thức được tái thiết vào tháng 4 năm 1990, nay đã là khu vực hiện đại và quốc tế hóa vào bậc nhất ở Trung Quốc. Tại đây có các cao ốc Jienmao - nơi tọa lạc của khách sạn Grand Hyatt cao nhất thế giới (sảnh lễ tân nằm ở tầng 54, bar rượu Cloud ở tầng 87 - cũng được biết đến là bar rượu cao nhất thế giới), tháp truyền hình Đông Châu cao tới 465 m, kiến trúc rất độc đáo, bao gồm một cột trụ lớn đường kính 9 m và 11 quả cầu tròn. Du khách đi bằng thang máy tới quả cầu lớn nhất, từ đó có thể quan sát toàn cảnh thành phố Thượng Hải, nhìn qua sông Hoàng Phố sang tận khu phố Tây. Bến Thượng Hải Là sự kết hợp hài hòa một cách kỳ lạ giữa Liverpool và Mahattan những năm 1920, con phố ấn tượng nhất ở Thượng Hải là Trung Sơn lộ, người phương Tây quen gọi là Bund còn người Việt Nam gọi là Bến Thượng Hải. Xưa kia, đây chính là trung tâm náo nhiệt nhất của Thượng Hải, là khu tô giới bị tranh chấp dữ dội nhất của ba nước Anh, Nhật, Mỹ. Một bên là sông Hoàng Phố, bên kia là những công trình kiến trúc theo lối Tây phương - cũng chính là trung tâm kinh tế đầu não của thành phố này. Gần 80 năm trôi qua nhưng xem ra, những tòa nhà này vẫn không thay đổi gì nhiều lắm. Ai từng xem qua phim Bến Thượng Hải khi tới đây hẳn sẽ cảm nhận được chút ít bầu không khí lúc nào cũng "sôi sùng sục" trong cái thời đáng nhớ đó. Rất có thể huyền sư Hoắc Nguyên Giáp (người sáng lập ra Tinh võ môn) và sau này là đệ tử Trần Chân của ông đã dựng lôi đài quyết đấu với các võ sĩ Nhật Bản ngay trên con phố này, để tránh cho người Trung Quốc khỏi mang cái tiếng là Đông Á bệnh phu (người Đông Á yếu ớt). Bá Hảo, vua xã hội đen què chân của Thượng Hải cũng có thể thường xuyên tới lui nơi này để tranh giành địa bàn làm ăn với người ngoại quốc Thượng Hải về đêm. Ngày nay, Trung Sơn lộ đã là con phố bình yên và sang trọng vào bậc nhất ở thành phố này, nơi các đôi trai gái thường nắm tay nhau đi dạo mỗi tối hay các cụ ông, cụ bà vẫn ra tập Thái cực quyền vào các buổi sớm mai. Đã tới đây, du khách đừng quên chụp một tấm ảnh lưu niệm với sông Hoàng Phố và tháp truyền hình Đông Châu làm nền. Nếu có điều kiện, hãy thử chuyến du ngoạn dọc sông Hoàng Phố trên con tàu du lịch sang trọng Oriental International khởi hành hàng ngày để thưởng ngoạn những phong cảnh tuyệt vời ở hai bên bờ sông, nghe hai cây cầu treo Nam Phố và Dương Phố uốn mình chơi những bản nhạc của thiên nhiên. Thả bộ ở Bến Thượng Hải, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những dinh thự nguy nga tráng lệ xây cất theo phong cách tân cổ điển, ghé thăm khách sạn Hòa Bình, một sự kết hợp hài hòa giữa phong cách tân cổ điển và hiện đại (xây dựng năm 1926), Nhà băng Trung Hoa (Bank of China), một tòa nhà phương Tây mang nhiều dáng dấp Trung Hoa hơn bất kỳ tòa nhà nào khác trên đất Thượng Hải. Ngoài ra, còn có tòa nhà của Ngân hàng Hong Kong - Thượng Hải, công viên Hoàng Phố (Theo Tư Vấn & Tiêu Dùng) Thượng Hải - tương lai của Trung Hoa hiện đại (phần 2) Chùa Ngọc Phật là ngôi chùa lớn, nổi tiếng nhất Thượng Hải, nằm ở phía tây thành phố. Năm 1882, Huệ Căn Đại sư ở Phổ Đà sơn sang Ấn Độ lễ Phật tích, đi ngang qua Myanmar được cư sĩ Trần Quân Phổ và Quốc vương xứ này giúp đỡ quyên được năm tượng Phật bằng ngọc trắng. Khi chở về đến Thượng Hải lại thiếu phương tiện vận chuyển tất cả ra Phổ Đà sơn (thuộc quần đảo Chu Sơn). Theo lời đề nghị của một cư sĩ, họ để lại hai pho tượng lớn rồi tạm cất mao xá thờ, còn ba pho tượng nhỏ thì thỉnh ra Phổ Đà sơn. Năm 1898, Huệ Căn đại sư xây chùa rộng 33 mẫu với 72 gian. Vào năm 1918, chùa bị cháy, sau đó được xây dựng lại mới lấy tên là chùa Ngọc Phật. Chùa gồm có Di Lặc điện, Đại Hùng Bảo điện, Ngọc Phật lầu, Ngọa Phật đường, Quan Âm đường, Phương Trượng thất Điện thứ một ở trên lầu Ngọc Phật cất bằng gỗ, đen bóng, chính điện không lớn, trần chạm trổ công phu. Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc trắng, khắc từ một khối cẩm thạch, có nạm kim cương và đá quý ở sâu bên trong, ngồi nhập định, cao 1,9 m, rộng 1,3 m. Ngôi điện thứ hai tên Ngọa Phật đường, nằm về hướng tây bày tượng Đức Phật Thích ca nằm trong tư thế nhập diệt bằng cẩm thạch trắng dài 96 cm và 18 vị La Hán. Rời chùa Ngọc Phật, du khách sẽ tới khu vườn hoa Thượng Hải. Hẳn ai cũng sẽ cảm thấy như mình đang lạc vào thế giới xa xưa vì cả khu phố vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn nét kiến trúc cổ Một ngôi chùa ở Thượng Hải. [...]... Mấy thế kỷ trôi qua, một số tảng đá trên tường biên giới bị lấy trộm mất Ở các địa phương khác, vì sử dụng thuốc nổ mà tường bị phá hoại Khoảng thế kỷ 18, một đoạn dài tường biên giới Hadrian bị san phẳng làm đường Dù cho như vậy, tường biên giới Hadrian đến nay vẫn kéo dài trên đỉnh núi cheo leo hiểm trở, trở thành một trong những danh thắng hùng vĩ nhất Great Britain (Theo sách 100 kỳ quan thế giới) ... kinh tế của các nước quanh sa mạc phát triển như Lybia, Algeria đã trở thành những quốc gia dầu lửa và khí đốt chủ yếu của thế giới Niger là nước sản xuất uranium nổi tiếng thế giới Do khai thác khoáng sản, trong sa mạc rộng lớn đã xuất hiện mạng lưới đường bộ, hàng không và các điểm dân cư mới làm cho bộ mặt Sahara có nhiều thay đổi lớn (Theo sách Những nền văn minh thế giới) Titicaca - hồ nước trên... viên quốc gia và trở thành nơi nghỉ đông chống rét Trên thế giới còn có các thung lũng chết Eluos (Italy), Nicaeaguaqua (Ấn Độ) nhưng quy mô của chúng khó so sánh với Thung lũng Chết của Mỹ Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, câu đố về Thung lũng Chết đang chờ ngày được giải đáp (Theo sách Những nền văn minh thế giới) Tường biên giới Hadrian ở Anh Một bình phong khổng lồ kéo dài trên... họ mang về nhiều thứ quý giá như vàng, hương liệu tơ lụa từ Ấn Độ về Bồ Đào Nha Việc phát hiện ra con đường mới vòng qua mũi Hảo vọng, kể cả việc phát hiện ra đại lục châu Mỹ của Colombo năm 1492 và lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới của Magienlăng cùng một số nhà đồng hành của ông vào 1519-1522, lịch sử gọi là Những phát kiến địa lý Điều này không chỉ mở rộng được tầm nhìn địa lý của người châu Âu,... của cô gái (Theo sách Những nền văn minh thế giới) Rượt bò và bị bò rượt ở Pamplona Có người cho rằng, trò chơi máu me - đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha - là một phần không thể thiếu được của văn hóa bản địa Đối với những kẻ khác thì đây chỉ là một cách hành hạ tàn bạo thú vật Thế giới biết tới lễ hội thả bò ra để rượt đuổi ở Pamplona từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước, khi Ernest Hemingway đưa... văn nghệ sĩ phóng đãng không gò bó Giáo đường Thánh Tâm vẫn là đỉnh cao vinh dự của Montmartre ngày nay (Theo sách 100 kỳ quan thế giới) Châu Trang - thành Venice phương Đông "Thượng giới có thiên đàng, hạ giới có Tô Châu, giữa có Châu Trang", người Trung Hoa luôn tự hào như thế Với những nét đẹp độc đáo được trân trọng bảo tồn nguyên vẹn của một thành - phố - nước cổ kính bậc nhất phía nam sông Dương... quân đội Tường biên giới ngoài thành lũy, lầu tháp và đồn trại còn có đường đi, căn cứ cấp dưỡng và công sự Người ở khoảng giữa hai gò đất vững chãi có thể nhìn thấy rãnh hào Vanlem đáy bằng Nó song song với tường biên giới vươn dài về phía Nam Dọc theo đường thông quân sự này, một con đường nhỏ giữa khoảng tường biên giới và rãnh hào Vanlem, cũng có thể đi được Phía Nam tường biên giới Hadrian bên đường... nhưng nơi đây lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng borac và muối Bắt đầu từ năm 1880, ngành khai thác khoáng sản ở đây đã rất phát triển Những người tới đây khai thác chịu rất nhiều gian khổ Đến những năm 80 của thế kỷ 19, người ta bắt đầu khám phá ra mỏ đồng, vàng, bạc, nhôm ở vùng phụ cận Nhiều thành phố và thị trấn khai khoáng được xây dựng Nhưng cùng với sự cạn kiệt của khoáng sản,... lục Đảo Madagascar từ sau khi tách rời đại lục cổ Tonwana đã rơi vào tình trạng cách ly với thế giới trong một thời gian dài Sự tiến hoá của sinh vật đi theo con đường phát triển độc lập, làm sinh sôi nhiều loài chim quý, thú lạ, kỳ hoa dị thảo đã tuyệt chủng rất sớm ở nhiều nơi nhưng lại được bảo tồn nơi đây Vì thế, tiểu lục địa trên Ấn Độ Dương lại có thêm biệt hiệu là hòn đảo của những hoá thạch sống... lưu thông trở lại, nơi đây vẫn là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới Hàng năm, khoảng 40.000 tàu bè qua lại mũi Hảo vọng, trong đó, một nửa là tàu nhập khẩu xăng dầu Tây Âu, 1/4 là tàu của Mỹ Tuyến đường vòng qua Cape Hope tuy quan trọng, nhưng vùng biển cạnh nó vẫn là nơi nguy hiểm có tiếng trên thế giới Tàu thuyền chỉ cần sơ ý để cột buồm nghiêng hay lạc mái chèo thì nguy hiểm . Khám phá thế giới Geneve - hoa viên của thế giới Chỉ cần mở rộng cửa sổ ta có thể thấy đỉnh núi Alps ngay trước mắt, hồ. rất nhiều ngoại tệ và khiến Geneve trở thành thánh địa du lịch nổi tiếng của thế giới. Geneve còn nổi tiếng vì tính thế giới của nó. Trong một thời gian dài trở lại đây, Thuỵ Sĩ luôn theo chính. khác nhau như Đức, Pháp, Italy. Geneve thuộc khu vực Pháp ngữ nên mang đậm phong cách lãng mạn của nước Pháp. Công viên Geneve là một công viên điển hình mang phong cách Pháp. Nơi đâu trên

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:00