ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 5) VI. BIẾN CHỨNG 1. Biến chứng cấp: Biến chứng cấp đặc hiệu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là tăng thẩm thấu do tăng glucose máu, hạ glucose máu, nhiễm toan lactique; ĐTĐ type 1 là nhiễm toan ceton. 1.1. Tăng thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS: Hyperglycemic Hyperosmolar State): Thường xảy ra ở người già. Giảm chức năng thận và rối loạn khát thường gặp ở người già, càng làm tăng cường độ và tính trầm trọng biến chứng này. Hôn mê với độ thẩm thấu HT > 340 mOsm/kg nước, không có nhiễm toan ceton. Lâm sàng tiến triển nhanh, mất nước, sốt và rối loạn ý thức (sững sờ, hôn mê, co giật động kinh). Mất nước nội và ngoại bào, chủ yếu nội bào. Thở nhanh, nông, nhưng không có mùi ceton. Cận lâm sàng: - Glucose máu tăng > 8 g/l (44 mmol/l), có thể đạt đến 20 g/l, nhưng luôn luôn > 7 g/l, Natri máu tăng rất cao (> 150 mmol/l); Kali có thể bình thường hoặc giảm do điều chỉnh glucose bằng insulin, ceton niệu (-). Thường có suy thận chức năng, urê luôn trên 1,5 g/l. - pH máu bình thường, dự trữ kiềm không thay đổi. - Có nhiều cách tính tăng độ thẩm thấu: (Na × 2) + G mmol/L > 320 mOsm/kg nước hoặc (Na + K + )2 + G + Urê > 340 mOsm/kg nước. 1.2. Hạ glucose máu: Là triệu chứng đáng ngại, nhất là ở bệnh nhân già ĐTĐ type 2 điều trị bằng sulfonylureas. Nếu bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần kinh tự động làm mất đáp ứng tiết catécholamin, làm che dấu triệu chứng hạ glucose máu nên bệnh nhân cũng như thầy thuốc không cảnh giác được. Hạ glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ già là nguồn gốc của tai biến mạch máu não hoặc mạch vành, càng tăng tử suất ĐTĐ, ngay cả dấu hạ glucose máu mức độ vừa nhưng nếu lập lại nhiều lần cũng rất nguy hại và không hồi phục. 1.3. Nhiễm toan acid lactic: Xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 lớn tuổi, thường có tổn thương suy tế bào gan, hoặc suy thận, và thường do điều trị bằng Biguanide. Hiếm gặp. 1.4. Nhiễm toan cetone đái tháo đường (DKA: Diabetic Ketoacidosis): Gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 hiếm. Tiền triệu có thể rất kín đáo: mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa. Đau vùng thượng vị, đặc hiệu theo thắt lưng. Tiểu nhiều và khát nước nhiều, nước tiểu có ceton > ++ là triệu chứng báo động, ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng. Có vài trường hợp nhiễm toan ceton nặng xảy ra trong vài giờ, hoặc vài ngày, và tốc độ xuất hiện là yếu tố chính giúp tiên lượng. Dấu lâm sàng rõ với khó thở do nhiễm toan: thở nhanh 25 lần/phút, khó thở 4 thì của Kussmaul. Rối loạn ý thức, thông thường không có dấu thần kinh khu trú và Babinski (-). Có dấu mất nước nội và ngoại bào. Rối loạn tiêu hoá (nôn mửa, đau bụng nhiều, đi chảy càng làm mất điện giải). Hơi thở có mùi aceton, hạ nhiệt thường gặp. Dãn đồng tử. Cận lâm sàng: glucose niệu (++++) và ceton niệu (+++). - ECG: phải thực hiện một cách hệ thống ngay khi bệnh nhân mới vào viện, đánh giá biên độ sóng T và xem có bất thường về dẫn truyền tim tương ứng với kali máu - Glucose máu: 3-5 g/l. - Thể ceton trong HT rất cao. - HCO 3 - giảm < 10 mEq/l, pH gần 7,0 hoặc thấp hơn (BT: 7,30). - Rối loạn kali máu: giờ đầu bình thường hoặc tăng, nhưng giảm nhanh trong 3 giờ sau. Vì thế theo dõi điện tim đều đặn là cần thiết. Bảng: Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm toan ceton ĐTĐ (DKA) và tăng thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS) - (theo ADA 2004). DKA Nhẹ Vừa Nặng HHS G huyết tương (mg/dl) > 250 > 250 > 250 > 600 pH động mạch 7,25- 7,30 7,00- 7,24 < 7,00 > 7,30 HCO-3 huyết tương (mEq/L) 15-18 10 - < 15 < 10 > 15 Ceton niệu + + + Ít Ceton huyết thanh + + + Ít Posm huyết thanh * Thay đổi Thay đổi Thay đổi > 320 Khoảng trống anion ** > 10 > 12 > 12 Thay đổi Tình trạng tri giác Tỉnh Tỉnh/ngủ gà Sửng sờ/hôn mê Sửng sờ/hôn mê * : Posm (mOsm/kg) = 2 Na (mEq/L) + G (mmol/L) ** : Khoảng trống anion = Na + – (Cl - + HCO3 - ) (mEq/L) . ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 5) VI. BIẾN CHỨNG 1. Biến chứng cấp: Biến chứng cấp đặc hiệu ở bệnh nhân ĐTĐ type. gan, hoặc suy thận, và thường do điều trị bằng Biguanide. Hiếm gặp. 1.4. Nhiễm toan cetone đái tháo đường (DKA: Diabetic Ketoacidosis): Gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 hiếm. Tiền triệu có