Mạng lưới đầu tư và thương mại toàn cầu Một chương trình kinh doanh điện tử nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát đạt trong một nền kinh tế toàn cầu theo khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới Tác giả: Ngài Miguel Pardo de Zela Tham tán Thương mại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà nội Diễn đàn doanh nghiệp điện tử 2007 Ngày 17 tháng 1 năm 2007 1 Hôm nay chúng tôi gặp mặt nơi đây để chia sẻ ý tưởng về thương mại điện tử, và khi có thể, cùng theo đuổi những ý tưởng hứa hẹn nhất trong việc trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (“DNVVN”) của Việt nam có thể làm ăn phát đạt trong một nền kinh tế toàn cầu theo khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”). Tôi hy vọng quý vị sẽ thấy hệ thống quản lý đầu tư và thương mại toàn cầu (“GTIM”) là một ý tưởng đáng giá để dành thời gian tới dự và ủng hộ. Lời giới thiệu: Việt nam đã chính thức gia nhập WTO vào tháng này. Đây cũng là thời gian bản thân WTO đang trong vòng đàm phán tự do hóa các quy định đầu tư và thương mại thế giới là vòng đàm phán Doha. Dù điều gì sẽ trở thành các nguyên tắc cuối cùng, những cuộc thảo luận này cho thấy một xu hướng khá rõ: các rào cản đầu tư và thương mại sẽ tiếp tục giảm, trong một số trường hợp sẽ bị rỡ bỏ. Khi đó, sẽ trở thành một môi trường hoạt động tự do hơn bao giờ hết, và tất cả các doanh nghiệp ở mọi nơi, chắc chắn là bao gồm cả các doanh nghiệp ở Việt nam, sẽ phải có tính cạnh tranh càng cao càng tốt để hưởng lợi từ việc gia nhập WTO. Trong năm nay sẽ có nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn… nhắm tới chủ đề những thách thức và cơ hội gia nhập WTO dành cho các DNVVN của Việt nam. Tôi lấy làm vinh hạnh là một trong những diễn giả đầu tiên; thực sự, vinh hạnh hơn vì có trực tiếp liên quan tới chủ đề nhiều lúc thu hút sự chú ý của tôi: nếu động lực của sự tăng trưởng kinh tế ở tất cả các nước, đã và đang phát triển, là cộng đồng DNVVN, thì quý vị đã trợ giúp thế nào để họ có thể khai thác hết tiềm năng của mình. Câu hỏi này khá hay với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam nơi có thêm thách thức của việc chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường… ở đó vai trò của các DNVVN là hoàn toàn mới. Tổng quan: Hôm nay tôi vui lòng công bố lần đầu tiên một “giải pháp” thương mại điện tử cùng phát triển trong suốt hai năm qua tại Việt nam bởi các nhà tư vấn quản lý tư nhân, các trung tâm phát triển phần mềm, và phòng Thương mại của Đại sứ quán Hoa Kỳ mà chúng tôi hy vọng sẽ giúp các DNVVN thành đạt trong một nền kinh tế toàn cầu hóa theo khuôn khổ của WTO. Nhân thể, với thuật ngữ “toàn cầu hóa” tôi muốn nói rằng gần như mọi thứ sản xuất ở bất cứ nước nào trên thế giới ngày nay đều được lắp ráp từ những bộ phận khác nhau sản xuất tại một số nước khác nhau mà mỗi nước đều là nơi sản xuất có chi phí hiệu quả cho bộ phận đó. Tại Việt Nam, quý vị chỉ cần nhìn vào bất cứ doanh nghiệp nào trong hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động tại quý quốc là có thể nhanh chóng hiểu nghĩa của một nền kinh tế thế giới “toàn cầu hóa”. Những gì tôi sẽ làm ngày hôm này là mô tả sơ bộ “giải pháp” và … quan trọng là… một số nguyên tắc chúng tôi quyết định áp dụng khi chúng tôi phát triển nó… những nguyên tắc chúng tôi tin là sẽ làm cho nó bền vững với thời gian. Chúng tôi gọi đó là “giải pháp” Hệ thống Quản lý Đầu tư và Thương mại Toàn cầu (“GTIM”). Về căn bản, đó là một hệ thống quản lý tri thức cho phép các DNVVN của Việt Nam tham gia một nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa bằng cách: 2 1) phát triển năng lực qua bốn lĩnh vực quản lý kinh doanh cốt lõi; 2) cung cấp một nền tảng ứng dụng web mà nơi đó năng lực có thể được ứng dụng có lợi nhuận cho các giao dịch kinh doanh thực sự. Vậy, làm thế nào để xác định những mục tiêu của “Hệ thống GTIM”? Trước hết, chúng tôi đã nghĩ qua việc quản lý đầu tư và thương mại quốc tế có ý nghĩa thế nào cho một DNVVN. Nói chuyện với những DNVVN ở một số quốc gia, đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, và xem xét những kiến thức học thuật và kinh doanh từ một lượng lớn nguồn thông tin… một ý tưởng căn bản được nêu lên: thành công của DNVVN trong một kiền kinh tế toàn cầu hóa đòi hỏi làm chủ bốn quy trình kinh doanh cốt lõi. Bất cứ điều gì cúng tôi có thể phát trển về hệ thống GTIM nên được xem xét từ góc độ này. Đó là nền tảng đầu tiên và trước hết của các nguyên tắc. Vậy, bốn quy trình kinh doanh cốt lõi chúng tôi xác định được là gì? Tôi kỳ vọng chúng sẽ không có gì ngạc nghiên với quý vị vì chung được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, không chỉ những doanh nghiệp mong muốn thành đạt trong đầu tư và thương mại quốc tế. Đó là: - thu thập thông tin thị trường; - tham gia vào xúc tiến thị trường; - xác định các mối liên hệ trên thị trường; và - hướng đến những giao dịch thành công… nghĩa là đầu tư và/hoặc bán hàng trực tiếp. Thường thì những quy trình này được quản lý theo trình tự được trình bày ở đây; chúng tuân theo “lô gíc” tiếp thị một sản phẩm hay dịch vụ. Thực hiện ý tưởng: Sau khi bốn quy trình kinh doanh cốt lõi được xác định, việc tiếp theo chúng tôi phải làm là định nghĩa cụ thể về chúng. Một phác thảo được phát triển đưa ra ba mức cụ thể và sau đó mỗi mức chỉ ra mức độ của nó. Cuối cùng điều này cũng đã cho kết quả trong cuốn sách “GTIM: Quản lý Đầu tư và Thương mại Toàn cầu”. Vì tác giả chính đã đúc rút từ các nguồn tại Hoa Kỳ nên nhiều định nghĩa và ví dụ ứng dụng đều lấy từ Hoa Kỳ. Tuy vậy, vì chúng được đặt trong ngữ cảnh của WTO, những ví dụ có khả năng ứng dụng rộng rãi với các quốc gia thành viên khác của WTO như Việt Nam. Phiên bản năm 2007 hiện nay được dịch ra tiếng Việt bởi Công ty TNHH Thành Hà, một công ty tư vấn tư nhân. Họ nắm bắt ý tưởng của hệ thống GTIM trước kia, cách đây gần hai năm, và tăng thêm giá trị của cuốn sách bằng việc biên dịch nó với sự hỗ trợ của Khoa Quốc tế của Trường Đại học Tổng hợp Hà nội. Với tinh thần này, chúng tôi kỳ vọng rằng với sự hỗ trợ của quý vị thì phiên bản năm 2008 sẽ tốt hơn cho viễn cảnh của Việt Nam. Phiên bản hiện tại được đăng ký bản quyền với Cơ quan đăng ký bản quyền của Chính phủ Việt Nam… và được miễn phí tái sử dụng cho bất cứ bên nào có quan tâm, chỉ cần có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả. Chúng tôi cũng làm như vậy cho phù hợp với nguyên tắc thứ hai chúng tôi 3 quyết định ứng dụng với hệ thống GTIM: cho phép sử dụng miễn phí sở hữu trí tuệ bất cứ khi nào có thể. Một khi chúng tôi đã xác định được những quy trình kinh doanh, chúng tôi sau đó chuyển sự chú ký sang việc làm thế nào để những kiến thức cơ bản đó được tích hợp vào một môi trường làm việc của các DNVVN. Rõ ràng vì bốn nguyên tắc dinh doanh cốt lõi của GTIM sẽ khá mới mẻ với các DNVVN của Việt Nam, nên một trong những lĩnh vực đầu tiên của hệ thống GTIM cần thiết nhấn mạnh là đào tạo. Và đồng thời vì bất cứ lý do tương tự nào Hệ thống cần thiết phải phát triển một bộ dịch vụ để hỗ trợ các DNVVN khi họ tham gia vào bốn quy trình quản lý này. Điều này dẫn đến nguyên tắc thứ ba: hệ thống GTIM: hệ thống này đưa ra các dịch vụ và khâu đào tạo liên quan đến từng quy trình trong số các quy trình quản lý cốt lõi này. Có nhiều chương trình chào một loại nhưng các chương trình khác có thể chào cả hai loại. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh: Những ai sẽ cung cấp các dịch vụ và đào tạo được chào bởi hệ thống GTIM? Hệ thống này, dù có phức tạp đến thế nào, thì cũng đơn giản chỉ là một hệ thống. Bản thân các bên thiết lập ra nó, và sẽ duy trì nó, sẽ không cung các dịch vụ và khâu đào tạo. Phần này sẽ dược các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp (“BSP”) như các hãng tư vấn quản lý, các hãng đào tạo chuyên nghiệp, các hãng kiểm toán, các nhà hoạch định tài chính, các bộ ngành của chính phủ, các quan chức phụ trách thương mại của các sứ quán, các nhà giáo, các hãng phát triển phần mềm, và các loại khác. Để thu hút sự tham gia của các BSPs, hệ thống GTIM sẽ trình bày với họ một phương châm kinh doanh đơn giản: bằng việc cung cấp các dịch vụ và khâu đào tạo thông qua hệ thống họ sẽ tìm được các khách hàng tiềm năng sẽ mang lại lợi nhuận cho họ. Bất cứ một BSP nào cũng được chào đón một cách bình đẳng miễn là những chào hàng của họ phù hợp với bốn nguyên tắc quản lý và họ kiểm soát được tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của hệ thống GTIM. Ba nguyên tắc mới là: 1) Các dịch vụ và khâu đào tạo sẽ được chào bởi các BSPs, không phải bởi bản thân hệ thống GTIM; 2) Các chào hàng của họ sẽ phải phù hợp với bốn quy trình quản lý; 3) bất cứ BSP nào cũng được chào hàng miễn là họ kiểm soát được các tiêu chuẩn chất lượng quy định bởi hệ thống GTIM. Các tiêu chuẩn phân thành hai loại. Một loại mô tả phần dịch vụ hoặc đào tạo được chào hàng và những gì được kỳ vọng như là một “thứ có thể chuyển giao” trong khuôn khổ thời hạn đã được xác định. Tiêu chuẩn thứ hai là tất cả các dịch vụ và phần đào tạo sẽ tuân theo điều kiện “đảm bảo sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng không hài lòng”. Hệ thống GTIM đã xác định được một bộ tối thiểu các dịch vụ và phần đào dạo mà các BSPs có thể lựa chọn để cung cấp. Chúng sẽ trở nên rõ ràng hơn khi chúng tôi chính thức khai trương trang web của hệ thống GTIM. Các kênh tiếp cận cho các DNVVN: Trang web GTIM và các trung câp dịch vụ kinh doanh Một khi các chào hàng của các BSP được thu xếp, việc tiếp theo hệ thống sẽ làm là xem xét làm thế nào để những người sử dụng cuối cùng là các DNVVN tiếp cận được với chúng. Hệ thống 4 này thiết kế hai kênh để phục vụ cho mục đích này: một trang web, thực sự là một cổng giao tiếp web, và các trung tâm dịch vụ kinh doanh. Trang web GTIM Trang web GTIM có hai thuộc tính thiết kế: tiếp cận với kiến thức cần thiết để hiểu bốn quy trình quản lý và các phương tiện để giao dịch kinh doanh dựa trên tri thức đó. Trang web này hiện đã hoàn thành và đang bắt đầu giai đoạn tải lên phần nội dung, chủ yếu là từ các BSPs cũng như từ các nguồn thông tin sẵn có. Đầu tháng tới sẽ có một buổi khai trương chính thức trang web GTIM tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, nơi mà nó được phát triển bởi các kỹ sư phần mềm của Trung tâm phần mềm Đà nẵng. Ngay sau đó, trang web sẽ được khai trương ở các trung tâm chính trên toàn quốc, bắt đầu là với Liên minh phần mềm thành phố HCM, cũng vào tuần đầu tháng 2. Các trung tâm dịch vụ kinh doanh Hệ thống GTIM được đặt ngay tại trang web có thể truy cập vào từ bất cứ nơi nào có một chiếc máy tính nối mạng Internet. Tuy nhiên, nhận thấy rằng không phải tất cả các DNVVN đều có những máy tính như vậy, nên hệ thống GTIM sẽ liên kết với một số Trung tâm Dịch vụ Kinh doanh (“BSC”). Đây là những địa điểm hiện hữu sẵn có các máy tính được kết nối với Internet, ví dục, các quán cà phê Internet có ở những nơi công cộng hay các trung tâm dịch vụ kinh doanh trong các khách sạn. Hệ thống GTIM sẽ làm việc với chủ của các địa điểm này để dịch vụ do hệ thống chào sẽ có thể tiếp cận được từ đó. Mức dịch vụ chào hàng sẽ xác định mức độ của trung tâm dịch vụ kinh doanh này với trung tâm khác. Hiện tại, hệ thống GTIM thấy có bốn mức cho các trung tâm dịch vụ kinh doanh: 1) Truy cập: cung cấp truy cập căn bản tới trang web của hệ thống GTIM thông qua các máy tính “trực tuyến/on-line”; 2) Hỗ trợ: tương tự như trên nhưng với một người đã qua đào tạo có khả năng hỗ trợ khách đến làm việc để có thể “định vị” thông qua cổng web của hệ thống GTIM và hiểu rõ hơn về tổng thể của hệ thống GTIM; 3) Đào tạo trực tuyến từ xa: Ở mức này, BSP cũng chào các dịch vụ đào tạo về bốn quy trình quản lý cốt lõi sử dụng các buổi phụ đạo về Internet, đào tạo từ xa, và các đơn nguyên đào tạo có sử dụng đĩa CD và/hoặc DVD; 4) Nôi/Thương mại điện tử: Đây là một cấp độ cao hơn “Đào tạo trực tuyến từ xa”, tại đây các DNVVN có thể tự học xa hơn “bốn quy trình cốt lõi” và thậm chỉ có lẽ có thể phát triển các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet. Trung tâm phần mềm Đà Nẵng cam kết thành lập một BSC mẫu ở cấp độ 4 tại địa điểm mới của mình sẽ được mở vào giữa tháng Ba. Theo tinh thần chung của hệ thống GTIM, cơ sở này sẽ hoạt động trên nguyên tắc phi lợi nhuận nhưng có thu phí ở mức được hỗ trợ. Các bước tiếp theo? “Giải pháp” cơ bản khi đó được đặt đúng chỗ. Một chiến lược nhằm tạo thành công cho một DNVVN trong một nền kinh kế toàn cầu hóa theo khung WTO được xác định cuốn sách về GTIM. Để giúp các DNVVN chuyển dịch thành công qua từng quy trình trong bốn quy tình quản lý cốt lõi, chúng tôi đã thu hút sự chú ý tới nhu cầu được đào tạo và cung ứng dịch vụ… và đề xuất ai sẽ ở vị trí cung ứng chúng: Các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh. Cuối cùng, chúng tôi 5 đã xác định làm thế nào hệ thống GTIM sẽ cung cấp hai kênh tiếp cận tới đào tạo và cung cấp dịch vụ: một trang web và các trung tâm dịch vụ kinh doanh. Hệ thống GTIM phát triển nhanh vào sâu rộng tới mức nào hoàn toàn phụ thuộc vào những người sử dụng nó. Chúng tôi cũng đã thảo luận về những lợi thế của hệ thống này với các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh cũng như các trung tâm dịch vụ kinh doanh, nhưng không nên quên cộng đồng quan tâm quan trọng nhất là các DNVVN, những người hưởng lợi cuối cùng của các dịch vụ và phần đào tạo được chào hàng qua hệ thống này. Hệ thống GTIM, sau đó, sẽ dành một vài tuần để tổ chức các hội nghị hội thảo với các BSPs và BSCs tiềm năng để giới thiệu cách thức tham gia tích cực vào hệ thống này. Trong khi đó, cổng web sẽ tiếp tục tải nội dung do các BSPs và các nguồn khác đóng góp. Khi tất cả các yếu tố này phát triển tới một điểm ở đó có cái gì đó đáng để “đưa ra”, các DNVVN sẽ được mời tham gia vào hệ thống này. Phương cách chủ động tiếp cận ra ngoài tới các DNVVN sẽ được tiến hành thông qua các hiệp hội kinh doanh như VCCI và gửi thư trực tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam. Để kết luận, chúng tôi đánh giá rất cao cơ hội được chia sẽ ý tưởng của chúng tôi với quý vị tại diễn đàn này và mong có cơ hội tương tự tại thành phố HCM vào ngày 24. Trang web GTIM sẽ được chính thức khai trương vào ngày 7 tháng 2 và loạt hội nghị hội thảo đầu tiên với các BSP sẽ tiến hành ngày sau đó vào ngày mùng 9 với Hiệp hội phần mềm thành phố HCM. Với sự giúp đỡ của quý vị, tôi hy vọng sẽ làm đầy thêm chương trình làm việc của mình với nhiều hội nghị hội thảo sau đó. Xin cảm ơn. 6 . Mạng lưới đầu tư và thương mại toàn cầu Một chương trình kinh doanh điện tử nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát đạt trong một nền kinh tế toàn cầu theo khuôn. trong một nền kinh tế toàn cầu theo khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”). Tôi hy vọng quý vị sẽ thấy hệ thống quản lý đầu tư và thương mại toàn cầu (“GTIM”) là một ý tư ng đáng giá để. Quản lý Đầu tư và Thương mại Toàn cầu (“GTIM”). Về căn bản, đó là một hệ thống quản lý tri thức cho phép các DNVVN của Việt Nam tham gia một nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa