Đọc văn tiết 71: SỐ PHẬN CON NGƯỜI (M. Sô lô khốp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên: - Nắm được những nét khái quát nhất về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Sô lô khốp. - Hiểu được tính cách Nga qua ý chí, nghị lực và lòng nhân ái của người lính Xô viết thời hậu chiến. - Bước đầu nhận thức được những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Sô lô khốp: sự đan lồng các yếu tố hiện thực, trữ tình, sử thi. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn, tư liệu bài học. - Giáo án điện tử, máy chiếu. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, đọc hiểu trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Phần kiểm tra bài cũ lồng vào việc kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà 3. Giới thiệu bài mới: GV: Để bắt đầu giờ học ngày hôm nay cô mời các em cùng lắng nghe một nhạc phẩm nổi tiếng của nước Nga. HS nghe nhạc. GV: Các em vừa được thưởng thức giai điệu ngọt ngào của bài hát “Ca chiu sa” một nhạc phẩm Nga nổi tiếng thời kì chiến tranh chống phát xít. Và trong chương trình văn học nước ngoài THCS các em từng được làm quen với nền văn hoá, văn học Nga qua các tác phẩm: Ông lão đánh cá và con cá vàng (P uskin),Thời thơ ấu (M.Goóc ki), Lòng yêu nước (Ilia Ê-ren-bua), Người thầy đầu tiên (Trinzi Ai-ma-tốp). Có thể nói đó là những tác phẩm mang đậm những nét văn hoá Nga, tính cách Nga, con người Nga. Để giúp các em thêm hiểu về nước Nga và cảm nhận sâu sắc hơn về tâm hồn Nga hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một tác phẩm của nhà văn Nga nổi tiếng M. Sô-lô-khốp với “Số phận con người” . Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn - HS làm việc với SGK: GV: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sô-lô-khốp? - Giáo viên khái quát những ý cơ bản bằng trình chiếu và bổ sung kiến thức bằng hình thức thuyết giảng. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: * Cuộc đời: - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905 – 1984) - Sinh ra ở thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông - Từng làm nhiều nghề để kiếm sống, tự học và sáng tác văn học. - Tham gia cách mạng từ rất sớm, từng theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. * Sự nghiệp sáng tác: - Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn quen thuộc với độc giả Việt Nam + Viết về vùng sông Đông như: tiểu thuyết Sông Đông êm đềm (1925 – 1940), Đất vỡ hoang (1930 – 1959), Truyện ngắn: truyện sông Đông, Thảo nguyên xanh. + Viết về chiến tranh: Số phận con người (1957). => được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý, đặc biệt là Giải thưởng Nô ben về văn học(1965). GV: Chiếu bìa cuốn sách Số phận con người HS theo dõi SGK GV: Phần tiểu dẫn cho em biết những thông tin gì về tác phẩm ? GV Mở rộng kiến thức bằng hình thức thuyết giảng. * Đánh giá chung - Ông là nhà văn Nga lỗi lạc và được thế giới đánh giá là một nhà văn lớn của thế kỉ XX - Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với chế độ Xã hội chủ nghĩa tại vùng đất sông Đông trù phú, đậm bản chất văn hoá của người dân Cô- dắc (những con người cần cù lao động, yêu quê hương tha thiết, quý trọng mảnh đất của mình, đồng thời cũng là những con người dũng cảm hào hiệp). - Các tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo. 2. Tác phẩm - Truyện ngắn “Số phận con người” được hoàn thành năm 1957. - Là cột mốc quan trọng mở ra hướng phát triển mới cho văn học Nga - Thể hiện cách nhìn mới về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. - Thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn Sô-lô- khốp: “ca ngợi nhân dân – người lao động, nhân dân – người xây dựng, nhân dân anh hùng” * Vị trí của đoạn trích: là phần kết thúc tác phẩm. Hoạt động 2: Đọc - tóm tắt văn bản GV: Bằng việc chuẩn bị bài ở nhà em hãy tóm tắt lại tác phẩm? GV: trình chiếu nội dung tóm tắt II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tóm tắt tác phẩm: - Xô-cô-lốp là một chiến sĩ Hồng quân, anh bị thương trong chiến đấu, bị giặc bắt, tra tấn dã man. - Trốn thoát về đơn vị thì nhận được tin vợ và hai con gái đã bị bom của phát xít giết hại. Người con trai cả hi sinh vào ngày chiến thắng. -Anh giải ngũ trở về với nỗi đau mất mát, làm lái xe vận tải. Xô-cô-lốp đã gặp và nhận chú bé Va-ni-a làm con, chăm sóc, yêu mến. - Anh lại rủi ro bị mất việc. Trái tim đau đớn, rệu rã, anh vẫn cố gắng phấn đấu vì tương lai của Va-ni-a. GV: Dựa vào nhan đề và nội dung tóm tắt tác phẩm hãy nêu cảm nhận ban đầu của em về tác phẩm? HS: nêu cảm nhận GV: chốt, nhấn mạnh + Miêu tả số phận bất hạnh đầy đau khổ của con người trong và sau chiến tranh. + Ca ngợi tấm lòng nhân hậu và ý chí kiên cường của Xô-cô-lốp (một người lính Nga). GV dẫn dắt sang phần đọc - hiểu * Cảm nhận chung: Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản HS đọc phần đầu đoạn trích: từ “Tôi đã chôn trên đất người U-riu-pin-xcơ” GV: Em hãy cho biết nội dung của đoạn văn nói về điều gì? HS: trả lời 2. Đọc - hiểu đoạn trích: a. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc: GV: Để giúp các em tái hiện lại đoạn văn bạn vừa đọc mời các em cùng xem 1 trích đoạn phim “Số phận con người” ( HS xem phim). GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh và tâm trạng của Xô cô lốp sau khi chiến tranh kết thúc được miêu tả qua chi tiết và hình ảnh nào? Nêu cảm nhận của em về số phận Xô-cô-lốp qua những chi tiết và hình ảnh vừa tìm được. HS: Trả lời GV: Chốt kiến thức bằng sơ đồ, bình luận GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của nhà văn qua đoạn văn vừa tìm hiểu? HS: Nêu cảm nhận. GV: Bình luận chốt kiến thức, liên hệ với chiến tranh Việt Nam.: Với cách viết tôn trọng sự thật và nghệ thuật miêu tả tâm lí bậc thầy, chỉ một đoạn văn ngắn, nhà văn đã giúp ta hình dung và cảm nhận sâu sắc về hoàn cảnh và tâm trạng của một người lính trở về từ cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Từ số phận của Xô – cô-lốp người đọc vỡ lẽ ra biết bao nhiêu điều về chiến tranh: thì ra chiến tranh không chỉ là khí phách anh hùng, lòng quả cảm, là chiến tích chống xâm lược mà chiến tranh còn là những đau đớn tột cùng về vật chất và tinh thần mà con người phải chịu đựng, những mất mát do chiến tranh gây nên không dễ gì quên được. Những tổn thất mà Xô-cô-lốp phải gánh chịu do chiến tranh gây ra là những đau thương chung không chỉ là của hàng triệu người dân Nga mà còn là của nhân dân thế giới trong đó có Việt Nam . - Khi chiến tranh sắp kết thúc đứa con trai yêu quý – niềm hi vọng cuối cùng của anh hi sinh: “Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm sung sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi”. - Tâm trạng: “trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra Tôi trở về đơn vị như người mất hồn” -> chiến tranh đã cướp đi của anh tất cả nhà cửa, gia đình, để lại cho anh nỗi nhớ khôn nguôi và một trái tim tan nát. - Được giải ngũ nhưng trở thành con người vô gia cư: “Về đâu bây giờ? Chả nhẽ về Vô-rô-ne-giơ? Không được!” ->Vô-rô-ne-giơ không còn là quê hương của anh nữa. Nguyên nhân khiến anh không trở về quê hương bởi ở đó ghi dấu những mất mát không cùng của anh. Còn gì đau đớn khi một người tha thiết với quê hương lại phải từ bỏ quê hương. -> Sự thật về chiến tranh HS: đọc thầm đoạn trích từ “Hai vợ chồng ai cho gì ăn nấy” GV: Nội dung đoạn văn vừa đọc kể về sụ việc gì? GV: Trở về sau chiến tranh trước khi gặp bé Va-ni-a cuộc sống của Xô-cô- lốp như thế nào? HS làm việc với SGK và trả lời GV: Qua chi tiết Xô-cô-lốp thường mượn rượu để giải sầu, em hãy nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Xô-cô-lốp? HS: Nêu cảm nhận GV: Bình luận: Điều tất yếu khi người ta buồn là sẽ tìm đến rượu và b. Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi * Trước khi gặp bé Va-ni-a: + Sống cùng với vợ chồng người bạn. + Tiếp tục làm lái xe sống như một người lao động bình thường. + Thường mượn rượu để giải sầu => tâm trạng của Xô-cô-lốp vô cùng nặng nề, u uất. Xô-cô-lốp cũng không phải là một ngoại lệ. “Cũng dễ hiểu thôi” rượu đã trở thành người đồng hành của anh mỗi ngày sau khi kết thúc công việc. Rượu giúp anh quên đi vị đắng của cuộc đời nhưng cũng lại khiến anh rơi vào bế tắc: nhận thức sự nguy hại của rượu những anh không thể từ bỏ nó. Hóa ra người lính dũng cảm, không dễ dàng khuất phục trong chiến tranh khi trở về cuộc sống đời thường lại có những giây phút yếu mềm và mất đi bản lĩnh như thế. GV: đọc tác phẩm từ “Thế rồi một hôm ai cho gì ăn nấy” GV: Bé Va-ni-a đã gây ấn tượng đối với Xô-cô-lốp như thế nào trong những lần dừng chân ở hiệu giải khát? HS: Trả lời GV: Điều gì khiến anh đi đến quyết định nhận Va-ni-a làm con ? chúng ta theo dõi tiếp đoạn văn từ “Sang ngày thứ tư… ta là bố của con” SGK/120 và trả lời câu hỏi. HS: trả lời GV: Hãy phân tích những diễn biến tâm lí của Xô-cô-lốp qua những lần gặp bé Va-ni-a và đi đến quyết định nhận cậu bé làm con? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Sô-lô- khốp? HS: trả lời GV: khái quát bằng sơ đồ trình chiếu và bình luận: Tâm hồn Xô-cô-lốp đang dần hồi sinh. Tình yêu thương con trẻ đã khiến tâm hồn anhtrở nênthanh thản vết thương lòng như dịu lại. Phải chăng số phận của bé Va-ni-a (một nạn nhân khác của chiến tranh) đã khiến cho nỗi đau riêng của Xô- cô- lốp tạm thời lắng xuống. GV: Sự việc Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni- a mang ý nghĩa gì? HS: phát biểu, thảo luận GV: Chốt, nhấn mạnh GV bình: Dẫu nỗi đau riêng vẫn con chưa nguôi ngoai nhưng Xô-cô-lốp vẫn quyết định cưu mang, đùm bọc, che chở, mang đến hạnh phúc cho số phận bất hạnh của bé Va-ni-a. Hành động ấy của anh là minh chứng đầy xúc động cho tính cách Nga, tâm hồn * Nhận bé Va-ni-a làm con: - Bé Va-ni-a: “mặt mũi bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, cặp mắt cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm” - Xót thương bởi câu chuyện cảm động của bé Va-ni-a: mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa. - Không muốn cuộc đời của hai người “chìm nghỉm riêng rẽ được” => quyết định nhận làm con. - Tâm trạng của Xô-cô-lốp: thấy thích, rồi “bắt đầu thấy nhớ nó, cố chạy xe cho nhanh để về gặp nó”, thấy cảm động trước câu chuyện về cuộc đời của bé Va-ni-a, thấy « Tâm hồn bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên ». => tìm lại được cảm giác thanh thản trong tâm hồn. * Ý nghĩa : - Ca ngợi lòng nhân ái của Xô-cô-lốp một người lính Nga. - Cho thấy sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. Tình yêu thương có thể làm vợi đi nỗi đau thương mất mát. Tình yêu thương có thể giúp cho người gần người hơn. Nga. 4. Củng cố: GV: Em có nhận xét gì về tâm trạng của Xô-cô-lốp trước và sau khi nhận bé Va-ni-a? HS: Có sự chuyển biến từ u uất, nặng nề, bế tắc, tuyệt vọng trở nên nhẹ nhõm thanh thản. GV: bình luận kết hợp trình chiếu Để giúp HS cảm nhận sâu sắc bài học và có hướng tìm hiểu nội dung đoạn trích trong tiết 2 GV cho HS xem trích đoạn phim “Số phận con người” 5. Dặn dò: - Nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm. - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Xô-cô-lốp -Tiếp tục chuẩn bị nội dung bài học cho tiết sau theo sự gợi ý trên . tiểu thuyết Sông Đông êm đềm (19 25 – 19 40), Đất vỡ hoang (19 30 – 19 59), Truyện ngắn: truyện sông Đông, Thảo nguyên xanh. + Viết về chiến tranh: Số phận con người (19 57). => được trao tặng. người lính Nga. - Cho thấy sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. Tình yêu thương có thể làm vợi đi nỗi đau thương mất mát. Tình yêu thương có thể giúp cho người gần người. Tác phẩm - Truyện ngắn Số phận con người được hoàn thành năm 19 57. - Là cột mốc quan trọng mở ra hướng phát triển mới cho văn học Nga - Thể hiện cách nhìn mới về cuộc sống và chiến tranh một