Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 5 ppt

6 440 0
Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 5 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sau đây là những sai lầm khác: Không có thời gian nghỉ: Cuộc sống thay đổi khi bạn trở thành cha mẹ. Những ông bố bà mẹ trẻ dường như không nhận ra rằng tất cả thời gian dành cho đứa con, đặc biệt trong những tháng đầu, là nguyên nhân khiến cả hai trở thành mệt mỏi, cáu gắt. Hãy dành thời gian để được thư giãn: Uống cà phê sáng, ăn trưa với bạn bè, đi dạo Bạn sẽ thực hiện được điều này nếu biết cách sắp xếp công việc hợp lý. Mất ngủ: Trẻ em mới sinh có giờ giấc ngủ nghỉ chưa ổn định theo nhịp sinh học bình thường. Chẳng hạn, nhiều bé có thể chơi suốt đêm và ban ngày ngủ. Các bà mẹ kiệt sức vì phải thức cùng bé. Thậm chí, có nghiên cứu đã chỉ ra, nhiều bà mẹ mất từ 450-700 giờ ngủ khi nuôi trẻ trong năm đầu. Hãy thích nghi với giờ ngủ của bé, con ngủ thì mẹ ngủ. So sánh con mình với các trẻ em khác: Đây là một lỗi khá tự nhiên mà các bà mẹ mắc phải mà không nhận ra. Chẳng hạn, khi thấy các em bé cùng tuổi với con bạn, trong óc bạn bắt đầu so sánh: Đứa nào xinh hơn, cao hơn, nhanh nhẹn hơn… Có thể sự so sánh này là để biết tốc độ phát triển của trẻ, song không phải bé nào cũng phát triển giống nhau. Muốn biết trẻ có phát triển tốt không, hãy căn cứ vào sự phát triển trung bình của từng lứa tuổi. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn nếu bé nhỏ hơn hay thấp hơn các em bé khác. Sao nhãng bản thân và quan hệ vợ chồng: Bạn cần luôn nhớ rằng bạn còn gia đình chứ không phải chỉ có mỗi em bé. Hãy dành thời gian cho bản thân và gia đình. Đừng để công việc về con cái khiến mình trở nên luộm thuộm và phai nhạt tình cảm vợ chồng. Lo lắng quá mức: Bạn luôn lo lắng về sức khỏe của bé, thấy một biểu hiện nhỏ cũng cuống quýt lên. Điều đó hẳn là không tốt. Hãy luôn giữ cho mình thái độ bình tĩnh và lạc quan. Khi trẻ có những dấu hiệu lạ hoặc bất thường, sự bình tĩnh, tỉnh táo giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn. Quá bao bọc trẻ: Đây cũng không phải là giải pháp hay cho trẻ. Hãy để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, bởi đó là cách để bé phát triển, học hỏi và nhanh chóng cứng cáp hơn. Có thể bạn chưa biết, đôi khi cho bé nghịch đất cát một chút lại tốt cho việc xây dựng hệ miễn dịch. Quên tận hưởng những khoảnh khắc: Trẻ em lớn rất nhanh, vì thế có thể bạn sẽ hối tiếc nếu không lưu giữ những giai đoạn phát triển của bé. Hãy lưu lại những hình ảnh, sưu tập các bài báo về mốc thời gian quan trọng của trẻ, ghi chép lại những gì đáng yêu ngộ nghĩnh về con mình… Điều này sẽ đem lại niềm vui hằng ngày cho bạn và là món quà bất ngờ cho bé mai sau. Nuôi con bằng sữa mẹ có nên ăn kiêng? Theo nghiên cứu của Hiệp hội ăn kiêng Mỹ, các bà mẹ đang cho con bú luôn thiếu một lượng canxi, vitamin B6, D, E, kẽm và axit folic. Do đó, người ta khuyên rằng không nên theo chế độ ăn kiêng trong thời gian này. Đừng quá bận tâm về việc lấy lại vóc dáng vì cơ thể bạn cũng sẽ tự động giảm cân trong quá trình cho bé bú. Thử nghĩ xem, nếu phải lựa chọn giữa một vóc dáng đẹp và sức khỏe của một đứa con thân yêu, bạn sẽ chọn bên nào? Chắc chắn sức khỏe của bé là trên hết! Dáng đẹp hay con khoẻ? Đó là điều bạn nên cân nhắc trước khi quyết định ăn kiêng. Trong thời gian cho con bú, mỗi ngày bạn phải nạp thêm vào cơ thể ít nhất 500 calo cho việc tạo sữa. Như bình thường, một người phụ nữ cần 1800 calo/ngày và bà mẹ cho con bú sẽ cần tới 2700 calo để sản xuất sữa liên tục cho em bé bú cả ngày. Nếu chế độ ăn uống nghèo nàn và kiêng khem quá mức, cơ thể sẽ cho ra sữa không đủ dinh dưỡng, thậm trí không ra sữa mà đôi khi chính người mẹ cũng không hiểu nguyên nhân do đâu. Tuy nhiên, người trực tiếp gánh chịu hậu quả lại chính là con bạn. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời gian cho con bú, bà mẹ không nên giảm quá 2kg/tháng. Nếu giảm quá mức này, bạn cần nạp thêm năng lượng cho cơ thể bằng những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng như ngũ cốc, rau quả, thịt, cá, trái cây Các loại nước ép trái cây cũng rất bổ dưỡng do có nhiều vitamin và khoáng chất, góp phần giữ cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu bà mẹ đang nuôi con bú mà ăn kiêng, lúc mẹ chưa kịp giảm cân đứa trẻ đã sụt ký từ lúc nào. Do đó ăn uống cũng là một phần vô cùng quan trọng không chỉ cho người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Cần uống nhiều nước Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, có những việc rất đơn giản nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của cả bà mẹ và em bé mà không phải ai cũng để ý: uống nhiều nước và bổ sung vitamin, khoáng chất. Bạn biết đấy, trong thành phần sữa mẹ, nước chiếm gần 87%. Vì vậy, việc sản xuất sữa gần như gắn liền với hoạt động của người mẹ. Uống nước rất có lợi trong việc tạo sữa, bạn hãy uống thật nhiều lần trong ngày. Không nên để đến lúc thật khát mới uống, như vậy sẽ không tốt trong việc tạo sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Nếu thấy khó tập thói quen uống nhiều nươc, mỗi lần cho con bú, bạn hãy uống một cốc nước to. Trong thời gian mang thai và nuôi con mọn, bạn nên tránh hoặc hạn chế tối đa các thức uống có cafein. Chất kích thích này sẽ ngấm vào sữa và gây tác động xấu đến giấc ngủ của em bé. Bạn cũng không nên dùng đồ uống có chất cồn. Các nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ dùng loại này sẽ ảnh hưởng đến đến sự phát triển khả năng vận động của con. Ngoài ra, những loại chứa cafein và cồn còn làm cho cơ thể bị mất nước do lợi tiểu. Bổ sung vitamin và khoáng chất Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ rất cần bổ sung một lượng đa sinh tố và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt. Nên chú ý, trong thời gian cho con bú, tuyệt đối không nên dùng các loại thuốc có chiết xuất từ thảo mộc hay thảo dược (dù chỉ là để bồi bổ sức khỏe) nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua qua sự mách bảo của người khác. Bạn cũng nên chú ý đến lượng vitamin nạp vào cơ thể. Ngoài những loại thông thường như vitamin A, B, C, D bạn cần nạp một lượng choline đầy đủ. Chất bổ này là chìa khóa cho sự phát triển não bộ của em bé. Các thực phẩm giầu choline như trứng, thịt bò nạc, đậu nành, cá là những món ăn cần đưa vào thực đơn hàng ngày của bạn. Mỗi ngày bạn cần 425 mg choline. Bên cạnh đó, các axit béo Oméga 3 và Oméga 6 cũng rât cần thiết cho bữa ăn hàng ngày. Chúng có nhiều trong cá hồi, cá biển có sọc hay cá có phần thịt nâu sẫm ở lưng. Các axit béo này giúp hình thành và phát triển tế bào não cho con bạn. Do vậy, nếu muốn lấy lại vóc dáng sau khi sinh, bạn không nên ăn kiêng mà cần "đầu tư" cho vận động, tập thể dục tại nhà (mỗi ngày 30 phút). Vóc dáng cũng sẽ lấy lại nhanh sau thời gian cai sữa chứ không lâu như bạn nghĩ. Các bài tập thể dục không những giúp bạn lấy lại phom mà còn làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, tạo cho bạn một sinh lực dồi dào. Từ đó nguồn sữa của bạn cũng có chất lượng tốt hơn và em bé sẽ khỏe mạnh. Thể dục còn giúp bạn tránh được căng thẳng, là một trong những nguyên nhân gây thèm ăn. 8 thói quen tốt cho bé cưng Bé có khuynh hướng học theo người lớn. Vì vậy bạn cần rèn luyện để trở thành tấm gương sáng cho con noi theo. Bạn muốn con mình có được những thói quen lành mạnh, giúp ích cho cuộc sống của chúng sau này? Khi chơi xong người lớn phải luôn nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn Ngay từ bây giờ, bạn hãy lên kế hoạch cùng bé bắt tay vào rèn luyện những điều cơ bản nhất. 1. Hạn chế các rủi ro Ngay từ khi trẻ lẫm chẫm tập đi, bạn hãy dạy con biết chú ý đến sự an toàn của bản thân, tránh các vật nhọn, sắc, cạnh bàn, góc tủ Điều này giúp bé có tính cẩn thận trong công việc khi trưởng thành. 2. Giữ thói quen nấu ăn Chuyện bếp núc có thể là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, nhưng bằng bất cứ giá nào, bạn cũng nên vào bếp chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Thường xuyên, "măm măm" các bữa ăn do mẹ chế biến, con bạn sẽ dần yêu thích việc nấu ăn. Đồng thời, ăn cơm ở nhà còn giúp bé hạn chế các chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau củ hơn. 3. Ăn quà vặt chọn lọc Có thể bánh, mứt và nước uống có gas là các món quà vặt khoái khẩu của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên chất đống những loại thực phẩm ấy trong tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy dự trữ các loại trái cây và rau quả tươi, thực phẩm bơ sữa ít chất béo và nước. Khi trưởng thành, nếu bé cưng nhà bạn vẫn tiếp tục duy trì thực đơn lành mạnh, ít năng lượng và nhiều chất bổ dưỡng, chắc chắn chúng sẽ trông trẻ hơn 4 tuổi so với các bạn đồng trang lứa. 4. Khuyến khích trẻ vận động Bạn không muốn bé gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần khi trưởng thành? Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động đòi hỏi trẻ vận động và tương tác nhiều với môi trường xung quanh. . hơn… Có thể sự so sánh này là để biết tốc độ phát triển của trẻ, song không phải bé nào cũng phát triển giống nhau. Muốn biết trẻ có phát triển tốt không, hãy căn cứ vào sự phát triển trung. trẻ: Đây cũng không phải là giải pháp hay cho trẻ. Hãy để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, bởi đó là cách để bé phát triển, học hỏi và nhanh chóng cứng cáp hơn. Có thể bạn chưa biết, đôi. đồ uống có chất cồn. Các nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ dùng loại này sẽ ảnh hưởng đến đến sự phát triển khả năng vận động của con. Ngoài ra, những loại chứa cafein và cồn còn làm cho cơ

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan