1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 3 ppt

5 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 161,31 KB

Nội dung

Lời xin lỗi con Lời xin lỗi con khó nhưng thật cần thiết Anh bạn Khanh bị cậu con trai 16 tuổi trách "sao không bao giờ thấy ba xin lỗi". Theo lời anh thì chưa một lần nó cãi lời bố mẹ, thậm chí nói gì nghe nấy nhưng gần đây cậu dở chứng. Mỗi lần anh nói oan cho nó chuyện gì, nó không im lặng mà "dặm" một câu: "Ba biết mình sai mà không chịu nhận lỗi". Trong một cuộc họp mặt đồng hương, mấy bậc cha mẹ tuổi xấp xỉ 40 ngồi kể chuyện gia đình, con cái. Câu chuyện dần nóng lên khi một chị bạn đang làm chuyên viên tâm lý đặt câu hỏi: "Có bao giờ mấy anh chị xin lỗi con cái chưa?". Nhiều người mới giật mình, cả đời chưa bao giờ nghĩ đến chuyện nhận lỗi trước mặt chúng huống chi là xin lỗi. Thời của họ, mỗi lần bị bố đánh oan, tôi chỉ biết nuốt nước mắt, các cụ không có lấy một câu hỏi han, nói gì đến xin lỗi. Nhưng hình như, thời bây giờ đã khác. Nói như chị bạn chuyên viên tâm lý, muốn nuôi dạy con tốt, cha mẹ không chỉ biết trách phạt hay đổ lỗi cho con cái mà còn phải biết nhận lỗi, thậm chí còn xin lỗi trong những tình huống đặc biệt. Chị kể, con gái chị năm nay vừa tròn 13 tuổi. Mỗi lần đi học về, cháu thường tâm sự với chị chuyện trong lớp. Có lần cháu kể cô giáo bắt phạt cả lớp vì không ai làm bài tập đem về nhà. Mọi người đã một mực phản đối vì rõ ràng cô giáo không hề căn dặn làm bài tập gì cả. Sau một hồi đưa ra những "bằng chứng", cô giáo phải xin lỗi trước lớp vì sự lơ đễnh của mình. Kể xong câu chuyện, con bé có vẻ rất thích vì theo lời của nó "hiếm khi nào tụi con nhận được lời xin lỗi từ thầy cô" và nó còn hỏi ngược lại chị bạn của tôi rằng: "Vậy ba mẹ có bao giờ xin lỗi con cái không hả mẹ?" Tất nhiên, câu trả lời của chị bạn tôi là "cũng có", nhưng khi trở thành đề tài bàn luận lại ít người tán đồng chuyện này. Anh Hoàng Minh, giám đốc chi nhánh công ty xuất nhập khẩu cho rằng: "Nếu cha mẹ cứ xin lỗi con cái thì chắc chúng nó loạn lên hết". Còn chị Hiền Mai, kế toán văn phòng đưa ra ý kiến: cha mẹ đâu phải ngang hàng phải lứa với tụi nó mà xin lỗi. Và không ít người trong buổi họp mặt đó cũng đồng ý rằng, chuyện cha mẹ xin lỗi con cái là hoàn toàn vô lý. Như anh Minh Tuấn thẳng thắn: "Mình lo cho nó đã mệt lắm rồi. Chỉ có mỗi cái quyền dạy dỗ, rầy la mà còn bắt phải xin lỗi thì thôi, tôi khỏi làm cha cho rồi!" Quan niệm về chuyện nuôi dạy con cái của mỗi người mỗi khác và để cho mọi người tiếp thu quan điểm của người khác không phải là chuyện dễ dàng. Chị kể câu chuyện của một khách hàng nhờ tư vấn. Con trai vị khách hàng đó năm nay 17 tuổi. Một hôm, mẹ thằng bé phát hiện trong ba lô của con trai mình có rất nhiều bao cao su. Quá bất ngờ và không kềm được tức giận, chị đã tát thẳng vào mặt con trai mình. Thế là, trong mắt mọi người, thằng bé trở thành kẻ xấu xa và bị cả gia đình lên án. Ngay đêm hôm đó, thằng bé bỏ nhà đi. Hoảng hốt, cả nhà phải tìm gặp thầy giáo trình bày sự việc nhờ giúp đỡ. Khi đó mới vỡ lẽ ra, con trai của mình làm tuyên truyền viên cho đội công tác xã hội của trường nên… Và thế là, một tin nhắn "ba mẹ xin lỗi, mong con mau quay về" được đăng tải. Lựa lời mà nói Dù bạn không muốn, nhưng những câu nói vô tình của bạn lại làm tổn thương con trẻ. Lúc nóng giận, bực bội, bạn vô tình thốt ra những lời nói nặng nề (dù bạn không nghĩ là như thế). Cũng có khi bạn tự nhủ: “Ôi bọn con nít, muốn nói gì thì nói. Không hơi đâu mà lựa lời”. Thật ra, mỗi lời bạn nói đều tác động đến suy nghĩ, tâm hồn và hành động trẻ thơ. Để hạn chế tổn thương cho con cái, các nhà tâm lý khuyên bạn nên chọn những cách nói nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến: “Con lại làm đổ nước ra đầy nhà rồi phải không?” Câu hỏi này làm bé xấu hổ, và không có tác dụng khuyến khích bé làm tốt hơn. Bé sợ hãi, thiếu tự tin đối với bất cứ việc gì. Bạn nên nói: “Giúp mẹ lau khô chỗ này đi. Lần sau nhớ cẩn thận nha cưng!” “Đã nói là không được vứt khăn ướt lên giường rồi mà ” Trẻ không thể nhớ tất cả những gì người lớn nhắc nhở. Vì thế, vụng về là tất yếu. Nếu bị mắng, trẻ sẽ mặc cảm rằng mình chẳng thể làm gì ra hồn. Bạn nên nói: “Nhớ treo khăn ướt ở nhà tắm nghe con”. “Anh Hai vẽ đẹp ơi là đẹp. Con phải cố gắng để vẽ giỏi như anh ấy đi chứ.” Sự so sánh cho hiệu quả ngược lại điều bạn muốn. Bé sẽ mặc cảm, thất vọng, oán ghét anh nó. Bạn nên nói: “Con học giỏi Toán nhưng hình như con không thích môn vẽ lắm phải không? Để mẹ nhờ cô giáo giúp con nhé!” “Con thật là vô tích sự. Chẳng dọn dẹp, còn làm bừa bộn thêm.” Chỉ trích thô bạo cũng có nghĩa là ngăn cản mọi động cơ thúc đẩy bé cố gắng để thành công. Bạn nên nói: “Nào, mau giúp mẹ dọn và lau bàn ăn đi, bé cưng.” “Con luôn luôn làm mẹ phải bực mình.” Các câu la mắng bắt đầu bằng “con” luôn mang tính chất buộc tội. Bạn nên bảo: “Con làm thế, mẹ rất buồn". Cho bé biết cảm giác của bạn nghĩa là tác động vào tình cảm. “Lại đái ra giường rồi! Đây vào nhà vệ sinh có mấy bước cũng sợ!" Trẻ thường sợ bóng tối, mưa gió, sấm chớp Chúng cần được cảm thông. Bạn nên nói: “Sợ gì hả con, nói mẹ nghe nào! Mẹ đi cùng con vào nhà vệ sinh nghe”. Nếu trót xúc phạm con trong cơn nóng giận, sau đó bạn nên ân cần: “Mẹ xin lỗi, mẹ không cố ý nói thế”. Không chỉ xoa dịu tự ái của trẻ, đây còn là bài học cơ bản dạy trẻ biết xin lỗi sau khi làm người khác phiền lòng. . mà ” Trẻ không thể nhớ tất cả những gì người lớn nhắc nhở. Vì thế, vụng về là tất yếu. Nếu bị mắng, trẻ sẽ mặc cảm rằng mình chẳng thể làm gì ra hồn. Bạn nên nói: “Nhớ treo khăn ướt ở nhà. Lựa lời mà nói Dù bạn không muốn, nhưng những câu nói vô tình của bạn lại làm tổn thương con trẻ. Lúc nóng giận, bực bội, bạn vô tình thốt ra những lời nói nặng nề (dù bạn không nghĩ là như. cái mà còn phải biết nhận lỗi, thậm chí còn xin lỗi trong những tình huống đặc biệt. Chị kể, con gái chị năm nay vừa tròn 13 tuổi. Mỗi lần đi học về, cháu thường tâm sự với chị chuyện trong

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN