ON TAP LS VIET NAM

8 231 0
ON TAP LS VIET NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu1.Sự phát triển của phong trào cách mạng VN từ năm 1919-1929. Bài làm Trong khi xã hội VN do tác động của chơng trình khai thác thuộc đị lần thứ hai đang phân hóa sâu sắc, thì ảnh hởng của cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mời Nga 1917 dội vào làm cho Cách mạng Việt Nam bớc sang một thời kì mới. Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân dới nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918). Trớc hết là phong trào đấu tranh của bộ phận t sản dân tộc. Vì muốn vơn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế dân tộc, nhng bị chèn ép nên họ đã nổi dậy đấu tranh. Họ phát động phong trào Chấn hng nội hóa, bài trừ ngoại hóa(1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của t bản Pháp (1923), sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Trong phong trào, một số t sản, địa chủ lớn ở miền Nam đã thành lập ra Đảng Lập Hiến. Họ đa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng, nhng khi đợc Pháp nhợng cho một số quyền lợi thì sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp. Mục tiêu của phong trào chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế, tầng lớp t sản dân tộc cố gắng đấu tranh chống lại sự chèn ép của t sản nớc ngoài. Tuy nhiên điểm hạn chế của phong trào thể hiện ở chỗ: các hoạt động bộc lộ tính chất cải lơng, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân. Phong trào cách mạng của t sản dân tộc phát triển đến đỉnh cao với sự thành lập của tổ chức cách mạng VN Quốc dân đảng, đặc biệt là khởi nghĩa Yên Bái (1930) Bộ phận hạt nhân đầu tiên của VNQDĐ là Nam Đồng th xã, một nhà xuất bản tiến bộ, tập hợp một nhóm thanh niên yêu nớc nhng cha có đờng lối chính trị rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ của của phong trào dân tộc dân chủ, cộng với ảnh hởng của các trào lu t tởng mới từ bên ngoài dội vào, đặc biệt là ảnh hởng của Cách mạng Trung Quốc với chủ nghĩa Tam dâncủa Tôn Trung Sơn, đã dẫn tới sự ra đời VN Quốc dân đảng. VNQDĐ do Nguyễn Thái học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính sáng lập là một đảng chính trị theo xu hớng cách mạng dân chủ t sản, tiêu biểu cho bộ phận dân chủ t sản VN. Địa bàn hoạt động chính của đảng này là ở Bắc Kì. Mục tiêu của Đảng là nhằm đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền. Đảng viên của đảng gồm sinh viên, học sinh, công chức, t sản lớp dới, ngời làm nghề tự do và cả một số nông dân khá giả, thân hào địa chủ ở Nông thôn, binh lính, hạ sĩ quan ngời Việt trong quân đội Pháp. Ngày 9-2-1930, ở Hà Nội xảy ra vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh. Thực dân Pháp liền tổ chức nhiều cuộc vây ráp lớn. Số đảng viên của VNQDĐ bị bắt có tới gần 1000 ngời, nhiều cơ sở ở các nơi bị phá vỡ, hầu hết cán bộ từ trung ơng đến địa phơng đều sa lới giặc. Bị động trớc tình thế, mặc dù tổ chức hệ thống của đảng cha kịp xây dựng, củng cố lại, các nhân vật chủ yếu còn lại của đảng đã quyết định hành động. Cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ nổ ra đêm 9-2-1930 ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dơng, Thái Bình; riêng ở Hà Nội, đã tổ chức ném bom Sở Cảnh sát, Sở Công thơng Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm đợc trại lính, giết và làm bị thơng một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, nhng không làm chủ đợc tỉnh lịnên hôm sau đã bị quân Pháp phản công và tiêu diệt. ở các nơi khác, nghĩa quân cũng chỉ tạm thời làm chủ mấy huyện lị, nhng sau đó đã nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại. Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí khi lên máy chém đã hô to: VN vạn tuế. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì nhiều nguyên nhân. Về khách quan, đế quốc Pháp lúc ấy còn mạnh, đủ sức đàn áp một cuộc đấu tranh vũ trang vừa đơn độc, vừa non kém nh khởi nghĩa Yên Bái. Về chủ quan,VNQDĐ vừa non yếu lại không lại vừa không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo. Kết quả là phong trào dân tộc theo khuynh hớng dân chủ t sản dới ngọn cờ VNQDĐ đã nhanh chóng tan rã trớc sự khủng bố ác liệt của quân thù. Tuy thất bại nhng khởi nghĩa Yên Bái đã góp phần cổ vũ lòng yêu nớc và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cớp nớc và tay sai. Thứ hai là phong trào dân tộc dân chủ trong tầng lớp tiểu t sản trí thức. Họ đợc tập hợp trong những tổ chức chính trị nh VN nghĩa đoàn, Hội Phục Việt,Đảng Thanh niên Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ nh Chuông rè, An Nam trẻ, ngời nhà quê l ập ra những nhà xuất bản tiến bộ nh Cờng học th xã, Nam Đồng th xã Tháng 6/1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện(Quảng Châu-Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên mở màn cho thời gian đấu tranh mới của dân tộc. Trong phong trào yêu nớc dân chủ, công khai hồi đó của tiểu t sản nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu(1925), và đám tang Phan Châu Trinh (1926 Phong trào đấu tranh của tiểu t sản nhằm mục tiêu chống cờng quyền áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ, mang tính chất yêu nớc, dân chủ rõ nét. Điểm tích cực của phong trào là có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nớc, truyền bá t tởng tự do, dân chủ trong nhân dân, truyền bá những t tởng cách mạng mới. Mặc dù vậy, phong trào có hạn chê là tầng lớp tiểu t sản đấu tranh còn bồng bột, xốc nổi, cha có chính đảng lãnh đạo. Nhợc điểm trên đợc khắc phục khi Tân Việt cách mạng đảng - tổ chức cách mạng của giai cấp tiểu t sản thành lập(7-1928). Tiền thân của Tân Việt là Hội Phục Việt ra đời tại Vinh (Nghệ An) do nhóm sinh viên trờng Cao đẳng S phạm Đông Dơng và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì thành lập. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7/1928, Hội Phục Việt chính thức lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng. Đảng Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu t sản yêu nớc, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì. Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội VN Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và t tởng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê nin có ảnh hởng lớn, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ tiên tiến đi theo, nội bộ Tân Việt đã diễn ra một cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hớng t tởng: vô sản và t sản. Cuối cùng, xu hớng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm u thế. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội VNCMTN, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lê nin. Sự ra đời của Tân Việt cách mạng đảng một lần nữa khẳng định tinh thần yêu nớc và ý nguyện cứu nớc, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức đế quốc phong kiến của thanh niên trí thức tiểu t sản cũng nh của tất cả các tầng lớp nhân dân . Câu 2:Sự phát triển của phong trào công nhân VN trong những năm 1919- 1925? Bài làm Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân VN có những điều kiện mới để phát triển.Đó là hoạt động của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn, các cuộc đấu tranh của công nhân thủy thủ Pháp và công nhân thủy thủ Trung Quốc. Những sự kiện này đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân VN đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nớc ta phát triển lên một bớc cao hơn sau chiến tranh.Tuy các cuộc đấu tranh những năm đầu còn lẻ tẻ, tự phát nhng đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các Sở công thơng của T bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi đợc nghỉ làm việc ngày chủ nhật có trả lơng. Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy r- ợunhà máy xay xát gạo đã diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dơng Quan trọng hơn là cuộc bãi công của thợ máy xởng Ba Son (sửa chữa và đóng tàu cho hải quân Pháp) ở cảng Sài Gòn với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và tủy thủ Trung Quốc(8-1925). Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son thắng lợi đã đánh dấu một bớc tiến mới của phong trào công nhân VN giai cấp công nhân nớc ta từ đây bớc đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng. Cuộc bãi công là bớc ngoặt thể hiện sự trởng thành quan trọng của công nhân VN, là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, có sự lãnh đạo, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản và đánh dấu phong trào công nhân VN chuyển từ đấu tranh tự phát sang giai đoạn đấu tranh tự giác. Câu 3: Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn ba tổ chức cách mạng lần lợt ra đời ở VN? Bài làm: Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nớc ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đờng cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Hội việt Nam Cách mạng Thanh niên ở nớc ngoài không còn phù hợp, không đủ sức để lãnh đạo cách mạng trong nớc. Trớc tình hình đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lợng yêu nớc và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập và tự do. Yêu cầu này đã đợc xúc tiến qua sự kiện tháng 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kì thay thế cho Hội VN Cách mạng Thanh niên. Sau đó cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hớng: cần thiết hay cha cần thiết thành lập Đảng cộng sản trong nội bộ Hội VN Cách mạng Thanh niên tại Đại hội lần thứ nhất (5/1929). Khi kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản không đợc chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ đại hội về nớc và ngày 17 - 6 -1929 tuyên bố thành lập Đông D- ơng cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. Sự thành lập của Đông Dơng Cộng sản đảng đã tạo đà thúc đẩy trực tiếp đối với sự ra đời của các tổ chức cộng sản tiếp theo. Trớc ảnh hởng ngày càng lan rộng của Đông Dơng Cộng sản đảng, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốcvà Nam Kì cũng quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng(8/1929). Quá trình phân hóa trong Hội VN Cách mạng Thanh niêncó tác động mạnh mẽ đến Tân Việt cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng, từ lâu đã chịu ảnh hởng của Hội VN Cách mạng Thanh niên, cũng tách ra để thành lập Đông Dơng Cộng sản liên đoàn( 9/1929). Nh vậy, đến tháng 9-1929 ở Việt Nam đã có 3 tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Sự nối tiếp nhau ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nớc ta thể hiện bớc phát triển nhảy vọt của cách mạng VN. Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa M-LN do Nguyễn ái Quốc truyền bá vào VN đã thu hút đợc đông đảo những ngời cách mạng VN thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và chứng tỏ giai cấp công nhân đã ý thức đợc sứ mệnh lịch sử của mình. Các sự kiện này cũng đã chứng tỏ những điều kiện để thành lập Đảng Cộng Sản VN đã chín muồi. Câu 4: Trình bày những diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh? Bài làm: Vì là thuộc địa của Pháp, nên Vn cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Nông nghiệp, công nghiệp đều suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ Vì vậy đời sống nhân dân ta vô cùng khổ cực: công nhân bị thất nghiệp, nông dân bị bần cùng hóa, phá sản trên quy mô lớn, các tầng lớp khác cũng điêu đứng, cơ cực. Thực dân Pháp lại tăng cờng áp bức, bóc lột, đẩy mạnh chính sách khủng bố dã man sau khởi nghĩa Yên Bái càng làm cho nhân dân ta căm thù và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản VN ra đời ngày 3-2-1930 có tổ chức thống nhất, cơng lĩnh rõ ràng đã nhanh chóng tập hợp lực lợng quần chúng, biến căm thù thành hành động cách mạng. Phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển đã bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả ba miền Bắc- Trung -Nam và đến năm 1930-1931 đã phát triển tới đỉnh cao với sự ra đời của Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Từ tháng 2 đến tháng 4-1930 đã nổ ra cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, bãi công của hơn 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, hơn 400công nhân nhà máy diêm và nhà máy ca Bến Thủy(Vinh), nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn) Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phơng: Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An. Hà Tĩnh Đặc biệt trong phong trào đấu tranh truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng công sản VN đã xuất hiện trên đờng phố Hà Nội và một vài địa phơng khác. Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 5-1930. Nhân ngày Quốc tế Lao động(1-5-1930) lần đầu tiên công nhân và các tầng lớp nhân dân Đông Dơng tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dơng lực lợng của mình. Từ thành phố đến nông thôn trong cả nớc, đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, tuần hành Các cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Cẩp Phả, Vinh, Sài Gòn Các cuộc đấu tranh của nông dân cũng nổ ra ở nhiều địa phơng Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và hầu nh trên khắp các tỉnh Nam Kì. Phong trào đấu tranh đặc biệt lên cao, phát triển mạnh mẽ nhất là ở Nghệ - Tĩnh. Tháng 9/1930 phong trào đã phát triển đến đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chính trị đợc kết hợp với khẩu hiệu kinh tế. Các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, quần chúng tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phơng. Trớc khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhìeu huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phơng đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ. Các Ban Chấp hành nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nông dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Chính quyền Xô Viết Nghệ -Tĩnh đã ban bố các quyền tự do dân chủ. Về kinh tế, Xô Viết đã tịch thu ruộng đất công chia cho nông dân, bãi bỏ các thứ thuế vô lí (thuế thân, thuế chợ, thuế đò ), chú ý đến đê điều phòng lụt Về văn hóa - xã hội, tổ chức học chữ quốc ngữ, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, giữ gìn trật tự an ninh. Về chính trị, thành lập các tổ chức quần chúng từ thấp đến cao phát triển mạnh Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại chỉ 4-5 tháng, song qua những điểm u việt trên chứng tỏ Xô Viết Nghệ -Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dới sự lãnh đạo của Đảng. Hoảng sợ trớc phong trào quần chúng ngày càng lên cao và lo sợ ảnh h- ởng của Đảng Cộng sản, đế quốc Pháp đã tiến hành các hoạt động khủng bố dã man với những thủ đoạn thâm độc. Nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ đảng viên, chiến sĩ yêu nớc bị bắt, bị tù, bị giết Tuy bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa nhng phong trào cách mạng 1930-1931, với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động VN, góp phần rèn luyện lực lợng cho Cách mạng tháng 8 sau này. Câu 5:Trình bày sự phục hồi của lực lợng cách mạng trong những năm 1932-1935? Bài làm : Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng VN bớc vào thời kì cực kì khó khăn. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành chính sách khủng bốcực kì tàn bạo. Nhiều chiiến sĩ cộng sản, hàng vạn ngời yêu nớc bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ơng và địa phơng lần lợt bị phá vỡ. Nhng trong các nhà tù, các đảng viên cộng sản và những ngời yêu nớc vẫn nêu cao khí phách kiên cờng, bất khuất, kiên trì đấu tranh bảo vệ lập trờng, quan điểm cách mạng của Đảng, biến nhà tù thành trờng học cách mạng và vẫn tìm cách gây dựng lại các tổ chức cơ sở của Đảng và qần chúng. Các đảng viên còn lại bên ngoài đã bất chấp sự khủng bố của địch tìm mọi cách gây dựng lại phong trào. Các tổ chức cơ sở của Đảng ở các địa phơng vẫn tồn tại và kiên trì bám chắc quần chúng để hoạt động, đồng thời còn lợi dụng các tổ chức công khai, hợp pháp của kẻ thù để đẩy mạnh đấu tranh. Tại các thành phố Hà Nội, Sài Gòn một số đảng viên cộng sản đã tranh thủ khả năng đấu tranh hợp pháp để ra tranh cử vào các hội đồng thành phố, lợi dụng diễn đàn công khai để tuyên truyền, cổ động quần chúng theo các khẩu hiệu của Đảng. Cuối năm 1934 đầu năm 1935 phong trào cách mạng đã có sự phục hồi. Điều đó đợc đánh dấu bằng sự kiện hệ thống tổ chức Đảng ở trong nớc nói chug đợc phục hồi. Các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì lần lợt đợc lập lại. Các đoàn thể Công Hội, Nông hội và các tổ chức của các lực lợng xã hội khác cũng đợc lập lại. Đặc biệt, tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản họp ở Ma Cao(Trung Quốc) để chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới, càng chứng tỏ phong trào cách mạng nớc ta đã phát triển trở lại. Câu 6: Nêu hoàn cảnh lịch sử và những chủ trơng mới của Đảng thời kì 1936-1939? Bài làm: Trong những năm 1936-1939 tình hình thế giới có nhiều biến đổi mới. Đó là việc giai cấp t sản ở nhiều nớc tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bằng cách thiết lập chế độ phát xít tàn bạo. Chúng chủ tr- ơng xóa bỏmọi quyền tự do dân chủ của nân loại, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trờng thế giới và mu đồ tấn công Liên Xô Đứng trớc nguy cơ đó, Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản (7-1935) họp ở Mát-xcơ-va xác định kẻ thù nguy hiểm trớc mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Đại hội đề ra chủ trơng thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nớc, nhằm tập hợp rộng rãi các lực lợng dân chủ đấu tranh chốngchủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra. ở nớc Pháp, năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền.Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã ban hành một số chính sách tự do dân chủ cho các nớc thuộc địa. Một số tù chính trị ở VN đã đợc thả ra và nhanh chóng tìm cách hoath động trở lại. Tuy nhiên, ở VN lúc đó, do hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động sâu sắc đến đời sống không chỉ của các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động mà cả đến những nhà t sản, địa chủ vừa và nhỏ. Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dơng đã tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng, không chịu thi hành một số chính sách dân tộc dân chủ của Mặt trận Nhân dân Pháp. Căn cứ vào tình hình trên và tiếp thu đờng lối của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dơng đã có những chủ trơng mới cho phong trào cách mạng trong nớc phù hợp với tình hình thế giới. Đảng ta nhận định rằng kẻ thù cụ thể trớc mắt của nhân dân Đông Dơng lúc này là bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp ở thuộc địa. Từ đó Đảng ta quyết định tạm thời hõan các khẩu hiệu Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dơng hoàn toàn độc lập, Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày và nêu những nhiệm vụ trớc mắt của nhân dân Đông Dơng là: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện các nhiệm vụ đó, Đảng đề ra chủ trơng thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dơng vào mùa hè năm 1936( đến tháng 3-1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dơng), nhằm tập hợp mọi lực lợng yêu nớc, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới. Về hình thức và phơng pháp đáu tranh, những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai đợc triệt để lợi dụng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục và mở rộng phong trào đấu tranh của quần chúng. Có thể thấy, khi hoàn cảnh lịch sử thế giới có thay đổi thì những chủ tr- ơng của Đảng cũng nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với thời cuộc. Điều đó càng cho thấy rõ hơn việc cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới,đồng thời cho thấy sự sáng suốt, kịp thời trong công tác chỉ đạo,cũng nh vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dơng. Câu 7: Trình bày hình thức đấu tranh và mục tiêu đấu tranh của những phong trào tiêu biểu trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939? Bài làm Phong trào đấu tranh tiêu biểu Hình thức đấu tranh Mục tiêu đấu tranh Từ giữa năm 1936, Cuộc đấu tranh vận động thành lập ủy ban trù bị Đông D- ơng đại hội, tiến tới triệu tập Đông Dơng Mít tinh, hội họp, diễn thuyết, thu thập nguyện vọng, đa yêu sách thành lập các ủy ban hành động để thực hiện mục tiêu. Đòi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải thả tự do cho tù chính trị, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờvà đảm bảo số ngày nghỉ có lơng trong năm cho công nhân, cải thiện đời sống của nhân dân. Đến đầu năm 1937, phong trào đón phái viênChính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dơng. Mít tinh, biểu tình, đa dân nguyện -Công nhân đòi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lơng, giảm giờ làm, thi hành luật lao động, thực hiện bảo hiểm xã hội, chống đuổi thợ, chống đánh đập, cúp phạt -Nông dân đòi chia lại ruộng đất công, chống su cao, thuế nặng, đòi giảm tô, giảm tức - Tiể t sản đòi đảm bảo quyền lợi lao động, ban bố các quyền tự do dân chủ, miễn giảm các thứ thuế Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân nhất là ở các thành thị, khu mỏ và đồn điền cao su trên phạm vi cả nớc. Bãi công, bãi thị, bãi khóa, mịt tinh, biểu tình (Tổng bãi công của công nhân Công ty Than Hòn Gai, công ty xe lửa Trờng Thi, công nhân xe lửa miền Nam Mít tinh tại khu đấu xảo Hà Nội Đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình và chống nạn sinh hoạt đắt đỏ Phong trào xuất bản sách,báo chí công khai Xuất bản nhiều tờ báo công khai của Đảng, của Mặt trận Nhân dân Đông Dơng và các đoàn thể quần chúng ra đời Giới thiệu chủ nghĩa Mác- Lê nin và chính sách của Đảng, tuyên truyền các đờng lối, chủ trơng và ủng hộ phong trào đấu tranh của quần chúng. Câu 8: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng Tháng 8- 1945? (ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ 1936-1939) Bài làm Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn. Trong khi lãnh đạo phong trào quần chúng, trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên đã đợc nâng cao một cách rõ rệt.Uy tín và ảnh hởng của Đảng đợc mở rộng và nthấm sâu trong nhân dân, chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng nh đờng lối chính sách của Đảng, của Quốc tế cộng sản đợc phổ biến, tuyên truyền và giáo dục sâu rộng. Các sách báo của Đảng và của Mặt trận Dân chủ đã có tác dụng lớn trong việc động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu xuyên tạc và những hành động phá hoại của bè lũ phản động, làm cho chúng càng bị cô lập. Qua phong trào, tổ chức của Đảng đã đợc củng cố và phát triển. Đội quân chính trị quần chúng đợc Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục động thời cũng bồi dỡng đợc một đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo, dạn dày trong đấu tranh có nhiều kinh nghiệm. Có thể nói, cuộc vận động là cuộc tập dợt lần thứ hai của Đảng và quần chúng nhân dân chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. . và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của t bản Pháp (1923), sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Trong phong trào, một số t sản, địa chủ lớn ở miền Nam đã thành lập ra Đảng Lập Hiến cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nớc ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đờng cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Hội việt Nam Cách mạng Thanh niên ở nớc. các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốcvà Nam Kì cũng quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng(8/1929). Quá trình phân hóa trong Hội VN Cách mạng Thanh niêncó

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan