1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Biến chứng mạch máu lớn gây tử vong với người bị đái tháo đường (Kỳ 1)

7 462 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 169,45 KB

Nội dung

Biến chứng mạch máu lớn gây tử vong với người bị đái tháo đường (Kỳ 1) Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hội chứng bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tăng đường huyết. Nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp trên hệ mạch máu, là nguồn gốc chính của tình trạng bệnh tật và tỷ lệ tử vong ở cả bệnh nhân ĐTĐ type 1 và type 2. Nói chung, ảnh hưởng có hại của tăng đường huyết được chia ra 2 loại, biến chứng mạch máu lớn (bệnh động mạch vành, bệnh lý động mạch ngoại vi và đột qụy), và biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh cầu thận, bệnh lý thần kinh, bệnh lý võng mạc do ĐTĐ). Biến chứng mạch máu lớn ở BN ĐTĐ là do xơ vữa ở mạch máu trung bình và lớn, là hậu quả của tăng đường huyết, rối lọan mỡ máu (RLMM) và tăng huyết áp (THA). Điều quan trọng của người thầy thuốc là hiểu được sự liên quan giữa ĐTĐ và bệnh lý mạch máu bởi vì tỷ lệ ĐTĐ tiếp tục gia tăng, và biện pháp để phòng ngừa tiên phát và thứ phát những biến chứng này cũng phát triển. Dịch tễ học Bệnh lý mạch máu lớn tiến triển sớm và thường gặp ở BN ĐTĐ, nguyên nhân chính là xơ vữa mạch. Biểu hiện lâm sàng của xơ vữa mạch (XVM) xảy ra ở 3 hệ mạch: động mạch vành, mạch chi và động mạch cảnh ngòai sọ. ĐTĐ làm gia tăng tỷ lệ mắc và làm tăng nhanh quá trình diễn biến lâm sàng của mỗi nhóm. 2/3 BN ĐTĐ tử vong do bệnh lý tim mạch. Đặc trưng ĐTĐ typ 2 xảy ra trên cơ sở hội chứng chuyển hóa, bao gồm béo phì thể bụng, THA, RLMM và tình trạng tăng đông. Những yếu tố này có thể làm tăng bệnh lý tim mạch. Nhiều yếu tố nguy cơ trong đó ĐTĐ là 1 yếu tố nguy cơ độc lập làm cho nhồi máu, đột qụy và tử vong gia tăng. Trong số BN ĐTĐ type 2, phụ nữ có thể có nguy cơ BMV cao hơn nam giới. Sự xuất hiện bệnh lý vi mạch là đồng thời dự báo biến cố mạch vành. Bệnh mạch vành (BMV) BN ĐTĐ có nguy cơ BMV tăng gấp 2 - 4 lần, BMV gây bệnh tật nghiêm trọng và tăng tỷ lệ tử vong ở BN ĐTĐ,. Trong 1 nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc phải trong 7 năm của nhồi máu cơ tim (NMCT) hoặc tử vong ở BN ĐTĐ là 20% nhưng ở BN không ĐTĐ chỉ 3.5%. Bệnh sử của NMCT, tỷ lệ NMCT tái phát hoặc tử vong do biến cố tim mạch gia tăng ở cả 2 nhóm (18.8% ở BN không ĐTĐ và 45% ở BN ĐTĐ). Như vậy, BN ĐTĐ không có tiền sử NMCT có nguy cơ với biến cố mạch vành cấp xảy ra như ở BN không ĐTĐ có tiền sử NMCT. Trong số biến chứng mạch máu lớn ở BN ĐTĐ, bệnh mạch vành (BMV) có liên quan với ĐTĐ trong nhiều nghiên cứu, bắt đầu từ nghiên cứu Framingham. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nguy cơ nhồi máu cơ tim (NMCT) ở BN ĐTĐ tương đương với BN không bị ĐTĐ có tiền sử NMCT. Khuyến cáo mới của ADA và Hiệp hội tim mạch Mỹ (American Heart Association), ĐTĐ được xem như là 1 yếu tố nguy cơ tương đương BMV. BN nữ > 40 tuổi tử vong do thiếu máu cơ tim cao hơn so với nam giới. Bệnh mạch máu ngoại Bằng chứng dịch tễ học thừa nhận ĐTĐ làm gia tăng bệnh lý mạch máu ngoại vi. BN ĐTĐ có nguy cơ bệnh lý mạch máu ngoại vi tăng gấp 2 - 4 lần, thường biểu hiện có tiếng thổi động mạch đùi và mất mạch ở chân, và có tỷ lệ huyết áp mắt cá - cánh tay bất thường 11.9 - 16%. hời gian và tính khốc liệt của ĐTĐ tương quan với tỷ lệ mắc và phạm vi tổn thương của bệnh lý mạch máu ngoại vi. ĐTĐ làm thay đổi bản chất của bệnh lý mạch máu ngoại vi. BN ĐTĐ bị tắc bên dưới động mạch khoeo và vội hóa thành mạch phổ biến hơn so với BN không ĐTĐ. BN ĐTĐ thường có biểu hiện bệnh lý mạch máu ngoại vi với triệu chứng đau cách hồi và cắt cụt chi. Trong nghiên cứu Framingham, BN ĐTĐ nguy cơ đau cách hồi tăng 3.5 lần ở nam và 8.6 lần ở nữ. Bệnh lý mạch máu não ĐTĐ đồng thời là 1 yếu tố nguy cơ cao độc lập của đột qụy và bệnh lý mạch máu não như BMV. ĐTĐ gây ảnh hưởng bất lợi hệ thống tuần hòan động mạch não, giống như ảnh hưởng trên mạch vành và mạch chi. BN ĐTĐ xơ vữa mạch ngòai sọ nhiều hơn. BN ĐTĐ có tỷ lệ calci hóa động mạch cảnh gấp 5 lần. Trong số BN bị đột qụy tần số xuất hiện ĐTĐ gấp 3 lần nhiều hơn so với nhóm chứng. Nguy cơ đột qụy ở BN ĐTĐ tăng 150% đến 400%, và kiểm sóat đường huyết kém có liên quan trực tiếp đến nguy cơ đột qụy. ĐTĐ đặc biệt làm ảnh hưởng nguy cơ đột qụy trong số BN trẻ tuổi. Ở BN < 55 tuổi, ĐTĐ làm tăng nguy cơ đột qụy hơn 10 lần. Nguy cơ của mất trí liên quan đến đột qụy và tái phát, cũng như tỷ lệ tử vong liên quan đến đột qụy đều gia tăng ở BN ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu theo dõi chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong do bệnh lý mạch máu não gia tăng tất cả các lứa tuổi BN ĐTĐ type 1. Phụ nữ và xơ vữa mạch Mặc dù phụ nữ có yếu tố liên quan bảo vệ bệnh lý tim mạch so với nam giới, ĐTĐ làm giảm lợi ích đó trên nữ giới. ĐTĐ làm tăng tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim, đau cách hồi và đột qụy ở nữ giới so với nam giới cùng lứa tuổi. Cơ chế bệnh học Cơ chế bệnh học chính của bệnh lý mạch máu lớn là quá trình XVM, dẫn đến hẹp lòng động mạch đi khắp cơ thể. XVM là do viêm mạn tính và tổn thương thành động mạch ở hệ thống mạch ngoại vi và mạch vành. Ôxy hóa lipid từ tích lũy các phân tử LDL trong thành nội mạch của động mạch dẫn đến tổn thương nội mạch và viêm. Angiotensin II có thể xúc tiến quá trình ôxy hóa các phân tử này. Sau đó tế bào mono thâm nhiễm vào thành động mạch và trở thành đại thực bào, nó tích lũy lipid bị ôxy hóa thành dạng những tế bào bọt. Một khi, các tế bào bọt kích thích sự tăng nhanh đại thực bào và thu hút tế bào lympho T. Tế bào lympho T, quay trở lại làm tăng nhanh cơ trơn ở thành động mạch và tích tụ collagen. Kết quả của quá trình là tạo nên tổn thương xơ vữa giàu lipid. Khi làm vỡ tổn thương này dẫn đến nhồi máu cấp. Thêm vào đó ở BN ĐTĐ typ 2 có tình trạng tăng kết dính tiểu cầu và tăng đông. Giảm sinh ra nitric oxid và tăng hình thành gốc tự do trong tiểu cầu, như thay đổi sự điều chỉnh calci, có thể đẩy mạnh kết tập tiểu cầu. Gia tăng nồng độ của chất ức chế họat hóa plasminogen typ 1 đồng thời có thể giảm phân hủy fibrin ở BN ĐTĐ. Sự kết hợp giữa tình trạng tăng đông và giảm phân hủy fibrin sẽ làm tăng nguy cơ tắc mạchbiến cố tim mạch ở BN ĐTĐ type 2. . Biến chứng mạch máu lớn gây tử vong với người bị đái tháo đường (Kỳ 1) Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hội chứng bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tăng đường. huyết được chia ra 2 loại, biến chứng mạch máu lớn (bệnh động mạch vành, bệnh lý động mạch ngoại vi và đột qụy), và biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh cầu thận,

Ngày đăng: 29/10/2013, 00:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w