Họ và tên Lớp Trường tiểu học………………………………… KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 KIỂM TRA ĐỌC (Thời gian 30 phút) I - ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP – 25 phút Hoa giấy Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết… Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời… Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thuở nhỏ… Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1 . Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào? a – Chỉ khác ở chỗ mỏng mảnh hơn. b – Chỉ khác ở chỗ rực rỡ sắc màu. c – Vừa mỏng mảnh hơn vừa rực rỡ sắc màu. 2 . Vì sao chỉ cần một làn gió thoảng, lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân tản mát bay đi mất? a – Vì cánh hoa giấy mỏng tang. b – Vì hoa bồng lên rực rỡ khi hè đến. c – Vì gió thoảng có sức hút rất mạnh. 3 . Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì? a – Hoa giấy đẹp một cách giản dị. b – Hoa giấy rời cành vẫn đẹp, rụng xuống vẫn tươi nguyên. c – Trời càng nắng, hoa càng nở rực rỡ. 4 . Đoạn 3 của bài văn có mấy hình ảnh so sánh? a – Một hình ảnh b – Hai hình ảnh c – Ba hình ảnh 5 . Có thể thay từ giản dị trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị”, bằng từ nào dưới đây? a – Chất phác b - Đơn giản c – Bình dị 6 . Từ chúng (trong đoạn 3 của bài văn) là đại từ thay thế cho cụm danh từ nào? a – Những cánh hoa giấy b – Những bông hoa giấy đã rời cành c – Vòm cây bông giấy lá chen hoa 7 . Dòng nào dưới đây chỉ gồm nững từ láy? a – Rực rỡ, trĩu trịt, mỏng mảnh, rung rinh, bồng bềnh b – Tưng bừng, giản dị, lang thang, rực rỡ, mỏng tang c – Trĩu trịt, tản mát, tàn úa, mỏng mảnh, phập phồng 8 . Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? a – Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. b – Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. c - Đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. (dùng dấu gạch chéo tách các vế câu em tìm được) 9 . Trong câu “Những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc.”, bộ phận nào là chủ ngữ? a – Những vồng hoa giấy b – Những vồng hoa giấy bồng bềnh c - Những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc II- ĐỌC THÀNH TIẾNG MỘT ĐOẠN TRONG CÁC BÀI SAU VÀ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI NỘI DUNG BÀI DO GIÁO VIÊN NÊU: - 5 phút 1- Phong cảnh đền Hùng (Trang 68) 2- Cửa sông (Trang 74) 3- Nghĩa thầy trò (Trang 79) 4- Tranh làng Hồ (Trang 88) KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 KIỂM TRAVIẾT (Thời gian 55 phút) I- Chính tả nghe- viết (15 phút) Bài viết: Qua những mùa hoa Tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời. Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư. Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. II - Tập làm văn (40 phút) Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 A - KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I- Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm) Đáp án: Câu 1: c (0,5 điểm) Câu 6: b (0,5 điểm) Câu 2: a (0,5 điểm) Câu 7: a (0,5 điểm) Câu 3: b (0,5 điểm) Câu 8: a (1 điểm, nếu không tách vế câu chỉ Câu 4: b (0,5 điểm) cho 0,5 điểm) Câu 5: c (0,5 điểm) Câu 9: c (0,5 điểm) II - Đọc thành tiếng - 5 điểm (Đọc 4đ ; trả lời đúng 1đ ) b- KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I- Chính tả- 5điểm ( một lỗi chính tả trừ 0,5 đ - Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1điểm ) II-Tập làm văn -5 điểm (Nội dung đủ: 3đ Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ) *Cách tính điểm Tiếng Việt viết: 10đ Tiếng Việt đọc: 10đ Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên) Họ và tên Lớp Trường tiểu học………………………………… KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TOÁN LỚP 5 (Thời gian 40 phút) Bài 1- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5cm 3 = dm 3 0,22m 3 = dm 3 1,952dm 3 = cm 3 23,36 m 3 = cm 3 Bài 2- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là 6 : 9 (hình vẽ) Thể tích :54cm 3 Thể tích : cm 3 Bài 3- Cho hình vẽ: a/ Diện tích hình thang ABCD là: cm 2 A 2,4cm B b/Diện tích tam giác ABD là : cm 2 2,5cm C 4,8cm D Bài 4- Cho hình vẽ: a/ Diện tích hình vuông ABCD là: cm 2 A B b/Diện tích hình tròn là : cm 2 ( Biết CB = 8cm ; AO = 4cm) C D Bài 5- Một cái bể lọc nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,8m, chiều rộng 1,5m, chiều cao 1m. Vật liệu dùng để lọc nước chiếm 1/3 thể tích của bể, phần còn lại chứa đầy nước. Hỏi trong bể có bao nhiêu lít nước ? (Biết:1dm 3 = 1lít) Bài làm: ………… 0 Biểu điểm: Bài 1: 2 đ Bài 2: 1 đ Bài 3 : 2đ Bài 4 : 2đ Bài 5 : 3đ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TOÁN LỚP 5 (Thời gian 40 phút) Bài 1- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(2 điểm ) 5cm 3 = 0,005dm 3 0,22m 3 = 220 dm 3 1,952dm 3 = 1952cm 3 23,36 m 3 = 23360000cm 3 Bài 2- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm) Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là 6 : 9 (hình vẽ) Thể tích: 54cm 3 Thể tích: 81 cm 3 Bài 3- Cho hình vẽ: a/ Diện tích hình thang ABCD là:.9cm 2 (1 điểm) A 2,4cm B b/Diện tích tam giác ABD là :.3cm 2 (1 điểm) 2,5cm C 4,8cm D Bài 4- Cho hình vẽ: a/ Diện tích hình vuông ABCD là: 32cm 2 (1 điểm) A B b/Diện tích hình tròn tâm O là :50,24cm 2 (1 điểm) ( Biết CB = 8cm ; AO = 4cm) C D Bài 5- (3 điểm) Thể tích của toàn bộ bể lọc đó là: 1,8 x 1,5 x 1 = 2.7 (m 3 ) (1 điểm) Thể tích phần chứa nước là: 2,7 : 3 x 2 = 1,8 (m 3 ) (0,5 điểm) đổi 1,8m 3 = 1800dm 3 (0,5 điểm) Biết 1dm 3 = 1 lít. Vậy lượng nước có trong bể lọc đó là 1800 lít (0,5 điểm) Đáp số: 1800 lít (0,5 điểm) 0 . phút) Bài 1- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (2 điểm ) 5cm 3 = 0,005dm 3 0 ,22 m 3 = 22 0 dm 3 1, 952 dm 3 = 1 952 cm 3 23 ,36 m 3 = 23 360000cm 3 Bài 2- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm) Biết. (0 ,5 điểm) Câu 7: a (0 ,5 điểm) Câu 3: b (0 ,5 điểm) Câu 8: a (1 điểm, nếu không tách vế câu chỉ Câu 4: b (0 ,5 điểm) cho 0 ,5 điểm) Câu 5: c (0 ,5 điểm) Câu 9: c (0 ,5 điểm) II - Đọc thành tiếng - 5. 0 Biểu điểm: Bài 1: 2 đ Bài 2: 1 đ Bài 3 : 2 Bài 4 : 2 Bài 5 : 3đ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KI M TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 09 – 20 10 MÔN TOÁN LỚP 5 (Thời gian 40 phút) Bài 1-