1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỊA LÝ HỌC VỚI VĂN HỌC

8 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

ĐỊA LÝ HỌC VỚI VĂN HỌC Bùi Huy Toàn Phòng QLKH&QHQT - Trường Đại học Hùng Vương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Địa lý học và văn học là hai bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu gần như chuyên biệt và có tính đặc thù. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu bởi đi từ ngay khái niệm của chúng. Địa lý học là gì? "Địa lý học là một khoa học tổng hợp nghiên cứu về quy luật phân bố và cấu trúc của thế giới vật chất trong hệ thống các đơn vị lãnh thổ trên bề mặt trái đất nhằm nhận biết quy trình khai thác và sử dụng nguồn vật chất một cách hợp quy luật tự nhiên để đưa lại lợi ích tối đa và bền vững cho con người" (TS. Phạm Quang Anh – Đại học Quốc gia Hà Nội). Mấu chốt của vấn đề tập trung vào cụm từ "đơn vị lãnh thổ trên bề mặt trái đất", bởi nó đã định lượng, định tính đối tượng nghiên cứu của Địa lý học. Chính xác hơn, theo chúng tôi, Địa lý học là khoa học nghiên cứu về tất cả những gì của trái đất, chi phối sự tồn tại, vận động và biến đổi của trái đất. Và hiểu theo nghĩa như vậy thì rõ ràng, Địa lý học là một lĩnh vực thuộc về khám phá tự nhiên. Còn Văn học thì sao? Hiểu một cách giản tiện và mau mắn thì "Văn học là nhân học" (M.Gorki). Văn học là khoa học nghiên cứu về con người. Cụ thể hơn, nó nghiên cứu về thế giới hình tượng, bởi bản thân văn học lấy ngôn từ xây dựng nên hình tượng nghệ thuật. Không có hình tượng không tồn tại tác phẩm văn học. Tựu chung, văn học là khoa học của tâm hồn, của khoa học xã hội. Không đi sâu vào phân tích khái niệm, chỉ cần xem xét một cách tổng quan như thế, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện bản chất sự khác biệt của hai khoa học này. Và nếu chỉ có vậy thì không có gì cần bàn thêm nữa. Tuy nhiên, đặt hai khoa học này trong một mối tương quan đồng đẳng, chúng ta lại nhận ra những mối liên hệ thú vị và tất nhiên. Chủ đề của bài viết này là "Địa lý học với Văn học", nghĩa là, chúng tôi đang đi tìm những tác động của khoa học Địa lý đối với Văn học; qua đó, nhận diện vai trò to lớn của khoa học Địa lý với các tác phẩm văn học nói chung. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sẽ đi từ Văn học làm hệ quy chiếu để nhìn nhận và lí giải. 2. NỘI DUNG 2.1. Địa lý học với Văn học trong việc tạo nên văn cảnh Có thể khẳng định ngay ở đây, tất cả mọi sáng tác văn học đều bắt nguồn từ cảm xúc, từ cảm hứng của người nghệ sỹ trước một hiện tượng đời sống. Hiện tượng đời sống ấy tác động đến nhà văn, khơi dậy và đánh thức những cảm thức sâu kín và phong phú về nhân sinh của họ. Từ đó, họ bắt lấy thần thái ấy và thai nghén, gia công và hoài thai đứa con tinh thần của mình. Cảm hứng ấy có thể bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử, gắn với một nhân vật có công trạng nào đó. Cũng có thể, nhà văn bị lôi cuốn bởi một đam mê hay một tình cảm riêng tư nhưng mãnh liệt. Hay đơn giản và cũng phổ quát hơn, những tình cảm của nhà văn được gợi hứng từ thiên nhiên, đất nước, con người; cảm thức trước sự vận động, chảy trôi của thời gian và cuộc đời Tất cả những gì tạo nguồn cảm hứng cho tác giả gọi chung là văn cảnh (hiểu theo nghĩa rộng). Đúng là "Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này". Xét trong một chừng mực nhất định, các tác giả khi thai nghén tác phẩm của mình đều tìm đến một ngọn nguồn của cảm xúc, Chế Lan Viên trong bài thơ "Tiếng hát con tầu" kêu gọi mọi người, nhà văn, nhà thơ lên xây dựng Tây Bắc đã viết: "Tây Bắc ơi! Người là mẹ của hồn thơ", rồi "Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép; Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia". Chẳng thế mà để viết được tùy bút "Người lái đò sông Đà", Nguyễn Tuân đã phải tự mình ngược sông Đà để khám phá nó. Có thế ta mới thấy được sự cuốn hút của những thạch trận, những đợt sóng mạnh như vũ bão, những thế trận đá giăng sẵn trực nuốt sống những con thuyền và sự sống con người Tương tự như vậy, nói như nhà văn Tô Hoài khi viết tác phẩm "Vợ chồng A Phủ": "Đất nước và con người Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá". Dường như, Tô Hoài viết tác phẩm như là một sự trả nghĩa tình cảm với Tây Bắc, chẳng thế mà thiên nhiên Hồng Ngài, con người nơi đây mới hiện ra sống động, khỏe khoắn và chân thực đến vậy. Đến lượt Tố Hữu, nhà thơ trữ tình chính trị, cũng không nằm ngoài trường hợp trên. Ông viết nên tác phẩm "Việt Bắc" bằng mối ân tình thủy chung với Việt Bắc, khắc họa nên hình tượng nơi đây qua 15 năm kháng chiến gian khổ, từ những ngày sơ khai, những lúc khó khăn nhất, đến những chiến công lẫy lừng. Tất cả đều gắn liền với từng vùng đất, từng vùng trời, từng con người và từng phong tục. Như vậy, một điều khẳng định đầu tiên có thể nói, không gian địa lý có tác động quan trọng, tạo nên trường thẩm mỹ (khái niệm của Lý luận văn học) cho nhà văn. Nói chính xác hơn, nó tạo nên văn cảnh (hiểu theo nghĩa hẹp) để nhà văn rung động, thẩm thấu và thăng hoa cảm xúc thành những tác phẩm cụ thể. Không thể có thứ văn chương nào thuần túy viết về cái tôi nội cảm mà không có sự liên hệ với ngoại giới. Sự tác động trên không chỉ đơn giản một chiều, mà theo chúng tôi, nó phụ thuộc vào cả hai phía, đối tượng phản ánh và chủ thể nhà văn. Và theo đó, thông thường có hai loại tác động chính: Tác giả chủ động khám phá, tìm hiểu và tìm cho mình cảm xúc từ đối tượng; hoặc chính đối tượng gây xúc động, tạo nguồn cảm hứng cho nhà nghệ sỹ. Thực ra vấn đề ở đây hai cũng chính là một, bởi nếu không có sự cộng hưởng và tổng hòa của cả hai phía thì không tạo nên tác phẩm. Văn cảnh có khả năng gợi cảm xúc, nhưng được chủ thể nhà văn có cảm nhận được không và cảm nhận theo hướng nào lại là chuyện khác. Có thể dẫn ra đây ví dụ sau: Hôm qua ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ. Buồn trông con nhện giăng tơ, Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai. Buồn trông chênh chếch sao mai, Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. Các sự vật "cá, sao, nhện, sao mai" muôn thuở vẫn vậy nhưng đặt trước tâm trạng của một người đang có tâm trạng nặng nề, cô đơn, ủ dột thì cách cảm nhận sẽ khác người đang trong tâm trạng vui mừng, phấn khích. Không gian địa lý tạo nên văn cảnh cho nhà nghệ sỹ nhưng đó không phải là sự tác động một chiều và đơn giản chỉ là tác động vào cảm giác, tri giác con người. Văn cảnh ấy còn tác động vào trong chiều sâu tâm lý, đánh thức những vùng ẩn khuất trong con người nhà văn, khơi gợi những cảm xúc mới lạ và bất ngờ. Trương Hán Siêu viết "Bạch Đằng giang phú" bắt đầu từ không gian địa lý và không gian lịch sử, ghi dấu bao nhiêu chiến công hiển hách. Bên cạnh đó, ông còn cảm nhận bằng sự trải nghiệm và chính bằng niềm tự hào lớn lao, cả những chiêm nghiệm sâu kín. Núi Vân Đồn, gợi hứng cho Nguyễn Trãi viết nên bài thơ nổi tiếng nhưng đó cũng là điểm tựa cảm xúc để ông bày tỏ niềm tự hào với cảnh đẹp quê hương đất nước, qua đó khẳng định chủ quyền dân tộc. Như thế, không gian địa lý vừa tạo nên văn cảnh cho văn học, lại vừa là tiền đề để nhà văn bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước cuộc đời và con người. 2.2. Địa lý học với Văn học trong việc miêu tả ngoại hình, xây dựng tính cách và khắc họa số phận nhân vật Thừa nhận khả năng tác động của không gian địa lý trong việc hình thành nên văn cảnh, tác động đến tâm hồn nghệ sỹ, chúng ta không thể bỏ qua các dạng, biểu hiện của sự tác động ấy. Có thể khẳng định, chính không gian địa lý tác động đến việc hình thành ngoại hình, tính cách và cả số phận của nhân vật. Hay nói chính xác hơn, nó tác động đến cách cảm, cách nghĩ của nhân vật. Tác phẩm có tính chân thực là tác phẩm có yếu tố như thế. Trước hết, xét sự tác động của không gian địa lý đến xây dựng ngoại hình nhân vật. Cụ Mết trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, là một “già làng” với hình dáng bên ngoài “quắc thước”, “râu đã dài tới ngực và đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược; Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”, A Phủ trong "Vợ chồng A Phủ" có thể chất dồi dào, khỏe, chạy nhanh như ngựa. Cách ví von và so sánh này gắn liền với từng vùng địa lý, hình thành nên dáng vóc cũng như cơ chế sinh học của từng con người. Những con người dân tộc thường phải chiến đấu với thú dữ, canh tác trên những vùng đất rộng, cao, rậm rạp cách ví von ấy bị quy định bởi thế giới nhân vật sống. Trong tác phẩm thơ, không gian địa lý làm thành cảnh sắc thiên nhiên, con người và nhịp sống của họ. Lấy một ví dụ một đoạn thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu ta có thể thấy rõ hơn điều này: Mình về mình có nhớ ta, Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Đây là đoạn thơ miêu tả cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc tương ứng với không gian và khí hậu đặc trưng của bốn mùa trong năm. Đầu tiên là mùa đông với "rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi" và "đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng". Mùa đông ở Việt Bắc có đặc trưng là mầu xanh trầm mặc của rừng đại ngàn và điểm tô sắc đỏ của hoa chuối. Hiện lên trên không gian ấy là con người lao động khỏe khoắn trên những đèo cao của khu rừng. Mùa xuân ở Việt Bắc có đặc trưng là hoa mơ trắng “trắng rừng biên giới nở hoa mơ” (Hồ Chí Minh). Có thể chính khí hậu nơi đây đã ban cho Việt Bắc một cảnh quan đẹp và hấp dẫn như thế. Hiện lên ở khung cảnh bạt ngàn sắc trắng hoa mơ ấy là những cô gái trong tư thế lao động cẩn trọng, cần mẫn và vô cùng khéo léo; "chuốt từng sợi giang" cũng là đặc trưng theo mùa và đặc trưng của rừng Việt Bắc. Đến mùa hè. Việt Bắc có đặc biệt ở rừng phách. Cuối xuân các nụ phách còn nằm ẩn kín trong kẽ lá, nay bung nở do ánh nắng chói chang của mùa hè. Mỗi trận gió thoảng qua lại làm ta tưởng tượng như một trận mưa hoa vàng rừng phách, như không gian đều được lênh láng trong sắc vàng. Đây cũng là mùa lấy măng và con người hiện lên trong tư thế cặm cụi lao động, giầu đức hi sinh, chăm lo đến đời sống và sức khỏe của cán bộ kháng chiến. Tương tự như vậy, với mùa thu, ở đây vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống - hát giao duyên. Nó hoàn toàn phù hợp với không gian những đêm trăng đẹp nơi cánh rừng Việt Bắc và những khúc hát giao duyên, giã bạn tình tứ của các đôi nam nữ. Nói tóm lại, không gian địa lý tác động và hình thành nên ngoại hình nhân vật và tạo nên cảnh sắc thiên nhiên, phong tục và sinh hoạt của con người. Không dừng lại ở đó, không gian địa lý còn chi phối đến xây dựng tính cách nhân vật và số phận của nhân vật. Và điều này đúng với từng vùng địa lý. Vùng địa lý lại gắn bó chặt chẽ với truyền thống, tập quán sinh hoạt, được cố kết lại như những quy luật bất di bất dịch. Làm đúng thì được, làm trái thì lập tức bị trừng phạt. Ngay từ thời xa xưa đã đúng như vậy. Thời Đam San, Xing Nhã, tất cả mọi người đều sống theo những quy phạm mà bộ tộc đã đặt ra. Tục nối dây (chuê nuê) đã ăn sâu bám chắc vào tiềm thức từng con người, từ già đến trẻ. Đam San không chịu sống theo quy luật đó, mặc dù đã có vợ là Hơ Nhí và Hơ Bhí, anh ta vẫn mải mê đi tìm Nữ thần mặt trời, bắt nàng về làm vợ. Và kết cục, một người tù trưởng không chịu khuất phục trước bất cứ ai về sức mạnh, đã ngã gục chỉ bởi một đầm lầy. Đam San chết do làm trái quy luật nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Anh ta chết như một điều hiển nhiên để không còn ai dám tái phạm như vậy nữa. Người dân tộc thường bộc trực, thẳng thắn và gan dạ. Bởi họ thường sinh sống và đối mặt với những gì khắc nghiệt và nguy hiểm nhất. Thú dữ, rắn rết, bệnh tật, thiên tai, lũ lụt, sự hung bạo của những con sông, ngọn thác Nếu không có những đức tính ấy, họ khó tồn tại và hạnh phúc được. Điều này cũng còn có nguyên nhân từ nhận thức, nhưng sâu xa là từ vị trí địa lý nơi họ sinh sống. Đó là những nơi xa xôi và hoang vu, rất hạn chế để tiếp xúc với những tiến bộ của miền xuôi, miền đồng bằng và đô thị. A Phủ không nghĩ gì đến hậu quả lao vào đánh A Sử, con trai thống lý Pá Tra để rồi bị đánh đập và trói đứng gần chết. Nếu không có Mị cứu giúp thì có lẽ đã chết khô trong nhà ấy rồi. T'nú không nghĩ gì đến tính mạng khi thấy vợ con bị giặc đánh đập giã man, lao ra giữa bao kẻ thù để rồi hậu quả là chẳng những không cứu được người thân mà bản thân còn bị đánh đập và bị tẩm dầu đốt cháy mười đầu ngón tay. Đó là sự gan dạ đáng kinh ngạc, là tình thương và sự hi sinh đáng khâm phục nhưng cũng là sự ngây dại ngô nghê đến mức đáng thương. Tất cả đều bắt nguồn từ điều kiện cư trú và nhận thức, cụ thể chính là không gian sinh tồn. Không gian địa lý gắn liền với không gian văn hóa và quy định nhiều mặt đời sống, trong đó có tính cách con người. Người dân miền Bắc, cuộc sống gắn liền với sự bất ổn về thiên nhiên, các con sông miền Bắc dữ dội do độ dốc quá cao, hình thành nên tính cách cảnh giác, thận trọng nhưng cũng rất nóng nảy của con người. Người dân miền Nam với những con sông hiền hòa, điều kiện sinh sống thuận lợi làm cho họ có những nét tính cách ôn hòa, phóng khoáng hơn. Người dân miền Trung với cá tôm ăm ắp, nguồn lợi biển dồi dào làm nên tính cách điềm tĩnh, cuộc sống và suy nghĩ không xô bồ, hỗn tạp. Tất cả, đi vào văn học như một tự nhiên làm nên những tính cách, số phận điển hình cho mỗi vùng miền. Trong khuôn khổ quy phạm của bài viết, chúng tôi không thể làm rõ ràng được sự tác động của Địa lý học với Văn học một cách thấu triệt. Những gì đặt ra trên đây, chúng tôi chỉ mạo muội coi đó như là một sự nêu vấn đề và rất cần có thời gian nghiên cứu. Đây thực sự là một vấn đề hết sức thú vị, càng tìm hiểu càng nhiều tầng vỉa cần khai thác. 3. KẾT LUẬN Đến đây, chúng tôi tạm thời đưa ra những luận điểm mang tính kết luận nội dung bài viết như sau: Thứ nhất, Địa lý học với những không gian địa lý tạo nên văn cảnh cho nhà văn làm điểm tựa cảm xúc. Địa lý học như một "bản lề" cảm xúc của Văn học; Bên cạnh đó, không gian địa lý vừa là điểm tựa cảm xúc, vừa là cơ sở, tiền đề cho nhà văn bộc lộ những suy nghĩ của mình. Qua đó, bày tỏ thái độ của nhà văn với cuộc đời và con người. Thứ hai, không gian địa lý ấy gắn bó chặt chẽ với không gian văn hóa và quy định việc xây dựng, khắc họa nhân vật, từ ngoại hình đến tính cách và số phận của nhân vật. Dù gì đi nữa thì cả Địa lý học và Văn học đều hướng tới một mục tiêu, làm cuộc sống của con người thêm tốt đẹp. Đó cũng chính là động lực lớn nhất và quan yếu nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học sư phạm, 2007. 2. TS. Phạm Quang Anh, Các cảnh quan hiện đại Việt Nam và phương hướng sử dụng chúng, UNESCO, 1990. 3. Phương Lựu (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 2001. . " ;Địa lý học với Văn học& quot;, nghĩa là, chúng tôi đang đi tìm những tác động của khoa học Địa lý đối với Văn học; qua đó, nhận diện vai trò to lớn của khoa học Địa lý với các tác phẩm văn học. nhất, Địa lý học với những không gian địa lý tạo nên văn cảnh cho nhà văn làm điểm tựa cảm xúc. Địa lý học như một "bản lề" cảm xúc của Văn học; Bên cạnh đó, không gian địa lý vừa. ĐỊA LÝ HỌC VỚI VĂN HỌC Bùi Huy Toàn Phòng QLKH&QHQT - Trường Đại học Hùng Vương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Địa lý học và văn học là hai bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w