1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 5) doc

5 531 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 167,2 KB

Nội dung

Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 5) TS. Đỗ Thị Minh Thìn (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.2. Cận lâm sàng: + Đường huyết: bình thường thay đổi từ 4,4-6,0 mmol/l. Có thể lấy máu tĩnh mạch, hoặc máu mao mạch đầu ngón tay dàn trên máy glucomete: sau 15-45 giây có kết quả, rất tiện lợi trong cấp cứu. + Nghiệm pháp dung nạp glucose: cần làm trong trường hợp nghi ngờ có đái tháo đường (nếu đường máu lúc đói từ 6,1 đến 6,9 mmol/l). Cách làm: - Lấy máu làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 200ml nước đun sôi để nguội. Sau 2h lấy máu thử lại lần 2. Kết quả: - Bình thường, sau 2h uống glucose thì đường máu <7,8 mmol/l. - Nếu là đái tháo đường sau 2h làm nghiệm pháp đường huyết >11 mmol/l. - Nếu sau khi làm nghiệm pháp thấy đường máu ≥ 7,8 mmol/l và < 11 mmol/l thì là do rối loạn dung nạp glucose. + Đường niệu: khi đường huyết > 8 mmol/l sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu. + Protein niệu: - Xét nghiệm để phát hiện tổn thương thận sớm, nhất là microalbumin niệu (30- 300mg/24h hoặc 20-200mg/l). Đây là một xét nghiệm rất quan trọng để theo dõi tiến triển của bệnh. - Protein niệu xuất hiện khi bệnh nhân đi tiểu >500mg/24h, tiên lượng rất xấu nếu xuất hiện nhiều protein niệu và nhất là khi có suy thận. - HbA1C là một xét nghiệm để giúp kiểm soát đường huyết, theo dõi quá trình tiến triển của bệnh và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán. HbA1C bình thường 5-6%, trên bệnh nhân đái tháo đường thì HbA1C sẽ tăng cao. - Xét nghiệm ceton huyết thanh và nước tiểu để theo dõi biến chứng của đái tháo đường, nếu (+) thì bệnh tiến triển sẽ nặng dần và dễ dẫn đến hôn mê. 3. Chẩn đoán đái tháo đường. + Đường huyết lúc đói (sau > 8h nhịn đói) > 7 mmol/l, ít nhất 2 lần làm xét nghiệm liên tiếp. + Xét nghiệm một mẫu đường huyết bất kỳ trong ngày > 11 mmol/l. + Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 g glucose ≥ 11mmol/l (nghiệm pháp dung nạp glucose) 4. Điều trị đái tháo đường. Mục đích của điều trị đái tháo đường: + Làm hạn chế bớt các biến chứng và đưa đường máu về giới hạn bình thường. + Hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng. + Đưa cân nặng về bình thường nhất là bệnh nhân béo phì. + Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đưa người bệnh trở lại học tập và lao động bình thường. 4.1. Chế độ ăn: + Hạn chế ăn glucid để tránh tăng đường huyết, giảm các thức ăn có chứa axit béo bão hoà (axit béo no) dễ gây vữa xơ động mạch. Tỷ lệ lipit không quá 30% tổng số calo, trong đó axit béo no khoảng 5-10%. + Ăn nhiều rau và các loại trái cây có vỏ (vỏ trái cây, gạo lứt ) có nhiều xơ, vì chất xơ khi ăn vào sẽ hạn chế hấp thu đường kích thích hoạt động của ruột và giúp tiêu hoá các thức ăn khác, mặt khác còn bổ xung thêm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chống táo bón, giảm triglycerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5-2 lít nước một ngày. + Nên ăn vừa phải protit, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác dụng xấu và ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh thận nhất là những bệnh nhân có suy thận. Lượng protit cần thiết ăn 0,7- 0,8g/kg/ngày. Khi bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thận hư kết hợp (lượng protit thải mất khá nhiều qua đường thận nên lượng protit cho ăn vào phải tăng hơn để bù vào lượng bị mất đi, có thể cho khoảng 4- 6g/kg/ngày. Tỷ lệ các thức ăn tính theo số calo cung cấp do mỗi loại trong tổng số calo hàng ngày: - Glucid 55- 60%. - Protit 15- 20%. - Lipit 30%. + Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. + Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. + Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. + Ăn nhạt khi có tăng huyết áp, chỉ nên ăn 2- 3g muối/ngày. . Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 5) TS. Đỗ Thị Minh Thìn (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.2. Cận lâm sàng: + Đường huyết: bình thường thay đổi từ 4,4-6,0. và nước tiểu để theo dõi biến chứng của đái tháo đường, nếu (+) thì bệnh tiến triển sẽ nặng dần và dễ dẫn đến hôn mê. 3. Chẩn đoán đái tháo đường. + Đường huyết lúc đói (sau > 8h nhịn đói). bệnh thận nhất là những bệnh nhân có suy thận. Lượng protit cần thiết ăn 0,7- 0,8g/kg/ngày. Khi bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thận hư kết hợp (lượng protit thải mất khá nhiều qua đường

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN