1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1) ppsx

5 336 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 126,19 KB

Nội dung

Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1) BS Trần Thế Viện BM Da liễu Đại học Y dược TPHCM Đại cương: Bác sĩ Da liễu nói riêng và các bác sĩ nội khoa nói chung trong thực hành lâm sàng có thể gặp nhiều sang thương da của những bệnh nội tiết. Việc nhận biết các bệnh nội tiết là rất quan trọng bởi vì bệnh nhân sẽ nhận được điều trị đúng đắn hơn là chỉ điều trị triệu chứng mà thôi. Những bệnh nội tiết có những biểu hiện liên quan tới bệnh da như: nhiễm độc giáp, suy giáp, hội chứng Cushing, bệnh Addison, to đầu chi, cường androgen, suy tuyến yên, cường tuyến cận giáp nguyên phát, suy tuyến cận giáp, bệnh đái tháo đường… Trong phạm vi hạn hẹp của bài báo cáo này, với góc nhìn của một bác sĩ chuyên khoa Da liễu, tôi xin đề cập khái quát về những bệnh da có liên quan đến bệnh đái tháo đường và sơ lược vài điểm lưu ý trong chăm sóc bàn chân đái tháo đường. Theo kết quả thống kê, trong năm 1997 trên toàn thế giới ước tính có khoảng 124 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự đoán đến năm 2010 con số này có thể lên tới 221 triệu người. Bệnh đái tháo đường nguyên phát bao gồm type 1 và 2; yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng trong cả 2 type này. Có ít nhất 97% bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, đây là bệnh do lối sống (lifestyle disease) và có thể ngừa được bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và kiểm soát cân nặng. Đái tháo đường type 2 trước kia được xem là bệnh đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành, thì nay ảnh hưởng ngày càng nhiều ở trẻ em trước tình trạng béo phì ngày càng phổ biến. Bệnh đái tháo đường cũng có thể thứ phát sau bệnh tuyến tụy, những bất thường về hormon, hoặc do thuốc, đặc biệt là corticosteroids hệ thống. Theo định nghĩa đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa hay gặp, bao gồm rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid kèm theo một tình trạng thiếu insulin dẫn đến hậu quả đường huyết tăng cao và đường niệu dương tính. Ở trong cả 2 type bệnh đái tháo đường, những bất thường về insulin và tăng nồng độ đường huyết trong máu sẽ dẫn tới những bất thường về chuyển hóa, mạch máu, thần kinh, và miễn dịch. Những cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm tim mạch, thận, hệ thống thần kinh, mắt, và da. Sinh lý bệnh học: Gần như hầu hết bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đều có những biểu hiện về da. Cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh da liên quan tới đái tháo đường còn chưa sáng tỏ, tuy nhiên với sự tiến bộ của y học ngày càng có nhiều bệnh da có liên quan tới đái tháo đường đã biết được cơ chế bệnh sinh, như: chứng gai đen, chứng dày da trong đái tháo đường, phát ban vàng, nhiễm trùng da, và loét trong đái tháo đường. Chứng tăng đường huyết kéo dài dẫn tới sự tích tụ nhiều sản phẩm của quá trình glycosyl hóa (glycosylation) ở trong mô, sự tích tụ này sẽ dẫn tới dày da và giới hạn vận động của khớp. Trong chứng xơ cứng bì phù ở bệnh đái tháo đường (scleredema diabeticorum), sự bất thường của nguyên bào sợi đã sinh ra những bó collagen dày đặc và gia tăng sự lắng đọng của glycosaminoglycans (chủ yếu là hyaluronic acid). Việc giảm hoạt động của men lipase lipoprotein trong suốt giai đoạn thiếu insulin sẽ dẫn tới tăng triglycerides và VLDL trong máu, chính sự gia tăng này gây ra chứng phát ban u vàng (eruptive xanthomas). Tăng insulin quá mức sẽ hoạt hóa yếu tố tăng trưởng 1 giống như insulin (insulinlike growth factor- 1), chất này thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào thượng bì và nguyên bào sợi, điều này sẽ dẫn tới chứng gai đen (acanthosis nigricans). Những mạch máu liên quan trong bệnh đái tháo đường gồm cả những mạch máu nhỏ và lớn. Bệnh của những mạch máu nhỏ là nguyên nhân nguyên phát của bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận trong đái tháo đường. Bệnh của những mạch máu lớn bao gồm xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quị, và bệnh mạch máu ngoại biên. Bàn chân thần kinh trong bệnh đái tháo đường liên quan tới bệnh những mạch máu nhỏ và lớn. Ngoài ra, sự rối loạn phân bố thần kinh cảm giác trên da cũng thúc đẩy nhiễm trùng và chấn thương. Tăng đường huyết và nhiễm ceton acid sẽ làm giảm hóa ứng động và thực bào của bạch cầu. Ở những bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát tốt, có sự gia tăng nhiễm trùng da, nhiễm candida, erythrasma, bệnh nấm Mucor (mucormycosis), và viêm cân hoại tử. . kinh, mắt, và da. Sinh lý bệnh học: Gần như hầu hết bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đều có những biểu hiện về da. Cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh da liên quan tới đái tháo đường còn chưa. nhiều bệnh da có liên quan tới đái tháo đường đã biết được cơ chế bệnh sinh, như: chứng gai đen, chứng dày da trong đái tháo đường, phát ban vàng, nhiễm trùng da, và loét trong đái tháo đường. . Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1) BS Trần Thế Viện BM Da liễu Đại học Y dược TPHCM Đại cương: Bác sĩ Da liễu nói riêng và các bác sĩ nội

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN