Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 5) docx

5 303 0
Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 5) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 5) BS Trần Thế Viện BM Da liễu Đại học Y dược TPHCM Cách chăm sóc bàn chân tốt, bao gồm: 1. Quan sát cẩn thận bàn chân của bạn mỗi ngày, kể cả giữa các kẽ ngón. Nếu không thể tự làm được, bạn nên nhờ một ai đó làm giúp. + Việc quan sát là rất quan trọng nếu bạn có triệu chứng giảm hay mất cảm giác ở bàn chân, vì đôi khi bạn có thể chẳng để ý bất kỳ bất thường nào ở lần quan sát đầu tiên cho tới khi bạn nhận biết đó. + Nếu bạn thấy bất cứ những bất thường nào mới xuất hiện (như vết bầm, vết đứt, bóng nước, đỏ da, thay đổi màu sắc hay chảy máu) và không biết phải làm gì, tốt nhất nên đi khám bác sĩ hay một chuyên gia về bạn chân. + Bạn đừng nên cố gắng tự làm bất cứ điều gì khi có những vết sẹo, chai chân, mụn cóc hay những bất thường khác của bàn chân. Bạn nên đến gặp một chuyên gia chăm sóc sức khỏe chẳng hạn như bác sĩ chuyên về bàn chân. Đặc biệt, không nên tự dùng bất cứ loại hóa chất hay thuốc dán chứa acid để điều trị những chai chân. + Nên dùng một loại dầu hoặc kem giữ ẩm cho những vùng da khô để ngăn ngừa những vết nứt ở bàn chân, đặc biệt là ở gót chân. Lưu ý, không nên thoa vào giữa các ngón chân. + Nên lưu tâm với bệnh bàn chân của vận động viên (athlete’s foot), đây là nhiễm nấm da nhẹ khá thường gặp. Bệnh này gây ra những mảng da nhỏ bong tróc và những vết nứt ở giữa các ngón chân, đôi khi có thể gây đau và bị nhiễm trùng. Nếu bạn mắc bệnh này nên thoa kem chống nấm tại chỗ (có thể mua ở nhà thuốc tư nhân hay theo toa bác sĩ) 2. Bạn nên cắt móng chân theo đường thẳng ngang hơn là cắt theo hình vòng cung, vì có thể bạn sẽ mắc phải chứng móng quặp hay làm tổn thương da quanh móng. Nếu thị lực kém, đừng nên cố gắng tự cắt móng vì có thể sẽ cắt vào da. Hãy nhờ một ai đó làm hộ. Trước khi cắt móng nên ngâm bàn chân vào nước ấm (không nên quá 37oC) để làm cho móng chân mềm hơn. 3. Nên rữa bàn chân hàng ngày bằng nước ấm (không nên quá 37oC) và xà phòng sát khuẩn nhẹ, sau đó lau khô cẩn thận, nhẹ nhàng bằng khăn hay giấy mềm, đặc biệt là ở giữa các ngón chân. 4. Không nên đi chân không, ngay cả khi đi ở trong nhà, vì bạn có thể dẫm lên một vật nào đó và sẽ gây tổn thương da. 5. Luôn mang vớ với những loại giày dép thích hợp. Đừng nên mang vớ quá chật vì có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn. Nên thay vớ mỗi ngày, tối thiểu bạn nên có hai đôi vớ để thay đổi luân phiên. 6. Giày dép các loại phải vừa vặn với bàn chân, khoang trước mũi giày đủ rộng không nên chật quá, đế giày dép phải thấp để tránh áp lực trên các ngón chân, nên có miếng lót giày dày và mềm, dây hay khóa giày phải tốt để hạn chế sự ma sát và cử động của bàn chân với giày dép. 7. Luôn kiểm tra cẩn thận bên trong giày dép trước khi mang chúng để kiểm tra có vật gì lạ không như: đá, sỏi, dầm…) 8. Nếu bàn chân của bạn có hình dạng bất thường hay có vết phồng chân hay có bất cứ vấn đề khác, bạn nên đi đóng một đôi giày thích hợp cho bàn chân của mình nhằm hạn chế thấp nhất sự cọ sát của bàn chân với giày dép. Nên đi mua giày dép vào buổi chiều khi đó bàn chân của bạn hơi phù nhẹ; nếu cảm thấy mang đôi giày mới mua thoải mái khi chân phù nhẹ, có lẽ bạn sẽ cảm thấy thoải mái cả ngày. (Nguồn: Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Anh quốc, website: www.diabetes.org.uk, update 10/2003) Phụ lục 2: Sẽ làm gì nếu có vết loét bàn chân? 1. Vết loét nên được băng bằng gạc vô trùng để bảo vệ. 2. Nên để cho y tá hay bác sĩ chuyên về bàn chân khám, làm vệ sinh và băng bó vết loét chân hàng ngày. 3. Bạn sẽ được đề nghị mang một đôi giày đặc biệt hoặc một loại bột đặc biệt phụ thuộc vị trí và kích thước của vết loét. Mục đích để làm giảm áp lực của vết loét tạo điều kiện để thời gian lành của vết thương ngắn nhất. 4. Kháng sinh nên được dùng nếu vết loét hay mô da bên cạnh bị nhiễm trùng. 5. Đôi khi cần phải thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để dẫn lưu mủ và làm sạch mô chết nếu nhiễm trùng nặng. 6. Trong vài trường hợp những động mạch ở chân rất hẹp và làm giảm đáng kể lưu lượng máu tới bàn chân. Khi đó phẫu thuật bắc cầu, hoặc đặt stent động mạch được đề nghị. 7. Nhiều vết loét chân thường sẽ lành nếu theo cách điều trị trên, tuy thời gian lành có thể hơi lâu. Một số trường hợp loét chân quá nặng đoạn chi bắt buộc phải thực hiện để cứu phần chi còn lại của bệnh nhân. . Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 5) BS Trần Thế Viện BM Da liễu Đại học Y dược TPHCM Cách chăm sóc bàn chân tốt,. là nhiễm nấm da nhẹ khá thường gặp. Bệnh này gây ra những mảng da nhỏ bong tróc và những vết nứt ở giữa các ngón chân, đôi khi có thể gây đau và bị nhiễm trùng. Nếu bạn mắc bệnh này nên thoa. nhẹ, có lẽ bạn sẽ cảm thấy thoải mái cả ngày. (Nguồn: Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Anh quốc, website: www.diabetes.org.uk, update 10/2003) Phụ lục 2: Sẽ làm gì nếu có vết loét bàn chân? 1.

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan