1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 3) pdf

5 200 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 117,12 KB

Nội dung

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 3) 2.2.4. Thể âm - dương lưỡng hư. - Triệu chứng: hình hàn, chi lạnh, sắc mặt trắng sáng hoặc xám đen, tai ù, lưng đau, di tinh, liệt dương, tảo tiết, đại tiện lỏng nát, bụng chướng, lười ăn, đái ít, thủy thũng, tứ chi không ấm, chất lưỡi nhợt hồng, hình lưỡi mềm bệu, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhờn, mạch trầm tế hoặc tế sác vô lực. - Pháp điều trị: ôn dương - tư âm - cố thận. - Phương thuốc: “kim quĩ thận khí hoàn” gia vị. Thục địa 20g Đan bì 10g Phục linh 15g Sơn thù 10g Trạch tả 10g Hoài sơn dược 15g Nhục quế 10g Hoàng kỳ 15g Chế phụ tử 10g Hoàng tinh 10g - Gia giảm: . Nếu di tinh tảo tiết thì gia thêm: thỏ ty tử, nữ trinh tử, kim anh tử. . Nếu đái đêm nhiều thì gia thêm: tang phiêu tiêu, ích chí nhân, phục bồn tử. . Nếu thủy thũng thì gia thêm: ích mẫu thảo, ngọc mễ tu, sa tiền tử. . Nếu huyết ứ thì gia thêm: đan sâm, hồng hoa, kê huyết đằng. 3. Các phương pháp điều trị khác: 3.1. Châm cứu điều trị. * Thể châm: Âm hư nhiệt thịnh dùng các huyệt: phế du, tỳ du, hợp cốc. Phế du dùng bổ pháp, còn các huyệt khác dùng tả pháp, châm cả 2 bên, lưu châm 20’, cách 10’ kích thích kim 1 lần, mỗi lần châm 3 - 4 huyệt, mỗi ngày châm 1 lần; luân lưu các huyệt điều trị, cứ 10 ngày là 1 liệu trình. - Nếu khí âm lưỡng hư dùng các huyệt: tỳ du, trung quản, túc tam lý, địa cơ. Trong đó: tỳ du, túc tam lý, địa cơ dùng bổ pháp; ngoài ra người ta còn dùng tả pháp; kích thích vừa phải. Nếu khí âm lưỡng hư kiêm ứ dùng các huyệt kể trên là chính và thêm: phế du, cách du. - Nếu âm - dương lưỡng hư chỉ định châm các huyệt: thận du, quan nguyên, tam âm giao, thái khê, dùng bổ pháp còn lại dùng tả pháp hoặc kích thích phụ. * Phương pháp cứu: Chỉ định trong trường hợp cơ thể hư nhược, âm - dương lưỡng hư có chiều hướng nặng. Điều trị: phải thông điều tạng phủ, ích khí hoà huyết, trọng dụng các huyệt: tỳ du, thận du, cách du, túc tam lý, tam âm giao; thường dùng cứu cách gừng hoặc cứu mồi ngải, mỗi ngày 2 lần, mỗi đợt 5 - 10 ngày. 3.2. Phương pháp áp dán huyệt vị. Dùng huyệt: phế du, tỳ du, thận du, cách du, thần khuyết . Đem thiên hoa phấn, huyền sâm, bạch giới tử và xuyên tiêu, tất cả tán thành bột mịn hoặc chế thành dạng cao, khi điều trị dùng 1 lượng thuốc bột nhất định trộn với nước gừng sống để thành dạng sột sệt đắp dán vào những huyệt trên. Mỗi lần chọn 3 huyệt, mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần, 1 tháng là 1 liệu trình. 3.3. Đơn thuốc kinh nghiệm. + Khổ qua (mướp đắng) phơi khô tán bột, chế thành viên hoặc dạng bột cho vào túi sắc , liều uống tuỳ theo tình trạng bệnh, 2 tháng là một liệu trình. + Ngũ bội tử 3g, sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần (còn gọi là diêm phụ mộc). + Tang phiêu tiêu 60g, tán bột, hoà nước sôi uống mỗi lần uống 10g đến khi khỏi. + Hoài sơn dược 120g, tán bột hoà nước uống mỗi lần 10g. + Hắc đại đậu, thiên hoa phấn, liều như nhau tán bột làm viên, dùngnước sắc sâu tằm 3g,đậu đen 20g để uống thuốc viên .Mỗi ngày từ 20g - 40g dạng viên hoàn. + Sinh hoàng kỳ 30g, sinh ý dĩ 30g, sinh trư tụy tạng 1 cái (tuỵ lợn sống). Đem tụy lợn giã nát (không dùng dụng cụ sắt) rồi cùng sắc với 2 vị thuốc trên, mỗi ngày 1 thang. 3.4. Khí công và vận động liệu pháp . Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 3) 2.2.4. Thể âm - dương lưỡng hư. - Triệu chứng: hình hàn, chi lạnh,. sắc , liều uống tuỳ theo tình trạng bệnh, 2 tháng là một liệu trình. + Ngũ bội tử 3g, sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần (còn gọi là diêm phụ mộc). + Tang phiêu tiêu 60g, tán bột, hoà nước sôi uống. du, tỳ du, thận du, cách du, thần khuyết . Đem thiên hoa phấn, huyền sâm, bạch giới tử và xuyên tiêu, tất cả tán thành bột mịn hoặc chế thành dạng cao, khi điều trị dùng 1 lượng thuốc bột nhất

Ngày đăng: 06/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN