Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
206,52 KB
Nội dung
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ A.ĐỊNH NGHĨA Định nghĩa Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt làtrực tuyến qua máy tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ"). "Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v "Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại (commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử(E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử. Các khái niệm khác nhau Hai khái niệm phổ biến nhất là "Thương mại điện tử" (tiếng Anh là E-Commerce) và "Kinh doanh điện tử" (tiếng Anh là E-Business). Nếu thương mại điện tử chủ yếu bao hàm các hoạt động tiếp thị (marketing), bán hàng, phân phối và thanh toán có ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông trong giao dịch, thì kinh doanh điện tử bao hàm phạm vi rộng hơn của ứng dụng các phương tiện điện tử, mạng viễn thông vào các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là ba hoạt động chính: Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm: Hiểu theo nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụthông qua các phương tiện điện tử, nhất là quaInternet và các mạng viễn thông. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số". Hiểu theo nghĩa rộng Có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo) Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định. Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh. Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp). B. CÁC PHƯƠNG TIỆN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÁC PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Posted by admin on Nov 22, 2010 | Leave a Comment Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, truyền hình, các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử và các mạng máy tính kết nối với nhau. Thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua Internet và trên các hệ thống cung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử (như mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ) Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không dây, các thiết bị không dây tích hợp đa chức năng đang dần trở thành một phương tiện điện tử quan trọng, có khả năng kết nối Internet và rất thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại tiến hành trên những phương tiện di động được gọi là thương mại di động (m- commerce). 1.2.1. Điện thoại Điện thoại là phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và thường mở đầu cho các giao dịch thương mại. Có các dịch vụ bưu điện cung cấp qua điện thoại như hỏi đáp, tư vấn, giải trí …Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Tuy có ưu điểm là phổ biến và nhanh nhưng bị hạn chế là chỉ truyền được âm thanh là chính, các cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chi phí điện thoại khá cao. 1.2.2. Máy điện báo telex, telecopy (fax) Máy fax thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Ngày nay fax gần như đã thay thế hẳn máy telex chỉ truyền được lời văn. Máy fax có hạn chế là không truyền tải được âm thanh, hình ảnh phức tạp và chi phí sử dụng cao. 1.2.3. Truyền hình Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo thương mại. Toàn thế giới ước tính có 1 tỉ máy thu hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn đã khiến cho truyền hình trở thành công cụ phổ biến và đắt giá. Truyền hình cable kỹ thuật số là công cụ quan trọng trong thương mại điện tử vì nó tạo được tương tác hai chiều với người xem, đó là điều mà truyền hình thông thường không làm được. Truyền hình ở một số nước gần như chiếm phần lớn doanh số trong thương mại điện tử dạng B2C. 1.2.4. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử Bao gồm thẻ thanh toán điện tử, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, các loại thẻ mua hàng cùng các hệ thống kỹ thuật kèm theo. Xu hướng chung của các loại kỹ thuật này là ngày càng tích hợp nhiều chức năng nhằm tạo tiện lợi tối đa cho người sử dụng. 1.2.5. Máy tính và Internet: Sự bùng nổ của máy tính và Internet vào những năm 90 của thế kỷ XX đã tạo bước phát triển nhảy vọt cho thương mại điện tử. Máy tính trở thành phương tiện chủ yếu của thương mại điện tử vì những ưu thế nổi bật, xử lý được nhiều loại thông tin, có thể tự động hoá các quy trình, nối mạng và tương tác hai chiều qua mạng. Mạng máy tính được hình thành khi hai hay nhiều máy tính được nối với nhau (thường bằng cáp), chúng sử dụng các phần mềm để giao tiếp thông tin. Những người sử dụng mạng có thể cùng chia sẻ tài nguyên bao gồm đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, máy in, modern … Tuỳ theo tính mở rộng của mạng mà người ta chia thành các mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet. Theo phạm vi cung cấp dịch vụ, người ta phân thành các mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ (Extranet). Internet được định nghĩa là tập hợp bao gồm các mạng máy tính thương mại và phi thương mại được kết nối với nhau nhờ có đường truyền viễn thông và cùng dựa trên một giao thức truyền thông tiêu chuẩn – đó là giao thức TCP/IP, trong đó TCP (Transmission Control Protocol) chịu trách nhiệm đảm bảo việc truyền gửi chính xác dữ liệu từ máy người sử dụng đến máy chủ, còn IP (Internet protocol) có trách nhiệm gửi các gói dữ liệu từ nút mạng này sang nút mạng khác theo địa chỉ Internet. Như vậy, Internet là mạng toàn cầu hình thành từ những mạng nhỏ hơn, kết nối hàng triệu máy tính trên toàn thế giới thông qua hệ thống viễn thông. Internet mang lại cơ sở hạ tầng giúp các công ty phổ biến các địa chỉ trên mạng của mình, hiển thị nội dung thông tin để mọi người có thể truy cập. Internet bao gồm các thông tin đa phương tiện như số liệu, văn bản, đồ hoạ, phim ảnh … là một hình thức mạng với những chức năng phong phú để kết nối thông tin trên toàn thế giới. Các mốc quan trọng hình thành và phát triển mạng Internet có thể kể đến là: 1962: ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau (J.C.R. Licklider) 1965: Mạng gửi các dữ liệu được chia nhỏ thành từng gói tin, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại. 1967: Lawrence G. Roberts đề xuất ý tưởng mạng ARPANET – Advanced Research Project Agency Network tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin (packet switching technology) đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANET 1969: Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành dự án nghiên cứu cao cấp ARPA (Advanced research project agency). Mục tiêu dự án là nghiên cứu các tiêu chuẩn và công nghệ – thiết bị truyền gửi dữ liệu thiết lập hệ thống mạng toàn quốc cho phép trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời, đồng thời đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của mạng máy tính, kể cả trong trường hợp một phần hay một bộ phận của mạng thông tin bị phá huỷ. Dự án thành công ngoài sức tưởng tượng, hệ thống mạng đã được các nhà khoa học, các kỹ sư, các ngành công nghiệp, các trường đại học ủng hộ và đã trở thành mạng thông tin khổng lồ, có tên là Internet (mạng của các mạng). 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson) 1973: ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmision Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ. 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới. 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol) ra đời, Internet thực sự trở thành dụng cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới. Khi Internet xuất hiện, các nhà kinh doanh thương mại đã nhanh chóng khai thác thành tựu này. Họ sử dụng Internet như phương tiện để gửi thư, đàm phán, thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng, quảng cáo, chào hàng, tìm kiếm thị trường, đối tác thương mại, và trong một số trường hợp Internet còn được sử dụng như kênh giao hàng. World Wide Web (WWW) ra đời, giúp người sử dụng có thể tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ tháng 10 năm 1997 và sự xuất hiện của dịch vụ ADSL vào năm 2003 đánh dấu mốc phát triển mới các dịch vụ trên Internet trong đó có TMĐT tại nước ta. C.HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.3.1. Thư điện tử (Email) Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh nghiệp làm quen và tiếp cận với thương mại điện tử. Việc sử dụng email giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh nhất. Về mặt chức năng, email có thể thay thế hoàn toàn cho fax. Một địa chỉ email tốt phải đáp ứng các yêu cầu càng ngắn càng tốt, gắn với địa chỉ website và thương hiệu của doanh nghiệp. Địa chỉ email cần ngắn gọn để đối tác có thể dễ nhớ và tránh khả năng gõ nhầm trên bàn phím vì khi gõ địa chỉ email chỉ cần sai một ký tự là coi như sai cả địa chỉ và thư gửi sẽ không đến nơi. Địa chỉ email cần gắn với địa chỉ website và thương hiệu vì như vậy chỉ cần đọc địa chỉ email là đối tác có thể nhận biết tên doanh nghiệp của bạn cũng như địa chỉ website của bạn. Ví dụ, khi nhận được email từ là người ta dễ dàng đoán ra được đây là email từ công ty IBM và Website của công ty này là . Dựa trên nguyên tắc địa chỉ website gắn liền với tên thương hiệu, trong nhiều trường hợp có thể đoán ra địa chỉ website của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Tuyệt đại đa số website của doanh nghiệp đều có phần đầu là www. và phần sau là .com hoặc .com.vn. Chúng ta chỉ cần đặt tên thương hiệu của doanh nghiệp vào giữa hai phần trên là xong. Để tăng tính đồng nhất giữa địa chỉ website và địa chỉ email, doanh nghiệp cần lấy ngay địa chỉ website làm phần gốc (phần sau dấu @). Rất nhiều doanh nghiệp hiện đã có website, nhưng l?i không biết là họ có quyền dùng địa chỉ website đó cho địa chỉ email của mình nên vẫn phải dùng địa chỉ email đăng ký tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet như VDC, FPT … 1.3.2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI) là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. Trao đổi dữ liệu điện tử có vai trò quan trọng đối với giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Với việc hình thành những hệ thống ứng dụng thương mại điện tử kỹ thuật cao như mạng giá trị gia tăng (VAN), hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng (SCM), mạng của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian …, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ áp dụng những tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thống nhất tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm được lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí trao đổi dữ liệu. Hiện nay, sự xuất hiện của các ngôn ngữ lập trình hiện đại như XML làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn, do đó EDI được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành trên thế giới. 1.3.3. Quảng cáo trực tuyến Có nhiều hình thức để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng, đặt đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những trang web thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng… Chi phí quảng cáo trên các trang web rất thấp so với việc quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, đài phát thanh. Vì vậy, việc tiến hành quảng cáo trên những website có số lượng truy cập lớn cũng đang trở thành một chiến lược quan trọng của nhiều doanh nghiệp. Những công ty có trang web riêng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất hàng hoá, dịch vụ công nghiệp tới những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng chi phí thấp của các hình thức quảng cáo bằng thư điện tử bằng cách mua hoặc liệt kê danh sách khách hàng tiềm năng có địa chỉ email từ những nhà cung cấp dịch vụ Interner như FPT, VDC … rồi gửi thư điện tử quảng cáo. Ví dụ về các loại quảng cáo trực tuyến trên website là samer, popup, contest/quizz … 1.3.4. Bán hàng qua mạng Website bán lẻ là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trưng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán hàng hoá cho người tiêu dùng. Đây chính là sự thể hiện của phương thức giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mặc dù không phải phương thức có trị giá giao dịch lớn nhất trong thương mại điện tử, nhưng khi nói đến thương mại điện tử người ta hay nghĩ đến website bán lẻ với các mô hình nổi tiếng như , . Website bán lẻ có ưu thế trong việc kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ và vừa, những mặt hàng tiêu dùng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh những hàng hoá hữu hình, hàng hoá có thể số hoá và dịch vụ cũng là đối tượng của website bán lẻ. Phần mềm, trò chơi, phim là những mặt hàng số hoá có doanh số phân phối qua mạng cao. Các dịch vụ giải trí, du lịch, giao thông, tư vấn … cũng là những lĩnh vực tiềm năng cho các website bán lẻ. Quy trình mua bán trên một website bán lẻ thường diễn ra như sau: • Người mua vào website xem hàng, mỗi mặt hàng thường có hình ảnh minh hoạ, các chi tiết về mặt hàng đó. • Khi muốn mua một mặt hàng, người mua sẽ nhấn vào nút “Đặt mua” sau đó lại có thể tiếp tục xem các mặt hàng khác. • Sau khi xem và chọn hàng xong, người mua nhấn vào ô “Giỏ mua hàng” (Shopping cart hoặc Basket) để xem lại những mặt hàng đã chọn. Tại đây người mua có thể bỏ bớt những mặt hàng đã chọn hoặc tăng số lượng của một mặt hàng nào đó. • Tiếp đó đến phần thanh toán, người mua sẽ điền mã số khách hàng (nếu đã đăng ký) hoặc điền các thông tin về địa chỉ nhận hàng và chọn phương thức thanh toán : bằng thẻ tín dụng, chuyển tiền thẳng vào tài khoản người bán, chuyển tiền qua Paypal, chuyển tiền qua bưu điện. • Sau khi nhận được thanh toán, người bán sẽ gửi hàng qua bưu điện hoặc chuyển trực tiếp đến cho người mua (người mua cũng có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt tại thời điểm này). Với website bán lẻ, doanh nghiệp có thể trở thành một nhà phân phối hàng hoá mà không cần phải trực tiếp sản xuất hay không cần diện tích quá lớn để làm cửa hàng. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh là cắt giảm được chi phí thuê mặt bằng và nhân công. Tuy nhiên, để thiết lập website bán lẻ, doanh nghiệp cần lưu ý những điều kiện sau: • Thiết kế hoặc thuê thiết kế được một website bán lẻ có đầy đủ các chức năng, tiện lợi cho người dùng và bảo mật tốt (nhất là với các website có nhận thanh toán trực tiếp qua mạng). • Đặt website trên máy chủ có tốc độ cao, đường truyền băng thông rộng để khách hàng truy cập dễ dàng. • Bố trí tốt nhân lực để nhận, phản hồi các đơn đặt hàng, cập nhật thông tin trên website, nhận hàng từ nhà sản xuất và giao hàng cho người mua. • Cung cấp nhiều loại hình thanh toán. • Làm tốt công tác quảng cáo website, chăm sóc khách hàng. • Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods). Trong các hình thức trên, trao đổi dữ liệu điện tử (dưới dạng các dữ liệu có cấu trúc) là hình thức chủ yếu. D.CÁCH GIAO TIẾP Cách giao tiếp Thương mại điện tử bao gồm bốn loại giao tiếp: 1. Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax); 2. Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website); 3. Máy tính điện tử với người (qua fax, thư điện tử); 4. Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, mã vạch). E. CÁCH GIAO DỊCH Giao dịch thương mại điện tử tiến hành: 1. Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng; 2. Giữa các doanh nghiệp với nhau; 3. Giữa doanh nghiệp với Chính phủ; 4. Giữa người tiêu thụ với Chính phủ; 5. Giữa các cơ quan Chính phủ. 6. giữa con người với con người thông qua công cụ máy tính Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ chủ yếu. F.TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT Tiêu chuẩn kỹ thuật eBXML – XML cho quy trình kinh doanh điện tử XBEL – XML dùng trong kế toán BMECat – XML dùng trong trao đổi dữ liệu danh mục hàng hóa, thông tin giá cả, WClass – Hệ thống nhóm hàng hóa của công nghiệp điện UNSPSC - Tiêu chuẩn phân loại hàng hóa shopinfo.xml – Cung cấp dữ liệu sản phẩm và cửa hàng G. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Mặc dù hiện nay TMĐT mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các hoạt động kinh tế, nó đã và đang góp phần đẩy mạnh các quá trình thương mại thông thường và mở ra các cách làm ăn mới, các cách tổ chức công việc mới. TMĐT là để phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các quá trình cạnh tranh giá, đặc biệt là việc sử dụng intelligent agents. Lợi ích của thương mại điện tử được thể hiện ở các điểm sau: 1.5.1.1. Đối với các doanh nghiệp: • Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiÒu sản phẩm hơn. • Cải thiện hệ thống phân phối:giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng. • Vượt giới hạn về thời gian:việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. • Sản xuất hàng theo yêu cầu:còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, ví dụ như hãng Dell Computer Corp. • Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. • Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. • Giảm chi phí sản xuất:giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. • Giảm chi phí giao dịch: Nhờ có thương mại điện tử thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua bưu điện . Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch thông qua bưu điện. Chi phí thanh toán điện tử cũng giảm ngoài sức tưởng tượng. • Giảm chi phí mua sắm: thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5- 15%). • Củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. • Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. • Chi phí đăng ký kinh doanh: một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng và trên thực tế, do đặc thù riêng biệt nên việc thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. • Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, tăng khả năng tiếp cận thông tin; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 1.5.1.2. Đối với người tiêu dùng : • Vượt giới hạn về không gian và thời gian: thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới. • Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ:thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. • Giá thấp hơn:do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. • Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…. việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet. • Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh). • Đấu giá: mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. • “Đáp ứng mọi nhu cầu”: khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng. • Thuế: trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miÔn thuế đối với các giao dịch trên mạng. 1.5.1.3. Đối với xã hội : Mặc dù lúc đầu chỉ là một hiện tượng kinh tế, TMĐT nay đã trở thành bộ phận của một quá trình cải biến xã hội rộng lớn hơn nhiều trên nền tảng của xu thế toàn cầu hoá, của quá trình dịch chuyển tới nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức và thông tin, với công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…) biến chuyển nhanh chóng, thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng ngày càng rút ngắn. Có ít nhất hai yếu tố xã hội dùng để xem xét trình độ phát triển và hiệu quả của TMĐT: (i) khả năng liên kết bởi TMĐT, các điều kiện và hệ quả (ví dụ, thu nhập và thời gian), (ii) niềm tin. Các điều kiện sử dụng Internet và mạng máy tính ảnh hưởng tới mức độ chấp nhận TMĐT của xã hội và cña nền kinh tế, đặc biệt là các điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Các nghiên cứu được tiến hành ở nhiều nước cho thấy cã sù liên hệ tích cực giữa sử dụng công nghệ thông tin (sử dụng máy tính và Internet) và thu nhập – nói chung người có sử dụng công nghệ thông tin có thu nhập cao hơn so với người không sử dụng hoặc ít sử dụng công nghệ thông tin. Ngược lại, những người có thu nhập cao hơn thường sử dụng máy tính và Internet thường xuyên hơn những người có thu nhập thấp. TMĐT giúp giảm thời gian giao dịch, dẫn tới một số thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh tế và xã hội. • Hoạt động trực tuyến: thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. • Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. TMĐT làm tăng thêm lòng tin của người dân, tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển. • Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… được đào tạo qua mạng. • Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…. là các ví dụ thành công điển hình. 1.5.2. Một số thách thức và ảnh hưởng của thương mại điện tử 1.5.2.1. Thách thức của thương mại điện tử Có thể chia các thách thức của Thương mại điện tử thành hai nhóm, nhóm mang tính kỹ thuật và nhóm mang tính thương mại. Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 rào cản lớn nhất của TMĐT theo thứ tự là: 1. An toàn 2. Sự tin tưởng và rủi ro 3. Thiếu nhân lực về TMĐT 4. Văn hóa 5. Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế) 6. Nhận thức của các tổ chức về TMĐT 7. Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng…) 8. Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng 9. Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống 10.Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT Biểu 1. Thách thức của thương mại điện tử Cản trở về kỹ thuật Cản trở về thương mại Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy. An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người sö dông, nhất là trong thương mại điện tử. Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi) Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT 1.5.2.2. Ảnh hưởng của thương mại điện tử : a) Tác động đến hoạt động marketing • Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. • Hành vi khách hàng:Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web. • Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý… được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web… • Định vị sản phẩm: Bên cạnh các tiêu chí để định vị sản phẩm như giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, việc định vị sản phẩm ngày nay còn được bổ sung thêm những tiêu chí riêng của thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp nhanh nhất … • Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách của marketing là sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của TMĐT. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng.Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của TMĐT, đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7… b) Thay đổi mô hình kinh doanh Việc xuất hiện thương mại điện tử đã dẫn đến trào lưu hàng loạt doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình kinh doanh thương mại điện tử như các Công ty Ford Motor, Dell Computer Corp… Bên cạnh đó cũng đã hình thành các sàn giao dịch điện tử dạng B2B. Với Ford, việc áp dụng TMĐT vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp công ty giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng hoá. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho. • Với Dell Computer Corp, áp dụng TMĐT trong các chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty như lôi kéo các khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, sản xuất hàng theo yêu cầu (được biết đến dưới tên gọi “chiến lược kéo”), v.v • Với mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công từ việc tạo ra các lợi thế và giá trị mới cho khách hàng bằng TMĐT. c) Tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng TMĐT có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của TMĐT trong sản xuất. Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng như Internet banking, thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ thông minh, mobile banking, ATM… hoạt động vận tải, bảo hiểm. Đặc biệt, đối với hoạt động ngoại thương, TMĐT có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là rộng lớn trên toàn cầu, rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của TMĐT. H. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ Các vấn đề pháp lý trong TMĐT liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch hoặc là những người đã quen biết nhau từ trước. Còn trong TMĐT, các chủ thể không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, trong khi đó TMĐT lại được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới. Tuy nhiên TMĐT không thể thực hiện được nếu không có người thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nếu như trong thương mại truyền thống mạng lưới là phương tiện để trao đổi thông tin thì trong TMĐT mạng Internet chính là một thị trường. Do vậy các vấn đề pháp lý nảy sinh trong thị trường ảo là hoàn toàn khác. 1.6.1. Các vấn đề pháp lý trong TMĐT 1.6.1.1. Trước hết là vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT. An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia TMĐT. Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường truyền. Mặt khác người sử dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật. Mã hoá là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong TMĐT. Nó cho phép người sử dụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm bảo nguồn gốc thông tin và tính toàn vẹn của thông tin. Tuy nhiên khi sử dụng mã hoá có thể xảy ra trường hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng biện pháp mã hoá để mã hoá các thông tin. Đồng thời, mã hoá nhiều khi cũng gây khó khăn cho Giám đốc doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của cán bộ dưới quyền. 1.6.1.2. Vấn đề bảo đảm tính riêng tư: Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do các bên tham gia giao dịch không quen biết nhau. Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào mục đích khác, gây phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó, trong TMĐT cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể. 1.6.1.3. Bảo vệ người tiêu dùng: Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ xảy ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và việc giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho các bên tham gia TMĐT, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là không giống nhau nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về luật sẽ áp dụng. 1.6.1.4. Các vấn đề về hợp đồng [...]... ký hay khụng v ni dung cú ngun gc ỳng t nh phỏt hnh tin cy hay khụng ng thi kim tra xem chng trỡnh cú chng ch hp l hay khụng Tuy nhiờn, Authenticode khụng th ngn chn c vic ti xung mt chng trỡnh gõy hi v chy trờn mỏy tớnh ca ngi dựng Cú ngha l, k thut Authenticode ch cú th xỏc nhn ỳng l cụng ty XYZ ó ký chng trỡnh Authenticode khụng th m bo Java hoc ActiveX control ca cụng ty XYZ cú thc hin ỳng n hay. .. ti liu trong TMT l mt nhu cu i vi nhng ti liu v quyn s hu hay giy t cú giỏ (nh vn n) khi quyn i lin vi vic chim hu ti sn ú, thỡ iu c bn l m bo rng bn gc phi trong tay ngi cú quyn s hu ti sn m giy t th hin Trong TMT con ngi cú th to c cỏc bn sao ging ht nh bn gc mt cỏch d dng iu quan trng l tp d liu do mt ngi khi to khụng b thay i v ni dung, hay núi cỏch khỏc l m bo s nguyờn vn ca d liu 1.6.1.6 Thi... ti liu trong TMT l mt nhu cu i vi nhng ti liu v quyn s hu hay giy t cú giỏ (nh vn n) khi quyn i lin vi vic chim hu ti sn ú, thỡ iu c bn l m bo rng bn gc phi trong tay ngi cú quyn s hu ti sn m giy t th hin Trong TMT con ngi cú th to c cỏc bn sao ging ht nh bn gc mt cỏch d dng iu quan trng l tp d liu do mt ngi khi to khụng b thay i v ni dung, hay núi cỏch khỏc l m bo s nguyờn vn ca d liu 1.6.1.6 Thi... trớ tu Lut S hu trớ tu cú mt s iu khon liờn quan n thng mi in t nh quy nh v cỏc hnh vi b xem l xõm phm quyn tỏc gi, quyn liờn quan trong mụi trng in t nh c ý hu b, thay i thụng tin qun lý quyn di hỡnh thc in t cú trong tỏc phm, d b hoc thay i thụng tin qun lý quyn di hỡnh thc in t m khụng c phộp ca ch s hu quyn liờn quan Tuy khụng cú quy nh c th liờn quan n lnh vc thng mi in t, nhng cỏc nguyờn tc trong... in t c iu chnh ti o trc tiờn l bng Lut Thng mi in t (E-Commerce- Gesetz ECG), Lut bỏn hng t xa (Fernabsatzgesetz), Lut ch ký (Signaturgesetz), Lut kim soỏt nhp hng (Zugangskontrollgesetz) cng nh bng Lut tin in t (E-Geld-Gesetz), m trong ú cỏc quy nh phỏp lut v hp ng v bi thng ca b Lut Dõn s o (Allgemeine bỹrgerliche Gesetzbuch - ABGB), nu nh khụng c thay i bng nhng quy nh c bit trờn, vn cú giỏ tr Quy... nghip nh, cú nhim v phi cung cp (iu 6) v iu chnh cỏc trỏch nhim ny trong doanh nghip ú (iu 8 n iu 11) nhng hp ng c ký kt trc tuyn thng hay khụng rừ rng l lut no c s dng Thớ d nh mt hp ng mua c ký kt in t cú th l lut ca nc m ngi mua ang c ng, ca nc m ngi bỏn t tr s hay l nc m mỏy ch c t Lut phỏp ca kinh doanh in t vỡ th cũn c gi l "lut ct ngang" Th nhng nhng iu khụng rừ rng v lut phỏp ny hon ton khụng... mua thng khụng am hiu lut l ca nc khỏc v vỡ th khụng d dng i din c cho quyn li ca mỡnh Ngoi ra vic hnh lut ca tng nc thng khỏc nhau v ngi bỏn t mt s quc gia nht nh hay cú nhiu li th hn so vi nhng ngi khỏc Trờn lý thuyt, mi nc u cú kh nng thay i lut l mt cỏch tng ng y mnh nn kinh t quc gia Tuy cú nhng mt búng ti ny, thng mi trong Internet xuyờn quc gia tt nhiờn cng cú nhiu u th Nhiu mún hng ch c bỏn... Cú th tu chnh cỏc thit lp an ton, nhng bo v vn l s chn la nờn hay khụng nờn chy chng trỡnh ng Authenticode giỏm sỏt liờn tc chng trỡnh khi nú ang chy Vỡ vy, chng trỡnh m Authenticode cho phộp vo mỏy tớnh ca bn vn cú th gp s c (hoc do li chng trỡnh hoc hnh ng ch tõm) Núi cỏch khỏc, mt khi bn khụng quan tõm n tớnh tin cy ca mt site, mt vựng hay mt nh cung cp, bn gp phi nhiu l hng v an ton khi bn ti ni... trớ tu Lut S hu trớ tu cú mt s iu khon liờn quan n thng mi in t nh quy nh v cỏc hnh vi b xem l xõm phm quyn tỏc gi, quyn liờn quan trong mụi trng in t nh c ý hu b, thay i thụng tin qun lý quyn di hỡnh thc in t cú trong tỏc phm, d b hoc thay i thụng tin qun lý quyn di hỡnh thc in t m khụng c phộp ca ch s hu quyn liờn quan Tuy khụng cú quy nh c th liờn quan n lnh vc thng mi in t, nhng cỏc nguyờn tc trong... khụng thc hin vi Netscape Navigator) Nu chng trỡnh ng vit bng Java v JavaScript, ta s thng xuyờn nhn c mt thụng bỏo t Netscape Navigator Thụng bỏo cho bit chng trỡnh ng ó c ký hay cha, cho phộp ta xem chng ch i kốm xỏc nh nờn chp nhn hay t chi ti xung cỏc chng trỡnh ng e i phú vi cỏc cookie Cookie c lu gi trong mỏy trm, hoc c to ra, s dng v hu b trong mt ln duyt Web Ta cú th cho phộp t ra thi gian tn ti . hưởng của thương mại điện tử 1.5.2.1. Thách thức của thương mại điện tử Có thể chia các thách thức của Thương mại điện tử thành hai nhóm, nhóm mang tính kỹ thuật và nhóm mang tính thương mại. Theo. Luật Thương mại điện tử của Philipines ban hành ngày 14/6/2000 đã điều chỉnh về chữ ký điện tử, giao dịch điện tử và tội phạm liên quan tới thương mại điện tử. Brunei Luật Giao dịch điện tử của. Comment Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, truyền hình, các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử và các mạng máy tính kết nối với nhau. Thương mại điện tử