Họ và tên Lớp Trường tiểu………………………………………… KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 KIỂM TRA ĐỌC (Thời gian 30 phút) Mùa hoa dẻ Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ. Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các cánh hoa buông dài mềm mại. Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc. Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ. I-ĐỌC THẦM BÀI “MÙA HOA DẺ” RỒI KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT. 1- Hoa dẻ chín vào thời gian nào ? a/ Mùa đông b/ Mùa đông xuân c/ Mùa hè 2- Hương hoa dẻ có mùi thơm như thế nào? a/ Mùi thơm dễ chịu. b/ Mùi thơm ngan ngát mát dịu. c/ Cả hai ý trên 3- Có thể thay từ bình dị trong câu “Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ.” bằng từ nào dưới đây? a/ Đơn giản b/ Bình thường c/ Giản dị 4- Vì sao cứ mỗi độ hè về, tác giả lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ? a/ Vì tác giả yêu vẻ đẹp và hương thơm của hoa dẻ. b/ Vì hoa dẻ chín vào mùa hè, gắn với kỉ niệm tuổi học trò của tác giả. c/ Cả hai ý trên. 5-Trong bài có những loại câu nào em đã học? a/ Chỉ có câu kể b/ Chỉ có câu kể, câu khiến c/ Có cả câu kể, câu khiến, câu hỏi. 6- Chủ ngữ trong câu “ Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.” là: a/ con đường làng b/ con đường làng quê tôi c/ cứ mỗi độ hè về 7- Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a/ xinh xinh , mềm mại, mát rượi, dịu dàng, ẩn hiện b/ thoang thoảng, mềm mại, trong trẻo, lủng lẳng, ngan ngát c/ lác đác, mềm mại, thưởng thức, mát dịu II - ĐỌC THÀNH TIẾNG MỘT ĐOẠN TRONG CÁC BÀI SAU VÀ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI NỘI DUNG BÀI DO GIÁO VIÊN NÊU: 1- Khuất phục tên cướp biển (Trang 66) 2- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trang71) 3- Ga-vrốt ngoài chiến luỹ (Trang 80) 4- Dù sao trái đất vẫn quay (Trang 84) KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 KIỂM TRAVIẾT (Thời gian 55 phút) I-Chính tả (15 - 20phút) Bài: Lá bàng Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài. II - Tập làm văn (30 -35 phút) Em hãy tả một cây bóng mát hoặc một cây hoa ở sân trường em và viết theo hai nội dung sau: a/ Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp. b/ Tả một bộ phận của cây. Biểu điểm: Tiếng Việt viết: 10đ -Chính tả: 5đ ( một lỗi chính tả trừ 0,5 đ - Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1đ ) -Tập làm văn: 5đ (Nội dung đủ: 3đ Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ) Tiếng Việt đọc: 10đ - Bài đọc thầm và trả lời câu hỏi : 5 đ ( Câu 3,5 và 7 mỗi câu 1đ; Câu 1,2,4,6, mỗi câu 0,5đ) -Bài đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5đ (Đọc 4đ ; trả lời đúng 1đ ) Cách tính điểm Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên) Họ và tên Lớp 4 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TOÁN LỚP 4 (Thời gian 40 phút) Bài 1- (1đ)Phân số 8 3 bằng phân số nào dưới đây?(Hãy khoanh tròn vào phân số đó) A. 24 12 B. 40 9 C. 16 6 D. 32 24 Bài 2-(2đ) Tính rồi rút gọn: a/ 4 1 6 2 + b/ 6 5 7 4 x c/ − 6 5 3 1 d/ 7 2 : 5 4 Bài 3- (2đ) Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé(có giải thích cách làm) ; 3 4 ; 2 1 8 5 ; 6 7 ; 4 3 Bài 4- (2đ) Viết 1 chữ số thích hợp vào chỗ có dấu chấm để được a/ 1 8 chia hết cho 9 b/ 25 chia hết cho cả 3 và 5 Bài 4-(3đ) Cho hình H tạo bởi hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC với kích thước ghi trong hình vẽ sau. Tính diện tích hình H Bài giải A . ………………………………………………………………………………………………………………………………………… B 4cm E ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 5cm .D .4cm C G . phân số đó) A. 24 12 B. 40 9 C. 16 6 D. 32 24 Bài 2- (2 ) Tính rồi rút gọn: a/ 4 1 6 2 + b/ 6 5 7 4 x c/ − 6 5 3 1 d/ 7 2 : 5 4 Bài 3- (2 ) Viết các phân số sau theo. Lớp 4 KI M TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 20 09 – 20 10 MÔN TOÁN LỚP 4 (Thời gian 40 phút) Bài 1- (1đ)Phân số 8 3 bằng phân số nào dưới đây?(Hãy khoanh tròn vào phân số đó) A. 24 12 . thích cách làm) ; 3 4 ; 2 1 8 5 ; 6 7 ; 4 3 Bài 4- (2 ) Viết 1 chữ số thích hợp vào chỗ có dấu chấm để được a/ 1 8 chia hết cho 9 b/ 25 chia hết cho cả 3 và 5 Bài 4- (3đ) Cho hình H