1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 3) docx

5 300 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 230,07 KB

Nội dung

ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 3) V. DẤU SINH HỌC 1. Các xét nghiệm thường quy: - Tỉ trọng nước tiểu sáng sớm lúc đói < 1,005. - Áp lực thẩm thấu nước tiểu 200 mOsm/kg nước. Nếu bệnh vẫn uống đầy đủ, thường các xét nghiệm sinh học tỏ ra vẫn bình thường như: - Công thức máu bình thường, có thể có một thiếu máu nhẹ do loãng máu. - Điện giải đồ hoàn toàn bình thường (máu). - Điện giải đồ niệu/24h bình thường. Chẩn đoán xác định phải dựa trên các test động, các test này vừa để chẩn đoán nguồn gốc rối loạn vừa để phân biệt một ĐTN với một uống nhiều do tâm lý (potomanie). 2. Các test động học: Ở bệnh nhân ĐTN, các test động học nhằm một mặt đánh giá sự hạn chế nước có kích thích tiết ADH không, mặt khác đánh giá số lượng hormon được tiết ra làm giảm ĐTN. 2.1. Nghiệm pháp nhịn khát: Cần thực hiện ở bệnh viện vì tai biến nguy hiểm có thể xảy ra. Mục đích xem ADH có khả năng bài tiết hay không. - Cho bệnh nhân đi tiểu hết nước tiểu, cân bệnh nhân rồi nằm nghỉ. - Lấy mạch, HA mỗi 15 phút, nước tiểu mỗi 30 phút. Tiếp tục theo dõi chừng nào mà bệnh nhân còn chịu đựng được, không khó chịu. - Các triệu chứng báo động là: lo lắng, các dấu khởi đầu của mất nước như khô niêm mạc, khát nhiều, mạch nhanh, nhất là HA hạ. Phải ngưng nghiệm pháp khi cân nặng giảm đến 3% trọng lượng cơ thể. Kết quả: * Ở người bình thường: Lượng nước tiểu giảm < 5 ml/phút. Tỷ trọng nước tiểu (1,020 tăng dần). * Ở bệnh nhân ĐTN: Lượng nước tiểu lớn hơn 5 ml/phút. Nồng độ thẩm thấu nước tiểu < 200 mosm/kg nước. Tỷ trọng 1,001-1,005. 2.2. Các nghiệm pháp kích thích tiết ADH: Cổ điển có test của Carter và Robbins hoặc test cải tiến của J. Deccourt hoặc test nicotine, mục đích nhằm kích thích tiết ADH dưới tác động của chuyền dịch muối. Các test hiện nay ít dùng. Hoặc test chuyền dịch muối ưu trương đồng thời định lượng ADH. Ở ĐTN ADH sẽ không tăng (Robertson 1980). Nói chung các test này hiện nay ít dùng. 3. Các test đặc biệt vừa để chẩn đoán vừa thăm dò điều trị: 3.1. Test Chlorothiazide: Bình thường Chlorothiazide là một thuốc lợi tiểu làm mất NaCl. Ở bệnh nhân ĐTN, uống Chlorothiazide lại làm giảm tiểu một cách mâu thuẫn mà không làm âm tính độ thanh thải nước tự do. Cơ chế chưa được hiểu rõ. Có giả thuyết cho rằng ĐTN cải thiện do sự mất muối của thuốc. Test này ngày càng ít dùng. 3.2. Các test điều trị đặc hiệu: Chlorpropamide làm tăng cường hoạt động của ADH ở ống thận. Clofibrate và Carbamazepine có tác dụng kích thích vùng dưới đồi tăng tiết ADH. Người ta đo độ thải nước tự do trong 24 giờ hoặc trong các mẫu nước tiểu lấy từ 3 thời kỳ (8-14 giờ, 14-19 giờ, 19-8 giờ) thuốc sẽ làm giảm lượng nước tiểu, và nhất là tăng cô đặc nước tiểu. Nếu độ thanh thải nước tự do trở về âm tính mới được phép kết luận thuốc có tác dụng tốt. Các test này có vị trí quan trọng trong việc lựa chọn điều trị lâu dài sau này cho bệnh nhân. 3.3. Dùng tinh chất thùy sau tuyến yên: Nhằm phân biệt ĐTN do thiếu ADH và ĐTN do thận. Pitressin 5/1000 đ/v (5 milliunits) truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ hoặc 5 đơn vị vasopressin tannate dầu tiêm bắp sẽ làm giảm ĐTN do thiếu ADH, nhưng không giảm nếu ĐTN do thận đề kháng tác dụng của ADH. 4. Định lượng ADH bằng miễn dịch huỳnh quang: Nồng độ có thể bình thường nhưng không gia tăng trong nghiệm pháp nhịn nước, test tăng muối. Ở ĐTN do thận, nồng độ ADH căn bản tăng cao. . ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 3) V. DẤU SINH HỌC 1. Các xét nghiệm thường quy: - Tỉ trọng nước tiểu sáng sớm lúc

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN