Hồ đẹp nhất Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khám phá thế giới (Phần 1) (Trang 68 - 109)

Tạp chí Khoa học địa lý quốc gia Trung Quốc vừa bình chọn 5 hồ đẹp nhất tại nước này. Những hồ này bao gồm: hồ Thanh Hải ở phía tây tỉnh Thanh Hải, Kanas ở phía tây khu vực

Tân Cương, hồ Namtso thuộc Tây Tạng, Thượng Đế thuộc phía bắc tỉnh Cát Lâm, và Hồ Tây thuộc phía đông tỉnh Triết Giang.

Những hồ đẹp nhất này được bình chọn trên tiêu chí về thiên nhiên, vẻ đẹp, sạch, sự đa dạng các loài và cả tính độc đáo về văn hóa.

hồ Thanh Hải đảo chim

Diện tích 4.583 km2, cao 3.266 m so với mặt nước biển, hồ Thanh Hải còn được gọi là "Koko Nor" ở Mông Cổ và là "Tso Ngonpo" ở Tây Tạng, là hồ rộng nhất ở Trung Quốc. Điểm đặc biệt nhất của Hồ Thanh Hải là đảo chim rộng hơn 1.000 m2 là nơi chim di trú tââp trung nhiều nhất vào mùa xuân và mùa hè, với cả trăm loài.

Tiếng kêu líu lo của hàng nghìn con chim với nhiều loài khác nhau như ngỗng, mòng biển, loài chim nhỏ sống ở các sông, chim cốc, én làm cho hòn đảo rộn rã suốt ngày.

Hồ Kanas

Hồ Kanas nhìn trên cao Dưới những lớp mây dày, hồcó màu xanh và màu xám

Diện tích rộng 44,78 km2, cao 1.340 m so với mặt nước biển. Hồ được mô tả giống như "bảng màu của thượng đế" vì màu sắc của nó rất đa dạng. Khi nước trong veo, bạn có thể nhìn thấy màu xanh dương và xanh lục, ở dưới những đám mây mỏng, hồ Kanas có màu hồng nhưng khi mây phủ đầy nó lại có màu xanh và màu xám.

Đây là hồ nước sạch sâu nhất Trung Quốc (184 m tại một điểm). Hồ được hình thành cách đây 200.000 năm, là nhà của 798 loài thực vật và 117 loại chim. Sống giữa khung cảnh xinh đẹp này là hơn 1.400 người dân tộc thiểu số Tuva, tổ tiên của họ đến từ Siberia cách đây hơn 1.000 năm. Rừng Taiga của Siberia kéo dài đến vùng Kanas, là vùng duy nhất có có động vật hoang dã của châu Âu - Siberia.

Diện tích 1.961,5 km2, cao 4,720m so với mực nước biển. Hồ Namtso được coi như 1 trong 3 hồ thiêng liêng nhất của đạo Phật ở Tây Tạng. Hồ cũng là một điểm hành hương cho những tín đồ Phật giáo. Nằm bên cạnh đỉnh núi có tuyết phủ Nyainqentanglha, là hồ nước mặn cao nhất so với mực nước biển ở Trung Quốc và thế giới, chính vì vậy đã tránh được tình trạng ô nhiễm từ nền văn minh công nghiệp.

Động vật hoang dã tự nhiên như các loài thú, chim và cá rất đa dạng, nhất là vào mùa hè. Tháng 10 hồ đóng băng và vào khoảng tháng 5, băng tan tạo ra những âm thanh như tiếng sấm.

Hồ Thượng Đế

Có diện tích 9,82 km2, cao 2,150 m so với mặt nước biển. Hồ chính là miệng của một ngọn núi lửa cách đây 2 triệu năm, là chóp của đỉnh Trường Bạch, cũng là hồ tạo thành từ miệng núi lửa rộng nhất ở Trung Quốc.

Núi Trường Bạch là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất, là nhà của hàng hàng trăm loài động vật và thực vật. Đây cũng là một trong vài khu rừng rậm còn lại của TQ, tạo ra môi trường sống cho loài cọp đặc biệt quí hiếm Manchurian. Khách du lịch chỉ có thể đến đây vào những tháng hè, và vào mùa đông khu vực này hoàn toàn bị cắt đứt với bên ngoài.

Diện tích 6,5 km2. Hồ Tây nằm tại trung tâm của thành phố Hàng Châu Marco Polo đã mô tả như một thành phố làm say mê con người nhất thế giới.

Hồ Tây còn được biết đến với những cây cầu, những nhà thủy tạ thanh nhã, bao quanh nó là những ngọn đồi. Nhiều thế kỷ qua, Hồ Tây vẫn là cảm hứng sáng tạo cho rất nhiều nhà thơ và họa sĩ. Tô Thức, nhà thơ thời Tống đã so sánh vẻ quyến rũ phong cảnh hồ này với vẻ đẹp của nàng Tây Thi.

(Theo Tuổi Trẻ)

Thung lũng Colorado - kiệt tác của thế giới

Thung lũng Colorado được tạo nên bởi dòng chảy mãnh liệt của sông Colorado. Theo tiếng Tây Ban Nha, Colorado có nghĩa là màu đỏ sẫm, và dòng sông Colorado luôn mang màu đỏ này bởi lượng lớn phù sa. Với những đặc điểm riêng, thung lũng Colorado được

xem là thiên đường hạ giới.

Thượng lưu sông Colorado bắt nguồn từ núi Luoji, nước tương đối nhiều, lại thêm lượng nước tan ra từ băng tuyết đổ vào nên càng thêm phong phú. Dòng sông đổ xuống như một chú ngựa hoang không cương, khi thì xuyên qua các khe, lúc thì chảy đổi dòng tạo ra 19 khe. Khi dòng chảy cao nguyên Colorado ngày một tăng lên, đổ xuống rất mạnh, làm nên một kỳ quan giữa hai khe núi vách dựng, có độ dài lớn nhất thế giới được mệnh danh là đệ nhất thung lũng.

Phần lớn khe chảy theo hướng Đông Tây, Đông chảy vào sông Colorado, Tây đến gần biên giới Nevada, gần vực Ghelande Wasken. Hình dạng không tuân theo quy luật nào, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. Nếu cưỡi lừa men theo con đường nhỏ thì phải mất 3 giờ đồng hồ mới đến nơi thấp nhất của khe.

Thung lũng Colorado.

Cảnh sắc kỳ diệu của khe núi có một không hai. Do dòng nước xói mòn, địa tầng có cấu tạo cứng, mềm khác nhau làm cho cả vùng rộng lớn bị sụp lở, có nơi chỉ còn lại vết tích vài chỗ nứt nẻ, có nơi bằng phẳng như dùng dao sắn xuống, có nơi ghồ ghề như lưỡi cưa, thung lũng dài vô tận, đa dạng đủ kiểu. Người dân căn cứ vào hình dáng đặc trưng mà đặt tên theo thần thoại như miếu thần Deanna, chùa Brahaman, điện thần Abolou... Mặt cắt của khe núi tầng tầng lớp lớp giống như hình dáng uốn lượn của hàng nghìn quyển sách. Nhìn lên, dọc theo vách núi lộ ra những dấu tích từ thời Hàn vô kỷ đến thời Tân sinh, được gọi là "sách giáo khoa sống của địa chất học". Du khách tới đây không ngớt lời khen ngợi sự điêu khắc tinh tế của thiên nhiên. Sự tráng lệ của nó không chỉ ở những đỉnh núi cheo leo, những cột đá muôn hình vạn trạng mà màu sắc của nó cũng vô cùng huyền ảo.

Đá ở hai bên vách mang khoáng chất khác nhau, nên dưới ánh nắng mặt trời, nó tạo ra những màu sắc khác nhau. Chỗ có màu đỏ tươi, chỗ màu đen bóng, mảng này màu xám tro, mảng kia màu đen bóng... khiến khe vách giống như một bức tranh màu, đẹp không tả xiết. Màu sắc của thung lũng có thể thay đổi theo thời tiết, tạo nên sự huyền bí chỉ nơi đây mới có. Trong những ngày trời âm u, thung lũng lớn này dường như được bao phủ một màn sương tím. Khi ánh bình minh ló dạng hoặc hoàng hôn chiếu xuống, núi sông như được nhuộm thành màu đỏ cam. Khí hậu thung lũng thay đổi thất thường, khi ánh nắng chiếu thẳng xuống, lúc lại mưa gió bão bùng... khiến phong cảnh nơi đây biến hóa khôn lường.

Hai bờ Nam, Bắc tuy chỉ khác nhau một con sông rộng nhưng khí hậu rất khắc nghiệt. Đại bộ phận bờ Nam chỉ cách mực nước biển 2.000 m, nhưng bờ Bắc cao hơn bờ Nam 600 m, lượng mưa bình quân hàng năm ở bờ Nam khoảng 400 mm, khí hậu bờ Bắc lạnh hơn bờ Nam, mùa đông tuyết rơi nhiều, nai sống thành từng đàn. Trong thung lũng, các động thực vật hoang dã rất phong phú với hơn 200 loài chim. Trong thung lũng cây cối mọc um tùm nhiều loại hoa dại. Trại chăn nuôi Patun dưới thung lũng và ngọn San Francisco cách nhau 90 km, cao 3.500 km, quang cảnh rõ nét và tuyệt đẹp.

Năm 1903, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đến tham quan thung lũng phải thốt lên: "Thung lũng khiến tôi vô cùng cảm phục, khó có thể so sánh và hình dung trên thế gian rộng lớn này lại hiện diện nơi có một không hai này". Theo truyền thuyết, thung lũng lớn này do lũ lụt tạo nên. Lúc ấy, thượng đế vì muốn cứu nhân loại nên biến con người thành cá. Cũng vì lý do đó mà người Indian cho tới giờ vẫn không ăn cá tươi.

Năm 1869, thiếu tá pháo binh Mỹ Paolo thống lĩnh một đội viễn chinh đáp tàu từ sông Colorado đến thắng đáy thung lũng. Ông mang những gì được chứng kiến ở Colorado viết thành quyển Du ký, tuyên truyền rộng rãi và được cả nước biết đến. Năm 1911, Mỹ thành lập khu bảo vệ quốc gia Colorado. Năm 1919, quốc hội Mỹ thông qua pháp lệnh, chia đoạn sâu nhất của thung lũng dài khoảng 170 km thành thung lũng lớn công viên quốc gia. Nay công viên được liệt vào một trong những khu bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ bởi tổ chức Văn khoa giám Liên hợp quốc tuyển chọn.

Hằng năm có tới hơn 3 triệu lượt khách tới tham quan thung lũng xinh đẹp Colorado. Du khách có thể nhìn ngắm cảnh thung lũng tráng lệ từ trên máy bay, hoặc ngồi trên tàu thả mình trôi trên dòng Colorado, thưởng thức phong cảnh tự nhiên của hai vách thung lũng.

(Theo Những nền văn minh thế giới) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáng sinh Miền nhiệt đới tại Singapore

Từ nay đến ngày 2/1/2006, Singapore sẽ tổ chức Lễ hội Giáng sinh Miền nhiệt đới với quy mô hoành tráng nhất. Quốc đảo sư tử được trang hoàng bằng những ánh đèn sáng lung linh, hàng loạt các hoạt động vui chơi, giải trí diễn ra khắp nơi.

Trong suốt 2 tháng, những con phố chính của Singapore được thay đổi diện mạo, trở thành chốn thần tiên quyến rũ với những ánh đèn lung linh huyền ảo, sắc màu rực rỡ của bộ dàn đèn dài nhất và rực rỡ nhất, nối dài liên tiếp từ Tanglin Road, Scotts Road, Orchard Road tới khu vực vịnh Marina. Toàn bộ khu vực vịnh Marina sẽ được biến thành một biển màu xanh trắng với muôn ngàn sao lấp lánh, lung linh hòa quyện trong chủ đề "Xứ sở mùa đông: Mơ về Giáng sinh ngập tràn tuyết trắng".

Một trong những điểm nhấn của Hội Hoa đăng Giáng sinh năm nay là 6 con chim họa mi nhảy ra và ca hát từ các hộp quà Giáng sinh được đặt tại Scotts Junction. Lần đầu tiên, sẽ có những ki-ốt nhạc đặt dọc hai bên đường Orchard, khách bộ hành sẽ vừa đắm mình trong những thanh âm của các bài hát mừng Noel vừa chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp trang trí trên đường. Một điểm nhấn nữa là 4 chú bé đánh trống tại Heeren Junction sẽ đánh trống hòa theo những bài hát và điệu nhạc Giáng sinh quen thuộc.

Những bữa tiệc giao thừa, đại nhạc hội, triển lãm nghệ thuật, cùng với các chương trình đặc biệt tại các danh lam thắng cảnh của Singapore đem lại một không khí sôi động trên tòan quốc. Dịp

Những con phố rực rỡ ánh dèn trong mùa Giáng Sinh.

này cũng là thời điểm thích hợp để mua sắm bởi hàng loạt chương trình khuyến mại được mở ra. Với 56 sự kiện văn hóa xã hội liên tiếp được tổ chức, Giáng sinh Miền nhiệt đới đem lại cho người dân Singapore và khách du lịch những giây phút hứng khởi và khó quên.

Tổng cục Du lịch Singapore (STB) cho biết, từ ngày 12/11 đến 2/1/2006 (trừ đêm Giáng sinh và giao thừa năm mới), bất kể du khách nào đến Singapore cũng có thể ”bắt” một chú Hippo và thưởng ngoạn chuyến du hành miễn phí trên chiếc xe buýt mui trần ngắm hoa đăng trong 30 phút dọc theo đường Orchard. Ngoài ra, du khách đến Singapore có thể sử dụng dịch vụ CityBuzz miễn phí khi du hành trong thành phố chiêm ngưỡng những phong cảnh độc đáo của thành phố Singapore.

Với mùa lễ hội này Singapore hy vọng sẽ thu hút được nhiều du khách. Trong dịp lễ hội năm ngoái, các tháng 11 và 12 đã có gần 1,6 triệu khách du lich đến với Singapore, tăng 17% so với 1,3 triệu lượt khách của mùa Giáng sinh 2003.

Trịnh Vũ

Jindo - hòn đảo hát

Cư dân tại Jindo, hòn đảo nằm ở tận cùng phía tây nam Hàn Quốc, đã làm dịu đi nỗi đơn độc vì bị bao quanh bởi biển xanh sâu thăm thẳm của mình bằng việc cất lên tiếng hát vui

tươi đặc sắc.

Các tỉnh miền Nam Hàn Quốc từ lâu đã nổi tiếng là nơi giàu bản sắc văn hóa và tiêu biểu trong số đó là Jindo, quê hương của rất nhiều bài hát và giai điệu ngợi ca cuộc sống của con người nơi đây. Chính tại hòn đảo đơn độc, bị ngăn cách với đất liền này, nhiều bài hát đã ra đời và được truyền đến ngày nay.

Năm 1984, cầu Jindo được xây dựng, nối liền đảo Jindo với đất liền. Trên thực tế, khoảng cách giữa bán đảo Haenam và đảo Jindo chỉ là 294 m, nhưng chính eo biển nhỏ, hẹp có tên

Wooldolmok, có nghĩa là “Cổ họng” đó đã cô lập Jindo trong suốt cả một thời gian dài.

Eo biển Wooldolmok là nơi không ai đến gần được vì dòng nước chảy xiết. Đặc biệt, vào những ngày rằm, khi thủy triều biến động dữ dội nhất, tốc độ dòng chảy lên tới 13 hải lý một giờ, nơi đây đã trở thành một tuyến phòng ngự quan trọng trong lịch sử Hàn Quốc.

Tại nơi này, Hậu Paekje đã kháng cự đến cùng chống lại quân Goryeo do Wanggeon lãnh đạo. Cuối thế kỷ 13, đội quân đặc biệt của Goryeo đã chiến đấu chống lại quân Nguyên Mông cũng tại nơi này. Năm 1597, với 13 chiến thuyền tướng quân Lee Sun Shin đã tiêu diệt hơn 300 chiến

thuyền của quân Nhật, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nhật. Tất cả đều đã lợi dụng dòng thủy triều của Jindo như một tấm lá chắn và quyết chiến với quân địch.

Cuộc chiến kết thúc và cái còn lại ở Jindo chỉ là những vết thương.

Rất nhiều đàn ông đã hy sinh trong các cuộc chiến đấu, bỏ lại những người đàn bà đơn côi. Những người phụ nữ Jindo trải qua nỗi đau phải tự tay chôn cất chồng mình. Cuộc sống của họ thật đau thương và đầy gian khổ. Trái tim quặn thắt những niềm đau, nhưng những người phụ nữ Jindo đã vượt qua nỗi đau đó bằng một phương pháp đặc biệt.

Những giai điệu Arirang rộn ràng phát ra từ sân khấu cuộc thi tại Lễ hội Arirang Jindo 2005. Lễ hội này được tổ chức hằng năm, nhằm giới thiệu những giai điệu của Jindo đến với cả nước. Năm nay, một sự kiện đặc biệt được tổ chức để người dân Jindo trực tiếp tham gia và thể hiện khả năng hát Arirang của mình. Những người phụ nữ đã trở thành nhân vật chính của cuộc thi diễn ra hôm mùng 4 vừa qua.

Jindo Arirang là bài hát mà bất cứ người phụ nữ Jindo nào cũng hát rất hay. Giai điệu tươi vui của bài hát làm cho người nghe như muốn nhảy múa theo, nhưng phụ nữ Jindo hát Arirang để hóa giải những niềm đau và nỗi buồn trong trái tim họ.

Phụ nữ Jindo hát Arirang để biến nỗi buồn trong cuộc sống thành niềm vui. Có đúng là họ đã được tiếp thêm sức mạnh qua những bài hát?

Bà Yi Man Shim ra đồng từ sớm tinh mơ và làm việc cho đến tận trưa. Những cánh đồng màu mỡ của Jindo đã mang lại công việc quanh năm cho phụ nữ ở đây. Vừa làm việc đồng áng, vừa phải lo việc nhà, không có lúc nào được duỗi thẳng lưng. Chính khi đó, làn điệu Arirang được cất lên một cách rất tự nhiên.

Đối với bà Yi Man Shim, sự vất vả của cuộc sống đã được hóa giải bằng bài hát Arirang. Bắt đầu là sự than thân trách phận, nhưng cùng với những lời ca, nỗi buồn chất chứa trong lòng cũng dần tan biến. Vì vậy, người dân Jindo thường nói: “Một bài hát giúp họ thu hoạch được 3 đấu gạo”. Qua lời ca, họ biến những nỗi buồn thành niềm vui. Họ hát giữa bữa ăn, hát khi đang chiến đấu và hát cả vào giờ phút khi cái chết gần kề. Đó là lý do tại sao Jindo là nơi đã sản sinh ra nhiều di sản văn hóa phi vật thể như vậy.

Namdo Deulnorae (Bài ca của người nông dân Namdo) được những người nông dân Jindo hát

khi làm đồng. Ganggang Sullae được hát bởi những người phụ nữ khi nhảy múa vòng tròn dưới ánh trăng. Ssitgimgut (Nghi thức Pháp sư) được hát để cầu nguyện cho một vong hồn được yên nghỉ ở thế giới bên kia... Tất cả đều là các di sản văn hóa phi vật thể quan trọng được ra đời ở

Một phần của tài liệu Khám phá thế giới (Phần 1) (Trang 68 - 109)