1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nhân lực thương mại điện tử - Vẫn là bài toán khó ! pdf

3 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 103,19 KB

Nội dung

Nhân lực thương mại điện tử - Vẫn bài toán khó ! Các DN đã có sự chuẩn bị nhất định cho việc khai thác kênh xúc tiến bán hàng đầy tiềm năng qua TMĐT. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nhân sự phù hợp có kiến thức và các kỹ năng kinh doanh trực tuyến để có thể tiến hành giao dịch vẫn đang bài toán khó giải. “Trong khi ngày càng nhiều người mua tìm kiếm các sản phẩm mới và cơ hội giao thương với các nước Đông Nam Á, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng đang chủ động tìm kiếm cơ hội tiếp cận họ thông qua thương mại điện tử (TMĐT). Cùng với tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh với mức35% (số liệu tháng 1/2012), con số 200.000 thành viên Việt Nam con số khá ấn tượng so với nhiều quốc gia khác trên Alibaba.com”. Nhu cầu nguồn nhân lực cho TMĐT tại Việt Nam Theo thống kê của VietnamWorks.com, một trong những website việc làm phổ biến hiện nay, tăng trưởng nhu cầu tuyển dụng của ngành Internet/ Online Media trong 3 năm 2009-2011 đạt 2.043%. Đến tháng 5/2012, nhu cầu tuyển dụng của ngành này chiếm gần 4,9% trong tổng số nhu cầu trên VietnamWorks.com. Trong khi đó, tỉ lệ tuyển dụng trong các ngành nghề cơ bản như Bán hàng 17,5%, Marketing 12,5% và Kế toán/ Kiểm toán 7.8%. Như vậy, dù chỉ mới bắt đầu phát triển trong một vài năm trở lại đây nhưng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực TMĐT đang giữ một tỷ trọng không nhỏ trên thị trường tuyển dụng và đang có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, sau giai đoạn phát triển TMĐT 2006-2010, vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT vẫn đang một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ với kế hoạch phát triển mới 2011-2015 theo chiều sâu với những mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn. Theo đó, các sở công thương tại các tỉnh thành trên cả nước cũng đã đề ra kế hoạch 5 năm nhằm phát triển nguồn nhân lực TMĐT tại địa phương với nhiều hoạt động dành cho DN như: đầu trang thiết bị, phần mềm, tuyên truyền, đào tạo, tổ chức các chuyến tham quan học tập… Có thể nói, chính phủ đang có những chính sách và biện pháp phát triển nguồn nhân lực hữu hiệu nhằm chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của TMĐT tại Việt Nam. Bên cạnh những tín hiệu khả quan về nhu cầu thị trường, chính sách của chính phủ, nguồn lao động trẻ nhanh nhạy trong các lĩnh vực công nghệ thông tin cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT. Tuy nhiên, bài toán nguồn nhân lực vẫn đang tìm lời giải đáp cho các vấn đề về thực trạng đào tạo, kinh nghiệm và kỹ năng người lao động. Phát triển nhân lực cho TMĐT trong giao thương quốc tế: Khó vì sao? Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu vào tháng 5/2012, cả nước hiện có 468.300 DN đang hoạt động, với mục tiêu 80% DN có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của DN (Theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015) thì nếu mỗi DN cần ít nhất 1 kỹ thuật viên TMĐT, tổng số kỹ thuật viên cần có đến năm 2015 vào khoảng 374.640 người. Tuy nhiên, mức cung hiện nay lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường tuyển dụng. Theo PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Trường đại học Mở TP HCM: “Với tỷ lệ 2 trường mở chuyên ngành TMĐT, các trường khác chỉ dạy môn TMĐT trong hệ thống các môn học của ngành kinh tế khá khiêm tốn. Số lượng mà 2 trường có đào tạo chuyên về TMĐT trong cả nước chỉ có thể đáp ứng 0,1% nhu cầu”. Trong bối cảnh nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng lại chưa qua trường lớp đào tạo bài bản về kiến thức và kĩ năng hoạt động TMĐT, chất lượng nguồn nhân lực vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với nhà tuyển dụng. Một thực trạng hiện nay mặc dù DN sẵn sàng dành ngân sách cho một vị trí chuyên về TMĐT hay marketing trực tuyến quốc tế, nhưng vẫn khó khăn trong việc tìm được ứng viên phù hợp và phải chọn giải pháp tạm thời để các nhân sự hiện tại đảm nhiệm luôn các công việc này, điều này cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Nhân, Giám đốc điều hành công ty Nhân Minh, gắn liền với thương hiệu Qcoffee xuất khẩu và một thành viên tích cực trên sàn TMĐT Alibaba.com cũng chia sẻ về tiêu chí tuyển dụng nhân viên TMĐT quốc tế của DN: “Ứng viên không chỉ cần thông thạo về ngoại ngữ để thực hiện các thao tác giao dịch trực tuyến với các đối tác mà còn phải có hiểu biết về các thị trường tiềm năng và kinh nghiệm giao thương quốc tế. Bên cạnh đó, kiến thức về dịch vụ sau bán hàng cũng yếu tố không thể thiếu”.Có thể thấy tuy nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực TMĐT rất cấp thiết nhưng việc đảm bảo chất lượng nguồn lao động cũng vẫn được các nhà tuyển dụng ưu tiên đặt lên hàng đầu. . Nhân lực thương mại điện tử - Vẫn là bài toán khó ! Các DN đã có sự chuẩn bị nhất định cho việc khai. thông tin cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT. Tuy nhiên, bài toán nguồn nhân lực vẫn đang tìm lời

Ngày đăng: 15/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w