Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 6 pdf

6 350 0
Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 6 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông qua những hoạt động lành mạnh đó, bé sẽ hình thành và phát triển ý thức khép mình vào kỷ luật, tinh thần đồng đội, khả năng lãnh đạo và kỹ năng hòa nhập xã hội. Đó là hành trang quý giá, giúp bé thành công sau này. Quan trọng hơn, nếu giữ thói quen tập thể dục, con bạn có thể làm chậm quá trình lão hoá. 5. Kiểm tra sức khỏe Nhiều người lớn vẫn xanh mặt khi phải đến bệnh viện, gặp bác sĩ. Vì vậy, họ thường né tránh việc kiểm tra sức khỏe. Khi nhập viện, bệnh đã ở giai đoạn cuối, ít có cơ hội chữa khỏi. Hãy dạy bé hiểu giá trị của việc ngăn ngừa bệnh bằng cách duy trì thói quen đưa con đi khám sức khỏe định kỳ ngay từ những năm đầu đời của trẻ. Điều này giúp giúp bé bớt căng thẳng mỗi khi gặp bác sĩ. 6. Tấm gương sáng Rèn cho trẻ thói quen tốt là điều cần thiết, nhưng bạn đừng quên để ý mình. Đừng bảo trẻ rửa tay trước khi ăn, còn bạn lại ngồi vào bàn với đôi tay vừa lau chùi, dọn dẹp xong. Hãy làm gương cho con, đừng thuyết giáo. 7. Lắng nghe con trẻ Đừng vì bận rộn mà bạn bỏ qua việc hỏi han và quan tâm đến thế giới của con. Hãy lắng nghe những câu chuyện của bọn trẻ, như vậy bạn đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai mẹ con. Qua đó, con bạn sẽ ít rơi vào trạng thái trì trệ, lo lắng. Thay vào đó, chúng sẽ có lòng tự trọng cao và có mối quan hệ lành mạnh hơn khi trưởng thành. 8. Vệ sinh cá nhân Nếu con bạn có thói quen giữ vệ sinh đúng cách, khi trưởng thành chúng sẽ có một cuộc sống khoẻ mạnh hơn. Mỗi ngày, bạn nên nhắc nhở bé đánh răng, súc miệng sạch sẽ sau bữa ăn và rửa tay khi đi vệ sinh xong. Thói quen này giúp con bạn tránh xa các nguy cơ lây nhiễm bệnh ngay từ bé. Hẳn bạn sẽ rất vui nếu biết chỉ với thói quen đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, sau này, con bạn có thể trông trẻ hơn tuổi thật của mình đến sáu năm. Làm thế nào để con chịu đi ngủ đúng giờ? Mỗi tối, bé thường không chịu đi ngủ. Dưới đây là một số cách giúp bạn thiết lập thường lệ giờ đi ngủ mỗi tối: · Bạn cần đảm bảo con đi ngủ vào một giờ cố định mỗi tối. Con trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn khi trẻ em có giờ đi ngủ và những thường lệ ổn định. Ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ ngủ đủ. · Cuối tuần, bạn không nên cho con ngủ muộn hơn ngày thường 1 giờ. Bởi nếu tối thứ bảy ngủ muộn, giờ giấc của bé sẽ thay đổi và ảnh hưởng tới sáng thứ hai. Nếu bạn cảm thấy cần thiết, bạn có thể chuẩn bị những hoạt động hấp dẫn vào các buổi sáng cuối tuần để con bạn hứng thú và trèo ra khỏi giường. · Cố gắng hạn chế các hoạt động mạnh, xem ti vi, các trò chơi điện tử và trò chơi vi tính trước giờ đi ngủ một hoặc 2 tiếng. Trong khoảng thời gian đó, bạn nên cho bé tham gia các hoạt động nhẹ nhàng, bé sẽ không bị kích động và dễ ngủ hơn. · Trước khi đến giờ đi ngủ 5 phút, bạn nên nhắc con “Còn 5 phút nữa (hoặc: khi nào đồng hồ tới số X), con sẽ đến giờ đi ngủ”. Khi bạn nhắc trước, bé sẽ chủ động sắp xếp để hoàn thành nốt công việc hoặc trò chơi của bé. · Tạo những công việc thường lệ trước giờ đi ngủ như đọc truyện, hát hoặc nói chuyện với cha mẹ. · Quan tâm tới các nhu cầu về thể chất để bé không còn lý do gì để trèo ra khỏi giường. Bạn đảm bảo rằng bé mặc quần áo ngủ thoải mái, có mang theo chiếc chăn hoặc con thú yêu quý của mình. Một số trẻ muốn uống nước trước giờ đi ngủ, bạn có thể lấy cho bé uống. Sau đó, bạn hỏi con “Con còn muốn gì nữa không?” Nếu trẻ không còn yêu cầu gì nữa, bạn có thể nói với con “Vậy đến giờ đi ngủ”. · Nếu anh chị lớn của bé được phép đi ngủ muộn hơn bé, các anh chị cần tham gia các hoạt động tĩnh và yên lặng để tránh kích thích bé. · Nếu bé ngủ riêng phòng, bạn hãy ra khỏi phòng bé trước khi bé thức để bé học cách tự ngủ. Cho trẻ em quá nhiều thứ có làm hư trẻ? Không bậc cha mẹ nào muốn làm hư trẻ em – không muốn trẻ trở thành người ích kỷ, đòi hỏi, không quan tâm tới người khác hay hỗn xược. Vậy cho trẻ cái gì để không khiến trẻ hư? Bạn không thể làm hư con trẻ với tình yêu của bạn. Trẻ em cần tình yêu của cha mẹ cũng như cần thức ăn và nước uống. Vấn đề là bạn cần xác định rõ “tình yêu bạn dành cho con”. Chúng ta không yêu thương bọn trẻ khi chúng ta đáp ứng mọi mong muốn về vật chất của trẻ. Chúng ta thường nghĩ rằng mua thật nhiều đồ chơi hoặc đáp ứng các hoạt động vui chơi giải trí mà trẻ em mong muốn là thể hiện tình yêu thương của mình với bọn trẻ, nhưng việc nuông chiều trẻ em như vậy sẽ khiến trẻ hư. Dưới đây là 3 hậu quả tiêu cực lớn nếu chúng ta đáp ứng mọi nhu cầu vật chất của trẻ em: 1. Nuông chiều trẻ về vật chất sẽ khiến trẻ có những hành vi nghiện ngập – thoả mãn các nhu cầu vật chất. Nhiều người thích tiêu tiền hoặc các hoạt động vui chơi giải trí khác để lấp chỗ trống trong tâm hồn họ. Nếu họ căng thẳng, thay vì đi tìm nguyên nhân – đó có thể là do họ không biết cách tự chăm sóc bản thân, họ sẽ phủ nhận các cảm xúc của mình bằng một số hoạt động mang tính nghiện ngập như xem tivi, thức ăn, uống rượu,… Khi chúng ta mua quá nhiều đồ chơi cho con, đáp ứng quá nhiều các trò vui chơi giải trí, cho con ăn quá nhiều thức ăn, hoặc cho phép trẻ em xem ti vi quá nhiều, chúng ta không yêu thương trẻ. Chúng ta đang huấn luyện con trở thành người nghiện ngập những thứ đó. 2. Thông thường, cha mẹ thường đáp ứng nhu cầu của trẻ nhưng quên đáp ứng nhu cầu của chính cha mẹ. Chúng ta không yêu trẻ nếu chúng ta đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ nhưng lại không quan tâm đáp ứng nhu cầu của mình. Nếu bạn thường xuyên đáp ứng nhu cầu của con mà bỏ quên nhu cầu của bạn, trẻ sẽ hiểu rằng mình được quyền không quan tâm tới nhu cầu của người khác và được phép hỗn xược với người khác. Con trẻ không biết cách quan tâm tới người khác nếu bạn không hướng dẫn trẻ biết quan tâm tới bạn bằng cách chính bạn quan tâm tới nhu cầu của mình. Trẻ sẽ học cách cư xử với bạn theo cách mà bạn cư xử với bạn. Bởi vậy, bạn không thực sự yêu con nếu như bạn chỉ mải đáp ứng các nhu cầu của con mà bỏ qua các nhu cầu của bạn. Khi bạn không tôn trọng bạn, con trẻ cũng sẽ không tôn trọng cha mẹ. 3. Một trong những vấn đề lớn trong xã hội là bọn trẻ sẽ có cách nhìn lệch lạc, đánh giá giá trị bản thân dựa vào những gì người khác nhìn thấy và vật chất mà trẻ có như trẻ có nhiều đồ chơi, quần áo không. Trừ khi cha mẹ chỉ cho trẻ em thấy rằng bạn đánh giá cao trẻ dựa vào những phẩm chất như sự quan tâm của trẻ đối với người khác, tính sáng tạo của trẻ, cảm thông với người khác, vui vẻ, say mê cuộc sống. Giá trị bản thân xuất phát từ nội tâm, từ việc đánh giá cao chúng ta là ai chứ không phải chúng ta nhìn như thế nào và chúng ta làm gì. Thật không may, xã hội vật chất ngày nay khiến mọi người xác định giá trị bản thân dựa vào vật chất như xe hơi, nhà cửa hoặc quần áo. Khi chúng ta làm hư con trẻ bằng cách giúp trẻ sở hữu nhiều đồ chơi, quần áo đẹp, trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào đánh giá của người khác về giá trị bản thân. Chúng ta có thể làm hư con trẻ bằng vật chất nhưng chúng ta không thể làm hư con trẻ bằng tình thương yêu. Tình thương yêu của cha mẹ là hãy chấp nhận trẻ như trẻ vốn có. Tình thương yêu của bạn chính là hiểu con, cảm thông và quan tâm tới trẻ. Bạn dành thời gian riêng cho trẻ, thực sự lắng nghe trẻ. Món quà lớn nhất mà bạn có thể dành cho con là dánh giá cao bản thân chúng dựa vào những phẩm chất của trẻ. Vật chất không bao giờ có thể thay thế được tình thương yêu thực sự bạn dành cho con. Khi chúng ta có thời gian thư giãn, bạn thử kiểm tra lại những giá trị và mong đợi mà bạn thường truyền đạt lại cho con. Có lẽ, thay vì dành thật nhiều tiền bạc để mua quà cho con, các thành viên trong gia đình có thể mua quần áo và thức ăn tặng những người cần đến chúng. Thay vì làm hư con bằng cách đáp ứng và mua cho trẻ quá nhiều thứ, bạn có thể giúp trẻ hiểu về giá trị bản thân qua việc tạo cơ hội cho trẻ học cách cho, và quan tâm tới người khác. Ươm hạt cho tâm hồn Cây kiến thức phải được chăm bón hàng ngày bằng thức ăn tinh thần mới sinh được quả ngọt. Không biết từ bao giờ, những trang sách thơm mùi giấy mới dần bị rơi xuống hàng thứ yếu. Hỏi một thanh niên đang chúi mũi vào laptop: "Anh có đọc sách không?", ngay lập tức, ta nhận được cái cười khì và câu trả lời phớt tỉnh: "Bận quá! Thời gian đâu mà đọc". Gặp một cô gái đang hí hoáy vẽ bản đề án, câu trả lời có phần "trách nhiệm" hơn: "Thời buổi thông tin, phải đọc báo chí để cập nhật tin tức, đọc sách làm gì?" Sách không còn cần thiết trong thời buổi thông tin? Không ai chối bỏ việc cập nhật thông tin của báo chí. Thế nhưng, bạn cũng đừng quên sách là một kho tàng kiến thức quý giá. Thật ra, số lượng người yêu sách hiện nay không phải là ít. Quyển Cánh đồng bất tận của tác giả Nguyễn Ngọc Tư được in hàng chục nghìn bản, Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ô-liu kén người đọc và dày hơn nghìn trang vẫn bán hết sạch. . dựa vào những gì người khác nhìn thấy và vật chất mà trẻ có như trẻ có nhiều đồ chơi, quần áo không. Trừ khi cha mẹ chỉ cho trẻ em thấy rằng bạn đánh giá cao trẻ dựa vào những phẩm chất như sự. hướng dẫn trẻ biết quan tâm tới bạn bằng cách chính bạn quan tâm tới nhu cầu của mình. Trẻ sẽ học cách cư xử với bạn theo cách mà bạn cư xử với bạn. Bởi vậy, bạn không thực sự yêu con nếu như. làm hư trẻ? Không bậc cha mẹ nào muốn làm hư trẻ em – không muốn trẻ trở thành người ích kỷ, đòi hỏi, không quan tâm tới người khác hay hỗn xược. Vậy cho trẻ cái gì để không khiến trẻ hư?

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan