Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 6 pdf

5 279 0
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 6 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm việc vì nguời khác Đem một món quà đến tặng ông, bà, thầy cô giáo; lấy chổi quét sân, giúp mẹ lặt rau; chia sẻ đồ chơi với bè bạn Tất cả những hành động "không phải vì mình" mà "vì nguời khác" ngoài ý nghĩa là một lối sống, đạo đức của con nguời trong xã hội, đó còn là những dịp để đứa trẻ trở nên tự tin hơn. Ánh mắt biết ơn, cái vuốt đầu âu yếm của nguời lớn, sự vui mừng của bè bạn làm cho đứa trẻ "lớn lên một chút"! Đặc tính của hành động vì nguời khác là nguời đuợc tặng hay đuợc giúp không yêu cầu, không đòi hỏi; còn nguời làm giúp hay tặng quà không đòi hỏi "bánh sáp đi thì bánh quy phải trở lại". Nhưng có mấy điều cần lưu ý: 1. Tặng một món quà hay làm giúp nguời khác một việc gì sẽ mất ý nghĩa nếu hành động đó là làm theo mệnh lệnh, do bị ép buộc mà làm. Cho nên, khi muốn khuyến khích con bạn làm một điều tốt cho ai thì không nên nói: "Con cần…", "con phải…" mà chỉ gợi ý khéo để đứa trẻ chủ động, tự quyết định hành động của mình. 2. Đề phòng đứa trẻ coi món quà đem tặng hay một việc làm giúp nguời khác là một "vật trao đổi" với tâm lý chờ đợi xem có đuợc tặng trở lại gì không. 3. Món quà đem tặng hay một việc gì giúp nguời khác đương nhiên nếu nó hàm chứa "một sự hy sinh" nào đó của đứa bé (công sức, tiền bỏ ống của đứa bé…) thì hành động càng có ý nghĩa. 4. Hãy làm cho con hiểu: tặng một món quà gì hay làm giúp gì cho ai tuyệt nhiên không phải vì "tội nghiệp", "thương hại" mà vì sự chia sẻ, thông cảm với khó khăn, vì để đem lại niềm vui cho nguời khác. Đó là hành động xuất phát từ tấm lòng thương yêu. Có một thói quen thường thấy là khuyến khích con mình đem tặng đồ chơi cũ, quần áo cũ cho những nguời bạn nghèo của nó. Đến mức đứa trẻ hiểu rằng những đứa trẻ nghèo chỉ đáng đuợc chơi, đuợc mặc đồ cũ. Như vậy không còn là sự tự tin mà là sự cao ngạo của con bạn. 5. Làm việc thiện, tặng quà không cần phải chờ một dịp nào đó như kỷ niệm sinh nhật mới làm. Đó là hành động thuờng xuyên trong quan hệ của con người với con người. 6. Khi đem tặng quà cần có sự trân trọng, song cần đơn giản, chân tình, không nhất thiết phải cầu kỳ, phải có nhiều lễ nghi. 7. Khuyến khích đứa trẻ quan tâm đến những người gặp khó khăn, già yếu, người có hoàn cảnh bất hạnh. 8. Trong khi khuyến khích con làm những điều thiện, cần lưu ý dặn con muốn làm gì, tặng ai món đồ gì thì cần nói cho cha mẹ biết truớc. Không loại trừ trường hợp đứa trẻ chưa biết giá trị của một đồ vật hay chưa lường hết phản ứng của nguời được giúp mà có những hành động không phù hợp. Chắc bạn sẽ không hài lòng khi con bạn đem cho ai đó chiếc áo mới mà bạn vừa mua cho nó mà bạn không hay biết gì. Mong rằng do sự giáo dục của cha mẹ mà đứa trẻ luôn tự nhủ: "Tôi có một đồ chơi tôi thích nhưng nếu bạn tôi thích hơn thì tôi sẵn sàng cho. Bạn vui là tôi vui". Dù giá trị món quà không lớn, một việc làm giúp đỡ ai không to tát gì nhưng ý nghĩa của hành động đó thật vô giá. Lần đầu đưa con đi mẫu giáo Dù con bạn trước nay vẫn ở nhà với mẹ hay là gửi nhà trẻ, việc cháu lần đầu tiên đi mẫu giáo cũng là một thử thách lớn đối với cháu cũng như đối với mẹ. Cần làm cho cháu càng an tâm càng tốt. Nếu được chuẩn bị tinh thần đầy đủ, ngày đến trường cháu sẽ ít lo lắng và không cảm thấy bị lạc vào một môi trường xa lạ. Dù bạn chuẩn bị đầy đủ cho cháu thế nào thì ngày đầu tiên đến trường cháu cũng bám lấy mẹ đòi về. Khi để cháu ở lại trong lớp, những giọt nước mắt lăn dài trên má cháu sẽ làm cho bất cứ bà mẹ nào cũng khổ tâm và cảm thấy như mình có lỗi với cháu. Cũng như tất cả các bà mẹ khác, lúc đó bạn sẽ chạy nhanh về nhà, không dám nhìn lại nữa. Cũng may là thời kỳ này không kéo dài, một hai tuần là cùng, nếu bạn chịu làm theo lời khuyên sau đây của tiến sĩ tâm lý học Anne Bacus:  Buổi sáng hôm đó bạn nên chuẩn bị cho cháu dậy sớm để cháu khỏi bị đột ngột. Bạn đừng nóng ruột và không nên hối thúc cháu.  Để cho cháu ăn sáng một cách bình tĩnh; dọn cho cháu những món ăn cháu ưa thích.  Mặc cho cháu quần áo, giày đơn giản, phòng khi phải thay đổi.  Để vào quần cháu một khăn mù soa, nhớ cho vào đấy một ít nước hoa, loại nước hoa bạn hay dùng, để cháu cảm thấy cái mùi quen thuộc của mẹ. Trong túi kia, bạn có thể để một viên kẹo, cho cháu ăn giờ ra chơi.  Trong cái cặp mang tên cháu, bạn nên để sẵn một bộ quần áo để thay (đề phòng”sự cố” có thể xảy ra) và để thêm vào đấy một con thú nhồi bông mà cháu có thể yên lòng ôm ngủ vào buổi trưa. Hai cái này đều phải đề tên cháu, cũng như mọi vật mà cháu mang theo đến trường.  Bình tĩnh giải thích cho cháu một cách rõ ràng là cháu sẽ đến đây mỗi ngày như mẹ phải đi làm mỗi ngày, và mỗi buổi chiều bạn sẽ đến đón cháu về nhà (trong mấy ngày đầu bạn có thể đón cháu sớm hơn một chút cho cháu quen dần).  Chính bạn phải tỏ ra bình tĩnh, bởi nếu bạn tỏ ra lo lắng thì cháu sẽ thấy ngay và sẽ sợ.  Hãy tỏ ra khoan dung và thông cảm: trong mấy ngày đầu có thể cháu sẽ kén ăn và khó ngủ, hay cau có và cũng có thể đái dầm. Nhưng tất cả sẽ trở lại bình thường sau một thời gian ngắn.  Sau khi trao cháu cho cô, bạn hãy tạm biệt cháu. Điều đó có nghĩa là bạn không vội vàng đưa cháu đến trường rồi chạy về ngay, không nên thừa lúc cháu nhìn đi nơi khác mà bỏ đi, cũng không nên từ biệt theo kiểu đi rồi trở lại nhiều lần. Tóm lại, bạn hãy tạm biệt một cách bình thường. Bạn có thể dịu dàng hôn cháu, nói một vài câu với cô giáo, vẫy tay cho cháu rồi ra về. Để cho cháu vừa học vừa chơi một cách tốt đẹp ở trường mẫu giáo bạn nên chú ý ba điều sau đây:  Cho cháu ngủ đầy đủ.  Cho cháu ăn sáng đầy đủ trước khi đến trường (nếu cháu muốn có thể cho bú bình).  Bạn phải thường quan hệ với cô giáo, ít nhất là mỗi tuần một lần. Cô cho bạn biết cháu làm gì trong lớp và bạn cho cô biết những gì có thể ảnh hưởng đến việc học của cháu (sức khỏe của cháu, những buổi đi chơi đặc biệt trong gia đình…). Cháu rất nhạy cảm trước lòng tin cậy và quan hệ mật thiết giữa bạn và cô giáo. . trong xã hội, đó còn là những dịp để đứa trẻ trở nên tự tin hơn. Ánh mắt biết ơn, cái vuốt đầu âu yếm của nguời lớn, sự vui mừng của bè bạn làm cho đứa trẻ "lớn lên một chút"! Đặc. "Con cần…", "con phải…" mà chỉ gợi ý khéo để đứa trẻ chủ động, tự quyết định hành động của mình. 2. Đề phòng đứa trẻ coi món quà đem tặng hay một việc làm giúp nguời khác là một. người với con người. 6. Khi đem tặng quà cần có sự trân trọng, song cần đơn giản, chân tình, không nhất thiết phải cầu kỳ, phải có nhiều lễ nghi. 7. Khuyến khích đứa trẻ quan tâm đến những

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan