1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BAI CHUONG 7

4 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 95,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT_TƯ THỤC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NGÔ THƠI NHIỆM Môn: VẬT LÝ (Thời gian làm bài 70 phút) Câu 1: Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu A. lục B. đỏ C. trắng D. Xanh Câu 2: Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,38 µm vào catôt của tế bào quang điện. Để tất cả các electron quang điện đều bị giữ lại ở catôt thì cần đặt hiệu điện thế hãm U h = -1,2 V. Cho h = 6,625.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s; m = 9,1.10 -31 kg; e = -1,6.10 -19 C. Giới hạn quang điện của kim loại làm catôt bằng A. 0,48 µm B. 0,5 µm C. 0,6 µm D. 0,45 µm Câu 3: Chọn phát biểu sai. Tia laze được ứng dụng A. màn hình dao động kí điện tử. B. khoan cắt chính xác các vật liệu. C. phẫu thuật mắt. D. các đầu đọc dĩa CD. Câu 4: Khi chếu ánh sáng trắng vào vật, nếu vật hấp thụ đa số các bức xạ chính thì theo hướng phản xạ ta sẽ nhìn thấy vật có màu A. trắng B. Xám C. vàng D. Đen Câu 5: Trong thí nghiệm Hecxơ: chiếu một chùm sáng phát ra từ một hồ quang vào một tấm kẽm thì thấy các electron bật ra khỏi tấm kim loại. Khi chắn chùm sáng hồ quang bằng tấm thủy tinh dày thì thấy không có electron bật ra nữ, điều này chứng tỏ A. ánh sáng phát ra từ hồ quang có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện của kẽm. B. tấm thủy tinh đã hấp thụ tất cả ánh sáng phát ra từ hồ quang. C. tấm kim loại đã tích điện dương và mang điện thế dương. D. chỉ có ánh sáng thích hợp mới gây ra được hiện tượng quang điện. Câu 6: Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ = 0,19 µm vào catôt của một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ 0 = 0,30 µm. Hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng điện là: A. U h = -3,20 V B. U h = -2,76 V C. U h = -4,25 V D. U h = -1,85 V Câu 7: Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng lục thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng A. màu cam B. màu vàng C. màu đỏ D. màu lam Câu 8: Catôt của một tế bào quang điện là kim loại có công thóat A, được chiếu bởi bức xạ có bước sóng λ < λ 0 . Biết cường độ dòng quang điện đo được bằng 1,6 mA và hiệu suất lượng tử bằng 0,5. Như vật số A. electrong tới anôt trong mỗi giây là 2.10 16 hạt. B. phôtôn tới catôt trong mỗi giây là 2.10 16 hạt. C. electron tới anôt trong mỗi giây là 10 16 hạt. D. phôtôn tới catôt trong mỗi giây là 10 16 hạt. Câu 9: Bước sóng λ min của tia Rơn-ghen do ống Rơn-ghen phát ra A. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào đối âm cực. B. càng ngắn khi nhiệt lượng Q mà đối âm cực hấp thụ càng nhiều. C. càng ngắn khi hiệu điện thế giữa hai cực trong ống càng lớn. D. phụ thuộc vào số electron đến đối âm cực trong một đơn vị thời gian. Câu 10: Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,56 µm vào catôt một tế bào quang điện, electron thoát ra từ catôt có động năng ban đầu cực đại là 5,38.10 -20 J. Nếu dùng bức xạ có bước sóng λ’ thì hiệu điện thế hãm triệt tiêu dòng quang điện có độ lớn bằng 1,18 V. Bước sóng λ’ bằng A. 0,45 µm B. 0,54 µm C. 0,504 µm D. 0,405 µm Câu 11: Catôt của một tế bào quang điện có công thóat A = 1,9 eV. Chiếu sáng catôt bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,56 µm thì có dòng quang điện. Tách một chùm hẹp các electron quang điện và hướng chúng vào một từ trường đều B ur có phương vuông góc với vectơ vận tốc 0max V uuuuur của electron. Bán kính cực đại quỹ đạo tròn của electron đi trong từ trường là r max = 3,06.10 -2 m. Độ lớn của B ur bằng A. 5,8.10 -5 T B. 3,2.10 -5 T C. 4,8.10 -5 T D. 6,1.10 -5 T Câu 12: Catôt của một tế bào quang điện là kim loại có công thoát A, được chiếu bởi bức xạ có bước sóng λ < λ 0 . Như vậy khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là A. U AK > 0 thì dòng quang điện đạt giá trị bão hòa. B. U AK = 0 sẽ không có electron nào đến được anôt. C. U AK < 0 sẽ không có electron nào đến đựơc anôt. D. U AK < 0 vẫn có thể có dòng quang điện. Câu 13: Trong sự phát quang, thời gian phát quang A. là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu kíc hthích đến lúc ngừng kích thích. B. là khoảng thời gian từ lúc ngừng kích thích đến lúc ngừng phát quang. C. là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu kích thích đến lúc ngừng phát quang. D. luôn giống nhau đối với mọi chất phát quang. Câu 14: Chọn phát biểu Sai. Sự hấp thụ ánh sáng Trang 1/4 Mã đề:072 A. là hiện tượng môi trường vật chất làm giảm cường độ của dòng ánh sáng truyền qua nó. B. xảy ra như nhau với mọi ánh sáng có bước sóng khác nhau khi chùm sáng qua một môi trường. C. xảy ra sẽ làm một chùm sáng bị hấp thụ biến thành nội năng của môi trường. D. không xảy ra khi chùm sáng truyền trong môi trường chân không. Câu 15: Đầu đọc đĩa CD là ứng dụng của laze A. lỏng B. khí C. bán dẫn D. rắn Câu 16: Một bức xạ đơn sắc là bức xạ A. chỉ thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. có vận tốc xác định trong chân không. C. gồm các phôtôn có năng lượng giống nhau. D. có tần số phụ thuộc môi trường trong suốt. Câu 17: Catôt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện là λ 0 = 0,825 µm. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0 2 λ và λ 2 = 0 3 4 λ vào catôt. Cho h = 6,6.10 -34 , c = 3.10 8 m/s , e = 1,6.10 -19 C. Độ lớn của hiệu điện thế hãm là A. 1,5 V B. 2 V C. 0,5 V D. 1 V Câu 18: Laze là máy khuếch đại ánh sáng vào A. sự phát xạ cảm ứng B. sự phát xạ nhiệt C. sự phát xạ tự phát D. sự phản xạ ánh sáng. Câu 19: Chiếu vào catôt một bức xạ có bước sóng λ thì thấy trong mạch xuất hiện dòng quang điện. Để triệt tiêu dòng quang điện này, người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm U AK = U h < 0. Sự tồn tại hiệu điện thế hãm này chứng tỏ: A. Các electron quang điện có vận tốc ban đầu v 0 khi bật ra khỏi catôt. B. Khi U AK > 0 thì dòng quang điện đạt giá trị bão hòa. C. Bức xạ chiếu vào catôt có bước sóng λ< λ 0 (với λ 0 là giới hạn quang điện) D. Hiệu điện thế hãm U h phụ thuộc vào bước sóng λ của bức xạ chiếu vào catôt. Câu 20: Sự huỳnh quang là sự phát quang A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích. B. chỉ xảy ra với chất lỏng. C. có thời gian phát quang dài hơn 10 -8 s. D. thường xảy ra với chất rắn. Câu 21: Gọi I 0 là cường độ chùm ánh sáng tới môi trường: α là hệ số hấp thụ của môi trường; d là độ dài của đường đi tia sáng. Cường độ I của chùm ánh sáng đơn sắc truyền qua môi trường hấp thụ A. I = I 0 e - α d B. I=I 0 αe d 2 C. I = I 0 e α d D. I = I 0 e 1 d 2 α Câu 22: Khi chiếu vào tấm gỗ sơn đỏ ánh sáng lam hoặc tím thì tấm gỗ có màu A. Đen B. lam hoặc tím C. Xám D. lam Câu 23: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r 0 = 5,3.10 -11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là A. 84,8.10 -11 m B. 132,5.10 -11 m C. 47,7. 10 -11 m D. 21,2.10 -11 m Câu 24: Khi chiếu bức xạ tần số f = 2,538.10 15 Hz lên catôt của một tế bào quang điện thì các electron bật ra khỏi catôt sẽ không tới được anôt khi U AK ≤ - 8 V. Cho h = 6,625.10 -34 Js, c = 3.10 8 m/s, e=1,6.10 -19 C. Nếu chiếu đồng thời vào catôt hai bức xạ λ 1 = 0,4 µm và λ 2 = 0,6 µm thì hiện tượng quang điện A. sẽ xảy ra đối với cả hai bức xạ λ 1 và λ 2 B. không xảy ra đối với cả hai bức xạ λ 1 và λ C. chỉ xảy ra đối với bức xạ λ 2 D. chỉ xảy ra đối với bức xạ λ 1 Câu 25: Trong quang phổ của nguyên tử hiđrô A. vạch thứ nhất trong dãy Pasen là vạch có bước sóng ứng với ánh sáng đơn sắc đỏ. B. bức xạ có bước sóng ngắn nhất được phát ra thuộc vùng ánh sáng tử ngoại. C. các vạch trong dãy Banme thuộc một vùng ánh sáng trong thang sóng điện từ. D. các vạch thuộc dãy Laiman là ánh sáng hồng ngoại. Câu 26: Màu sắc của vật A. phụ thuộc vật liệu cấu tạo vật vào màu sắc của ánh sáng chiếu vào nó. B. chỉ phụ thuộc màu sắc của ánh sáng chiếu vào nó. C. không phụ thuộc màu sắc của ánh sáng chiếu vào nó. D. chỉ phụ thuộc vật liệu cấu tạo vật. Câu 27: Tần số lớn nhất của phôtôn trong dãy Banme là tần số của phôtôn được bức xạ khi electron chuyển từ mức năng lượng A. vô cực về mức năng lượng L. B. vô cực về mức năng lượng M. C. N về mức năng lượng K. D. P về mức năng lượng N. Câu 28: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng màu lục và màu đỏ. Khi kích thích chất này bằng ánh sáng tím thì ánh sáng mà nó phát ra sẽ có màu A. màu cam B. màu đỏ C. màu vàng D. màu lục Câu 29: Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,46 µm vào một tấm kim loại và electron quang điện bật ra với động năng ban đầu cực đại là W đ0max . Thay bức xạ trên bởi bức xạ có bước sóng λ 2 = 0,32 µm thì electron quang điện bật ra với động năng ban đầu cực đại là 3W 0đmax . Giới hạn quang điện của kim loại bằng Trang 2/4 A. 0,59 µm B. 0,625 µm C. 0,485 µm D. 0,45 µm Câu 30: Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Ánh sáng đơn sắc có tần số 4.10 14 Hz khi truyền trong chân không thì có bước sóng bằng A. 0,45 µm B. 0,66 µm C. 0,55 µm D. 0,75 µm Câu 31: Với chùm sáng kích thích có bước sóng xác định, các electron quang điện bứt ra khỏi kim loại sẽ có động năng ban đầu cực đại khi A. phôtôn ánh sáng tới có năng lượng lớn nhất. B. chúng nằm sát bề mặt kim loại. C. năng lượng mà electron thu được là lớn nhất. D. công thoát của electron có giá trị nhỏ nhất. Câu 32: Các vạch quang phổ trong dãy Pasen đựơc tạo thành khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ các quỹ đạo bên ngòai về quỹ đạo. A. L B. N C. K D. M Câu 33: Chọn phát biểu sai. Sự lân quang là sự phát quang A. có thời gian phát quang dài (trên 10 -8 s). B. có bước sóng phát quang dài hơn bước sóng ánh sáng kích thích. C. duy nhất được ứng dụng trong khoa học, kĩ thuật và đời sống. D. thường xảy ra với chất rắn. Câu 34: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát electron A = 2,2 eV. Chiếu vào catôt một bức xạ có bước sóng λ. Cho h = 6,625.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s; e =1,6.10 -19 C. Muốn triệt tiêu dòng quang điện, người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm U h = -0,4 V. Bước sóng A. λ= 0,677 µm B. λ = 0,377 µm C. λ = 0,477 µm D. λ = 0,577 µm Câu 35: Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô: trong dây Laiman và trong dãy Banme bức xạ có bước sóng dài nhất lần lượt bằng 0,1216 µm và 0,6566 µm. Vạch ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K có bước sóng A. 0,0912 µm B. 0,4115 µm C. 0,1026 µm D. 0,1054 µm Câu 36: Người ta không thấy electron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu một chùm sáng đơn sắc vào nó, vì A. kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó. B. chùm sáng có cường độ quá nhỏ. C. công thoát của electron nhỏ hơn so với năng lượng của phôtôn. D. bước sóng của ánh sáng lớn hơn giới hạn quang điện. Câu 37: Electron bật ra khỏi kim loại khi có ánh sáng chiếu vào là vì A. năng lượng phôtôn lớn hơn công thoát của electron khỏi kim loại đó. B. năng lượng phôtôn ánh sáng đó lớn hơn năng lượng của electron. C. vận tốc của electron khi đến bề mặt kim lọai lớn hơn vận tốc giới hạn của kim loại đó. D. ánh sáng đó có bước sóng λ xác định. Câu 38: Tia laze không có đặc điểm nào sau đây? A. Tính đơn sắc cao B. Là chùm sáng hội tụ. C. Là chùm sáng kết hợp D. Có cường độ lớn Câu 39: Phổ của ánh sáng phản xạ A. không phụ thuộc tính chất quang học của bề mặt phản xạ. B. chỉ phụ thuộc phổ của ánh sáng tới. C. không phụ thuộc phổ của ánh sáng tới. D. phụ thuộc bề mặt phản xạ bóng nhiều hay ít. Câu 40: Kích thích cho một khối hơi hiđrô loãng phát sáng. Khi khối hơi hiđrô phát ra các bức xạ trong vùng ánh sáng nhìn thấy được thì nó A. đồng thời phát ra các bức xạ cả trong vùng hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng thấy được. B. chỉ phát ra các bức xạ trong vùng ánh sáng thấy được. C. chỉ phát ra các bức xạ trong vùng ánh sáng thấy được và các bức xạ trong vùng hồng ngoại. D. chỉ phát ra các bức xạ trong vùng ánh sáng thấy được và các bức xạ trong vùng tử ngoại. Câu 41: Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là U = 2,5 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm electron (êlectron) phát ra từ catôt bằng không. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, điện tích nguyên tố bằng 1,6.10 - 19 C. Tần số lớn nhất của tia Rơn-ghen do ống này có thể phát ra là A. 60,380.10 18 Hz B. 6,038.10 15 Hz C. 6,038.10 18 Hz D. 60,380.10 15 Hz Câu 42: Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ có bứơc sóng λ 1 = 720 nm, ánh sáng tím có bước sóng λ 2 = 400 nm. Cho hai ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó đối với hai ánh sáng này lần lượt là n 1 = 1,33 và n 2 = 1,34. Khi truyền trong môi trường trong suốt trên, tỉ số năng lượng của phôtôn có bước sóng λ 1 so với năng lượng của phôtôn có bước sóng λ 2 bằng A. 134 133 B. 5 9 C. 9 5 D. 133 134 Câu 43: Thí nghiệm Herts về hiện tượng quang điện chứng tỏ: Trang 3/4 A. Tấm thủy tinh không màu hấp thụ hoàn toàn tia tử ngoại trong ánh sáng của đèn hồ quang. B. Ánh sáng nhìn thấy không gây ra được hiện tượng quang điện trên mọi kim loại. C. Hiện tượng quang điện không xảy ra với tấm kim loại nhiễm điện dương với mọi ánh sáng kích thích. D. Electron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. Câu 44: Trong hiện tượng quang điện, vận tốc ban đầu của electron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại A. có hướng luôn vuông góc với bề mặt kim loại. B. có giá trị không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại đó. C. có giá trị từ 0 đến một giá trị cực đại xác định. D. có giá trị phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu vào kim loại đó. Câu 45: Sự phát quang A. chỉ xảy ra với một số chất B. không xảy ra với chất khí C. chỉ xảy ra với chất lỏng D. chỉ xảy ra với chất rắn Câu 46: Trong hiện tượng quang điện, nếu vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện khi thoát khỏi catôt kim loại tăng lên 1,5 lần thì độ lớn của hiệu điện thế hãm đặt vào hai cực anôt và catôt để làm triệt tiêu dùng quang điện A. tăng 1,5 lần B. tăng 2,25 lần C. giảm 2,25 lần D. giảm 1,5 lần Câu 47: Những vật hấp thụ hòan toàn ánh sáng nhìn thấy sẽ A. không hấp thụ các ánh sáng không nhìn thấy B. có màu trắng C. có màu đen D. trong suốt Câu 48: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. B. Năng lượng của lượng tử ánh sáng đỏ lớn hơn năng lượng của lượng tử ánh sáng tím. C. Mỗi chùm sáng dù rất yếu cũng chứa một số rất lớn lượng tử ánh sáng. D. Khi ánh sáng truyền đi, lượng tử ánh sáng không bị thay đổi và không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng. Câu 49: Biết bước sóng ứng với hai vạch đầu tiên trong dãy Laiman là λ L1 và λ L2 . Bước sóng của vạch H α trong quang phổ nhìn thấy của nguyên tử hiđrô là A. λ = L1 L2 L1 L2 . λ + λ λ λ B. λ = L1 L2 L1 L2 .λ λ λ + λ C. λ = L1 L2 L2 L1 .λ λ λ − λ D. λ = L1 L2 L1 L2 .λ λ λ − λ Câu 50: Chiếu vào một tế bào quang điện một chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,48 µm thì có dòng quang điện xuất hiện, khi đó nếu đặt vào hai đầu cực anôt và catôt một hiệu điện thế hãm có độ lớn bằng 1,88 V thì sẽ làm cường độ dòng quang điện triệt tiêu. Cho biết h = 6,625.10 -34 Js, c = 3.10 8 m/s và e=1,6.10 -19 C. Công thoát của kim loại làm catôt bằng A. 0,707 eV B. 0,07 eV C. 70,7 eV D. 7,07 eV Hết Trang 4/4 . vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm U h = -0,4 V. Bước sóng A. λ= 0, 677 µm B. λ = 0, 377 µm C. λ = 0, 477 µm D. λ = 0, 577 µm Câu 35: Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô: trong dây Laiman. 3.10 8 m/s và e=1,6.10 -19 C. Công thoát của kim loại làm catôt bằng A. 0 ,70 7 eV B. 0, 07 eV C. 70 ,7 eV D. 7, 07 eV Hết Trang 4/4 . Hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng điện là: A. U h = -3,20 V B. U h = -2 ,76 V C. U h = -4,25 V D. U h = -1,85 V Câu 7: Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng lục thì ánh sáng huỳnh quang không

Ngày đăng: 03/07/2014, 01:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w