Thai kỳ và bệnh lý của gan, túi mật, tụy docx

13 514 0
Thai kỳ và bệnh lý của gan, túi mật, tụy docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thai kỳ và bệnh lý của gan, túi mật, tụy Thai kỳ tạo ra một số biến đổi đáng kể về triệu chứng thực thể cũng như về mặt xét nghiệm. Bác sĩ sẽ có những chẩn đoán để can thiệp y khoa kịp thời. Ứ mật trong gan: Hay gặp vàng da tái diễn trong thai kỳ. - Nguyên nhân: Do sự thay đổi các Oestrogen làm giảm khả năng hòa tan mật, làm chậm đào thải ở những phụ nữ nhạy cảm gây tắt mật. Acid mật tích tụ trong máu tăng gấp 10 – 100 lần gây tăng Bilirubin nhẹ. Cũng có thể là do yếu tố bẩm sinh di truyền. - Triệu chứng: + Ngứa trước khi vàng da, đôi khi chỉ có ngứa. Ngứa nhiều, toàn thân (chủ yếu ở thân mình, lòng bàn tay, lòng bàn chân), đặc biệt về đêm, thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ 3 (64%), ít thấy hơn trong tam cá nguyệt thứ 2 (26%). + Trong 65% các trường hợp, vàng da nhẹ xuất hiện sau đó trong vòng 2 – 22 tuần với phân bạc màu và nước tiểu sậm. + Vàng da hay ngứa thường tái phát ở những lần có thai sau hay sử dụng thuốc tránh thai. + Không sốt, tổng trạng vẫn thường. - Xét nghiệm:Bilirubin tăng nhẹ; Tăng acid mật trong nước tiểu và trong huyết thanh; Có Lipoprotein X đặc trưng của ứ mật; Phosphatase cao hơn thai bình thường; Men gan bình thường hay tăng nhẹ; AgHBs (-); Siêu âm gan và đường mật bình thường. - Tiên lượng: + Mẹ tốt, vàng da biến mất tự nhiên trong 1 – 2 tuần sau sinh. + Con nguy cơ sinh non tăng lên đến 20%; tử xuất chu sinh tăng lên với thừa số 5. - Điều trị: + Điều trị triệu chứng: dùng anti Histamin. Liệu pháp tốt nhất để điều trị triệu chứng là chất trao đổi amion. + Bổ sung các vitamin tan trong mỡ A, D, E, K. + Là thai kỳ nguy cơ cao cần phải theo dõi sức khỏe thai đều đặn. Bác sĩ thường chỉ định khởi phát chuyển dạ sau cuối tuần thứ 37, đặc biệt trong những trường hợp mẹ có triệu chứng nặng. Gan trong tiền sản giật – sản giật Gan bị ảnh hưởng nhiều trong tiền sản giật – sản giật. Rối loạn chức năng gan dường như có liên quan đến mức độ nặng của bệnh. - Nguyên nhân: Nằm trong bệnh cảnh chung của tiền sản giật – sản giật. - Triệu chứng: Sản phụ trong bệnh cảnh tiền sản giật – sản giật (phù, huyết áp cao, protein niệu (+)) có biểu hiện đau thượng vị hoặc đau hạ sườn phải. Có thể có những triệu chứng khác không đặc hiệu như mệt mỏi toàn thân, buồn nôn, nôn ói. - Nếu tiền sản giật xảy ra trước tuần thứ 28 thường diễn tiến nặng hơn là các rối loạn xảy ra sau tuổi thai này. - Xét nghiệm: SGOT, SGPT tăng; Bilirubin tăng; Giảm tiểu cầu; LDH tăng. - Biến chứng: + Xuất huyết trong bao, dưới bao đưa đến tụ máu gan hoặc gây vỡ gan gây tử vong. + Hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu đáng kể). - Nguy cơ đối với thai nhi nằm trong bệnh cảnh chung của tiền sản giật – sản giật (thai chậm phát triển trong tử cung, thiểu ối, sinh non…). - Điều trị: Khi có rối loạn chức năng gan phải chấm dứt thai kỳ. Viêm gan siêu vi Viêm gan siêu vi cấp được gây ra chủ yếu bởi các siêu vi hướng gan A, B, C, D, E và G có thể phân biệt về mặt huyết thanh học và siêu vi học. Viêm gan có thể gây ra bởi các siêu vi hướng gan thứ phát (Herpes simplex, Cytomegalovirus, Epstein-Barr) nhưng ít gặp hơn. Diễn tiến của các bệnh này không chịu ảnh hưởng của thai kỳ (ngoại trừ viêm gan siêu vi E). Tỷ lệ sinh non cao (16%) trong các trường hợp viêm gan siêu vi, đặc biệt nếu bệnh lý biểu hiện trong tam cá nguyệt thứ 3 (28%). - Triệu chứng: Có dấu hiệu tiền vàng da trước 1 – 2 tuần: đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn. Sau khi vàng da xuất hiện các triệu chứng trên giảm. - Xét nghiệm: Men gan tăng; Bilirubin trong máu tăng. Sự phục hồi hoàn toàn trong 1 – 2 tháng đối với viêm gan siêu vi A, B, C. * Viêm gan siêu vi A: Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh, thời gian ủ bệnh 2 – 7 tuần. Phần lớn các trường hợp không vàng da. Với thai phụ, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh tăng cao. Vì thế, thai phụ bị viêm gan phải nhập viện điều trị, có chế độ ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi. Cho đến khi ăn uống được, chức năng gan cải thiện hay tình trạng không xấu đi mới được xuất viện. * Viêm gan siêu vi B: Gặp nhiều ở châu Á, Phi, thường lây qua đường tình dục, máu và có nguy cơ bị viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan về sau. - Viêm gan siêu vi B và thai kỳ: Thai kỳ không làm thay đổi diễn tiến của bệnh, đồng thời có nguy cơ lây truyền sang con khi sinh (nếu mẹ có HbsAg (+) và tăng nguy cơ khi có cả HbeAg (+)). 85% trẻ trở thành người lành mang virus mạn tính. * Viêm gan siêu vi C: Lây truyền chủ yếu qua đường máu, ngoài ra cũng có thể qua đường tình dục và có thể lây trực tiếp cho thai (10% thai phụ có RNA (+) có con bị nhiễm). Tuy nhiên, với thai phụ có kháng thể viêm gan siêu vi C (+), RNA (-) con không bị nhiễm. * Viêm gan siêu vi D: Lây truyền tương tự như viêm gan siêu vi B và có thể lây truyền lúc sinh. * Viêm gan siêu vi E: Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Bệnh thường diễn tiến nặng ở thai phụ. Tỷ lệ tử vong cho mẹ là 20% trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. * Viêm gan siêu vi G: Siêu vi G có thể lây truyền qua đường ăn uống lẫn đường máu nhưng chủ yếu là đường máu. Bệnh gan do rượu Khi mang thai, người mẹ tiếp tục uống rượu thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng. Những đứa trẻ này bị viêm gan mãn tính lúc mới sinh ra, có gan lớn , xơ hóa, tăng men gan. Trẻ cũng có thể có những bất thường khác như chậm phát triển tâm thần, chậm tăng trưởng, khiếm khuyết xương sọ, não, mặt. Do đó, phụ nữ không nên uống rượu trong thai kỳ. Viêm túi mật cấp: Rất hay gặp ở thai phụ. * Nguyên nhân: Progesterone huyết thanh cao trong thai kỳ đưa đến giảm toàn bộ trương lực của cơ trơn trong đó có giảm trương lực túi mật, tăng nguy cơ sỏi mật. Sự tạo thành sỏi túi mật trong thai kỳ có thể nói là do sự bảo hòa quá mức của túi mật với Cholesterol và sự giảm lượng chứa acid mật (mật tạo sỏi). Ngoài ra, đường mật bị suy yếu do tử cung tăng trưởng và do túi mật giảm co bóp (qua trung gian của Progesterone) đưa đến tăng thể tích túi mật do mật không bị đẩy ra hết. Điều này dẫn đến một loạt những biểu hiện sớm của sỏi túi mật trong năm đầu tiên sau khi mang thai . Viêm túi mật thường do tắc nghẽn dẫn đến nhiễm trùng đường mật. 50% trường hợp có tiền sử bệnh lý đường mật trước khi có thai. * Triệu chứng: tương tự lúc không có thai: - Đau hạ sườn phải, đau thượng vị hoặc đau một phần bụng trên, đau dai dẳng lan lên vai trái hoặc lan [...]... thuật: Thai phụ sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu có vàng da do sỏi ống mật chủ, những trường hợp viêm túi mật/viêm đường mật không đáp ứng điều trị, đi kèm viêm tụy, tái phát đau do sỏi túi mật, vàng da do sỏi làm tắc nghẹt, mưng mủ túi mật và thủng túi mật Tuy nhiên, Tỷ lệ tử vong chu sinh lên đến 50% sau khi có viêm túi mật Viêm tụy cấp: Trong thai kỳ, sỏi mật là yếu tố mở đường Khi người phụ nữ có thai. .. viêm tụy - Triệu chứng: (tương tự như không có thai) Đau thượng vị từ nhẹ đến nặng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, mạch tăng, nhiệt độ tăng, huyết áp giảm - Điều trị: Đa số thai phụ bị viêm tụy cấp nhẹ, 90% giảm sau khi điều trị bảo tồn 7 ngày + Ngưng ăn đường miệng + Đặt sonde dạ dày + Truyền dịch + Giảm đau, kháng sinh + Nếu viêm tụy cấp kèm sỏi mật thì vấn đề cắt túi mật được đặt ra sau khi viêm tụy. ..đến hông phải, lưng - Buồn nôn, nôn - Sốt (thân nhiệt: 38 – 390C) - Có thể có vàng da do sỏi ống mật chủ * Xét nghiệm: Tốc độ lắng hồng cầu tăng, bạch cầu tăng Gan có ứ đọng mật, bilirubin gián tiếp tăng Tổng phân tích nước tiểu bình thường Siêu âm: có thể thấy sỏi túi mật, túi mật dãn to, dãn đường mật trong gan * Điều trị: 80% viêm đường mật có thể được điều trị bảo tồn +... sau khi điều trị bảo tồn 7 ngày + Ngưng ăn đường miệng + Đặt sonde dạ dày + Truyền dịch + Giảm đau, kháng sinh + Nếu viêm tụy cấp kèm sỏi mật thì vấn đề cắt túi mật được đặt ra sau khi viêm tụy cấp lui bệnh . Thai kỳ và bệnh lý của gan, túi mật, tụy Thai kỳ tạo ra một số biến đổi đáng kể về triệu chứng thực thể cũng như. lây qua đường tình dục, máu và có nguy cơ bị viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan về sau. - Viêm gan siêu vi B và thai kỳ: Thai kỳ không làm thay đổi diễn tiến của bệnh, đồng thời có nguy cơ. trong đó có giảm trương lực túi mật, tăng nguy cơ sỏi mật. Sự tạo thành sỏi túi mật trong thai kỳ có thể nói là do sự bảo hòa quá mức của túi mật với Cholesterol và sự giảm lượng chứa acid

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan