1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 12 pptx

6 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 131,47 KB

Nội dung

Lại chuyện thiếu đồng cảm Nhiều bậc phụ huynh rất ngại bày tỏ tình cảm với con. Họ sợ thể hiện như thế sẽ khiến con dễ trở nên yếu đuối, ỷ lại. Vì thế họ đã từ chối giúp đỡ cả khi biết con mình đang rơi vào những khó khăn và cần một chỗ dựa tinh thần. Điều đó có phải lúc nào cũng cần thiết và có tác dụng tích cực? Hãy lắng nghe các em nói. "Em đã không đạt được giải gì trong kỳ thi học sinh giỏi vừa rồi. Thấy em khóc lóc mẹ không những không an ủi mà còn cho rằng do em học hành vớ vẩn mới ra nông nỗi. Còn bố lại nói chuyện đó có gì là hệ trọng, thi thì có người đậu có người trượt, hơn nữa chuyện này lại còn phụ thuộc vào may rủi. Thành ra nỗi buồn của em không hề được giải tỏa chút nào, thậm chí em còn thấy cô đơn hơn vì không ai hiểu cho tâm trạng mình lúc này. Em muốn họ biết em đã nuối tiếc, hụt hẫng, đau khổ như thế nào khi không thực hiện được mục tiêu bấy lâu đề ra chứ không phải là sự trách móc hay tỏ ra rất thản nhiên như bố em" (Phương, học sinh lớp 10). "Bố mẹ luôn bênh vực người khác và buộc tội em khi xảy ra chuyện gì không hay với em: Em bị một chiếc xe chạy quẹt vào. Thế mà mẹ cứ luôn nói rằng tại em không tập trung, cứ vênh váo khi ra đường như thế thì xe nào chẳng húc. Mẹ đâu biết là do người lái xe đã quá ẩu nên mới vậy. Còn khi em bị loại ra khỏi đội bóng của trường. Lẽ ra bố nên cùng thở dài nuối tiếc cùng như tâm trạng em khi đó thì đằng này bố lại nói đi nói lại những câu đại ý như không vào đội bóng đá thì vào đội bóng bàn, quý báu gì những trò đó mà phải tiếc, bị loại như thế càng có nhiều thời gian để tập trung vào học tập hay chắc con không được mọi người ưa lắm nên người ta mới có ý đẩy con ra, bố lạ gì cái kiểu như thế. Những thái độ đó của họ làm em không chịu nổi. Họ chẳng hiểu gì cả" (Trung, học sinh lớp10). Những người lớn thường cố tình gạt bỏ đi trạng thái hiện tại của các em, khi rơi vào tình huống bất đắc ý, bằng cách biện hộ cho những người xa lạ. Dù họ cũng cảm nhận được những gì các em đang cảm nhận. Họ tưởng làm như thế sẽ giúp các em sớm lấy lại được trạng thái bình thường. Điều các em cần khi đó là một thái độ đồng cảm, là tình cảm chứ không phải là những lý lẽ giải thích. Mọi sự buộc tội, răn đe lúc này không phải là sự chờ đợi của các em. Tại sao bạn không thử một lần ủng hộ con. Chẳng hạn khi con bạn về nhà phàn nàn rằng nó chán không muốn đến lớp nữa vì một người bạn mà bấy lâu nó vẫn nghĩ là bạn thân đã chơi xấu, phản bội lại nó. Thay vì ra sức giải thích cho cái nguyên cớ chơi xấu, phản bội của đứa bạn, nó hay chỉ trích tại con thế này thế nọ nên bạn mới đối xử như thế, thì bạn hãy nói với con những câu như: "Thế thì buồn bực thật đấy nhỉ, nếu là mẹ mẹ cũng thế, chẳng biết làm thế nào nữa". Hẳn con bạn sẽ dễ chịu hơn, nỗi buồn chán sẽ giảm đi rất nhiều vì đã có người lắng nghe và đón nhận nỗi lòng mình một cách rất thành thực. Hay khi con bạn vừa làm mất chiếc đồng hồ đắt tiền hoặc một thứ gì đó tương tự trên chuyến xe buýt. Lúc này bạn đừng làm một việc vô ích là cho nó một bài học về sự không cẩn thận, sự chủ quan, dù bạn đang rất bực bội mà hãy tỏ ra hiểu nỗi tiếc xót lúc này nơi nó. Hẳn con bạn sẽ yên tâm hơn. Rồi sau đó, khi những cảm xúc mạnh đã qua đi, bạn mới từ từ phân tích rành rẽ cho con hiểu. Đó là con đường thuyết phục hiệu quả hơn cả để bạn đưa con cái cái ra khỏi những rắc rối cũng như những tình thế không được vui vẻ trong cuộc sống. Nhưng thật tiếc, thực tế ít, rất ít ông bố bà mẹ xử sự được như vậy. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các bậc bố mẹ ngày càng trở nên xa cách với con cái. Làm bố mẹ khó thật! Bố mẹ dù có là người tận tâm, sâu sắc đến bao nhiêu đi nữa thì cũng có thể gặp một số lỗi khi nuôi dạy con cái lớn khôn. Với một số lỗi của bố mẹ, con cái thường ít để ý nhưng từ trong sâu thẳm có thể chúng bị tác động ít nhiều. Dù không phải là một người bố, người mẹ xuất sắc nhưng với những điều cần tránh sau đây bạn có thể hy vọng trẻ tôn trọng, nghe lời mình để chúng có thể học hỏi từ các lỗi mình mắc phải chứ không phải là "được xoa dịu". Kiểm soát bản thân trước khi mất bình tĩnh Khi trẻ không vâng lời của bố mẹ mà vẫn tiếp tục dán mắt vào trò chơi điện tử, bố mẹ nào cũng giận tím người. Họ thường phản ứng một cách mạnh mẽ kèm theo những lời dọa nạt "nếu con không làm theo những gì mẹ bảo, thì con sẽ chẳng được gì hết, không điện tử, không đi chơi công viên vào cuối tuần". Nhiều bố mẹ còn không kiềm chế được hành động ném đồ chơi của con. Nhưng điều này sẽ phản tác dụng, thay vì nghe lời trẻ cảm thấy sợ hãi và dễ mất tập trung những gì bố mẹ giải thích. Thật không tốt cho trẻ thấy cách giải quyết vấn đề của bố mẹ như vậy. Học cách nói chuyện Sớm hay muộn gì trẻ cũng tâm sự với bạn về những nỗi buồn, những thắc mắc xung quanh cuộc sống mà chúng gặp phải. "Trẻ em được sinh ra từ đâu?" "Tại sao người ta lại hôn nhau?" Hoặc những câu hỏi tương tự có thể làm bạn bối rối nếu như bạn không chuẩn bị tâm lý trước. Giải thích: Chẳng hạn như với vấn đề giới tính, bạn có thể không cần đi vào chi tiết quá những điều bạn biết. Cố gắng "biên tập" lại sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Dù bạn có chuẩn bị đến mức nào đi nữa thì cũng không nên gợi mở vấn đề giới tính trước với trẻ. Nếu bạn cảm thấy chưa có thể giải thích được, bạn có thể xin lỗi và hứa sẽ quay lại vấn đề này khi trẻ lớn hơn. Chi phối quá nhiều đến "thế giới" của trẻ Sinh nhật lần thứ 10 của trẻ, nhưng bố mẹ lại mời toàn bạn bè, đồng nghiệp của mình. Trẻ trở nên buồn và thất vọng khi căn phòng toàn những người xa lạ. Điều quan trọng nhất là bạn phải quan tâm đến tính cách, cái "chất" riêng của trẻ. Trẻ không thích tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 10 quá linh đình mà chúng cần được bạn bè tới chia vui hơn. Làm bố, làm mẹ không chỉ đơn giản là một nghề, bạn chỉ thực sự làm tốt vai trò khi bạn đã về hưu! Là người nhu nhược Lập ra giới hạn là một trong những "thách thức" với bất kỳ bậc cha mẹ nào. Để tạo được một giới hạn (giới hạn này là biện pháp tốt nhất để trẻ nhận thức được sự đòi hỏi của chúng) thật không dễ, nhưng chính trẻ sẽ nhắc nhở bạn điều này. Khi đi mua sắm, ngoài những vật dụng cần thiết, nếu trẻ có đòi hỏi thêm điều gì, bố mẹ không nên dễ dãi chấp nhận yêu cầu của trẻ. Nếu chúng được thỏa mãn thì đó sẽ là "tiền đề" để trẻ lấn tới trong những lần sau. Nghiêm khắc Làm cho trẻ hiểu và làm theo những nguyên tắc của bố mẹ là rất quan trọng, nhưng đôi lúc sự nóng vội của bố mẹ sẽ làm cho trẻ cảm thấy sợ. Rất bình thường nếu bạn phạt trẻ khi chúng làm việc sai trái. Nhưng hồi nhỏ, bạn cũng từng phạm rất nhiều lỗi, và quan trọng nhất là bạn phải tìm ra được cách giải quyết với trẻ từ những lần sai đó. Có một câu nói rất nổi tiếng "những điều mình không thích xảy ra với bản thân thì đừng bao giờ làm với người khác", đặc biệt khi đó là con bạn. Lời ăn tiếng nói Trẻ nghe những gì bạn nói, nó bị điều đó ảnh hưởng rất nhiều trong cách hình thành khả năng ăn nói, giao tiếp với trẻ. Khi xem bóng đá, có thể vì trận đấu rất kịch tính, bạn dường như bị lôi cuốn vào không khí nghẹt thở và một câu chửi thề không hay mà trẻ vô tình nghe được có thể ám ảnh chúng rất lâu. Trẻ đang tuổi mới lớn cần có một sự giáo dục hoàn chỉnh đặc biệt từ phía gia đình, vì vậy bố mẹ dù có hoàn hảo vẫn có thể mắc sai lầm. Hãy nuôi trẻ bằng chính tình yêu thương, chúng sẽ cảm nhận được. Khi đó bạn sẽ là người bố, người mẹ hoàn hảo. . lại vấn đề này khi trẻ lớn hơn. Chi phối quá nhiều đến "thế giới" của trẻ Sinh nhật lần thứ 10 của trẻ, nhưng bố mẹ lại mời toàn bạn bè, đồng nghiệp của mình. Trẻ trở nên buồn và thất. nghe lời trẻ cảm thấy sợ hãi và dễ mất tập trung những gì bố mẹ giải thích. Thật không tốt cho trẻ thấy cách giải quyết vấn đề của bố mẹ như vậy. Học cách nói chuyện Sớm hay muộn gì trẻ cũng. cố tình gạt bỏ đi trạng thái hiện tại của các em, khi rơi vào tình huống bất đắc ý, bằng cách biện hộ cho những người xa lạ. Dù họ cũng cảm nhận được những gì các em đang cảm nhận. Họ tưởng

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN