Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 2015 của huyện đức linh tỉnh bình thuận (Trang 32 - 40)

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế Giai đoạn 2011-2015, huyện Đức Linh đã có những

bước nhảy vọt về kinh tế, tổng giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành liên tục tăng theo hàng năm:

Hình 2.2: Biểu đồ giá trị kinh tế theo giá hiện hành qua các năm 2011-2015

Tổng giá trị tăng thêm chia theo các nhóm ngành như sau:

- Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 1.141.424 triệu đồng năm 2011 lên 1.850.378 triệu đồng năm 2015, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt sấp xỉ 12%.

- Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 655.076 triệu đồng năm 2011 lên 1.294.992 triệu đồng năm 2015, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt sấp xỉ 20%.

- Nhóm ngành dịch vụ tăng từ 936.223 triệu đồng năm 2011 lên 1.778.950 triệu đồng năm 2015, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt sấp xỉ 18%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển những ngành và lĩnh vực sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tạo ra bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của huyện.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 5,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

2,732,723 3,364,619 3,909,383 4,386,602 4,924,320 G

iá trị gia tăn

g ( tr iệu đ n g )

- Tỷ trọng của nhóm ngành Nông, lâm,ngư nghiệp trong cơ cấu GDP, năm 2011 là 41,77%, năm 2015 giảm xuống còn 37,58%.

- Tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 2011 là 34,26% tăng lên 36,13% vào năm 2015.

- Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP của huyện Đức Linh: năm 2011 là 23,97% tăng lên 26,30% vào năm 2015.

GDP đầu người năm 2011 là 21,44 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 37,16 triệu đồng.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế qua các năm 2011-2015

Chỉ Tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng GTTT(giá hiện hành)

Triệu đồng

2.732.723 3.364.619 3.909.383 4.386.602 4.924.320

- Nông lâm ngư nghiệp 1.141.424 1.356.031 1.529.238 1.682.162 1.850.378 - Công nghiệp và xây dựng 655.076 824.230 961.977 1.116.092 1.294.992

- Dịch vụ 936.223 1.184.358 1.418.168 1.588.348 1.778.950

Cơ cấu GDP theo giá HH % 100 100 100 100 100

- Nông lâm ngư nghiệp % 41,77 40,30 39,12 38,35 37,58

- Công nghiệp và xây dựng % 23,97 24,50 24,61 25,44 26,30

- Dịch vụ % 34,26 35,20 36,28 36,21 36,13

(Nguồn: chi cục thống kê huyện Đức Linh năm 2015)

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41.77

23.97 34.26

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2015

2.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2015, Giá trị gia tăng ngành sản xuất nông nghiệp huyện Đức Linh có mức tăng trưởng khá:

* Trồng trọt:

Ngành trồng trọt có sản lượng, diện tích gieo trồng tăng đều theo các năm. Trong đó sản lượng lúa tăng từ 96.351,7 tấn năm 2011 tăng lên 100.438 tấn vào năm 2015, sản lượng cao su tăng nhanh từ 8.416,5 tấn năm 2011 tăng lên 11.524,7 tấn năm 2015...

* Chăn nuôi:

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhiều trang trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp cho năng suất cao và đang có hướng đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới. Cụ thể, tổng đàn heo năm 2015 là 129.000 con, tổng đàn gia cầm năm 2015 là 584.000 con, tổng đàn bò là 8000 con...cung cấp sản lượng thịt, trứng, sữa cho thị trường.

* Thủy sản:

Ngành thủy sản của huyện Đức Linh cũng đang từng bước phát triển. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 1.134 ha với sản lượng 3000 tấn năm 2011 tăng lên 1.150,2 ha và sản lượng 3200 tấn năm 2015....

37.58

26.30 36.13

* Lâm nghiệp:

Rừng Đức Linh ngoài chức năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến lâm sản còn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ tài nguyên sinh vật vùng nhiệt đới. Hiện tại quỹ đất lâm nghiệp của Huyện có diện tích 6.136,48 ha, chiếm 11,47% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất. Nhìn chung hoạt động lâm nghiệp của Huyện đã và đang phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội hóa, gắn kinh tế rừng với kinh tế xã hội miền núi, góp phần giải quyết việc làm cho hộ nông dân ở 3 xã Bắc sông.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

Đến năm 2015, trên địa bàn huyện có 5 cụm công nghiệp và sản xuất kinh doanh tập trung với tổng diện tích quy hoạch 114,24 ha.Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm qua có sự chuyển biến khá với ngành mũi nhọn là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Các sản phẩm chủ yếu như chế biến mủ cao su, tinh bột mì, hạt điều và xay sát lương thực(lúa gạo), đá xây dựng, gạch nung, nước khoáng, thủ công mỹ nghệ... đều tăng khá. Giá trị gia tăng ngành sản xuất công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm sấp xỉ 20 % trong giai đoạn 2011-2015.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Huyện Đức Linh nằm ở vị trí rất thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh doanh, thương mại - dịch vụ với các trung tâm kinh tế trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ mở rộng đáp ứng được nhu cầu cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản.

Về du lịch: Huyện Đức Linh có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, thuận lợi cho phát triển các khu, điểm du lịch sinh thái vùng đồi núi và du lịch miệt vườn. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch, trước hết là khu du lịch Thác Reo (xã Đức Tín) và khu du lịch hồ Trà Tân (xã Tân Hà).

2.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Dân số huyện Đức Linh năm 2015 là 132.500 người, mật độ dân số đạt 248 người/km2; trong đó, dân tộc thiểu số có 3985 người chiếm tỷ lệ 3%. Tỷ lệ tăng dân số năm 2015 là 1,04 %..

Dân số thành thị tại 02 thị trấn Võ Xu và Đức Tài là 36.464 người, chiếm 27,52% dân số toàn huyện. Dân số nông thôn (của 11 xã) là 96.036 người, chiếm 72,48% dân số toàn huyện. Quy mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch lớn giữa các xã, thị trấn, cụ thể: thị trấn Võ Xu có mật độ 623 người/km2, thị trấn Đức Tài 608 người/km2, xã Vũ Hòa 378 người/km2,xã Tân Hà 95 người/km2

b. Lao động, việc làm

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội năm 2015 của huyện có khoảng 63.372 người, trong đó: lao động ở thành thị là 17.762 người, chiếm tỷ lệ 28,03%; lao động nông thôn là 45.610 người chiếm tỷ lệ 71,97 %.

Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động trong độ tuổi tăng dần theo các năm. Năm 2011, chỉ có 10,90% số lao động trong độ tuổi được đào tạo đến năm 2015 tăng lên 13,75%.

Cơ cấu sử dụng nguồn lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng sự chuyển dịch còn chậm, lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.

2.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị

Hiện nay trên địa bàn huyện có thị trấn Võ Xu và thị trấn Đức Tài và một số điểm dân cư kiểu đô thị dọc theo tỉnh lộ.

Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển các đô thị còn mới và chưa ổn định. Tuy nhiên, gần đây các thị trấn đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu có sự tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt, công nghiệp và dịch vụ từng bước phát triển. Các công trình như điện chiếu sáng, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình dần được mở rộng, đời sống dân cư đô thị được cải thiện rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư thường phân bố tập trung theo các các trục đường giao thông đi lại thuận tiện và có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt với đặc điểm ngành nghề truyền thống là phát triển dịch vụ thương mại, buôn bán nhỏ và sản xuất nông lâm nghiệp... Các điểm dân cư này thường là các trung tâm hành chính, kinh tế của các địa phương.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, điện còn rất hạn chế, chất lượng thấp, hệ thống cấp nước hầu như chưa có; các công trình công cộng như trường học, chợ, y tế, sân thể thao... còn thiếu.

2.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông

Huyện Đức Linh là địa bàn có mạng lưới đường giao thông bộ phát triển khá hơn so với các huyện khác trong tỉnh Bình Thuận. Đến cuối năm 2015, tổng chiều dài đường bộ là 657,83 km;trong đó có 3 tuyến đường tỉnh, 16 tuyến đường huyện còn lại là các tuyến đường đô thị và đường giao thông nông thôn.

- Hệ thống bến xe: Huyện có 1 bến xe khách tại thị trấn Võ Xu với diện tích khoảng 2.000 m2. Hiện tại, số lượng xe ra vào bến chưa nhiều, cần đầu tư nâng cấp và tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ phục vụ hành khách để tăng số lượng khách vào bến.

b. Hệ thống thủy lợi

Mạng lưới thủy lợi của huyện bao gồm các công trình chủ yếu như: hồ, đập, hệ thống trạm bơm và hệ thống kênh mương…

Mặc dù thủy lợi Đức Linh đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng chủ yếu vẫn còn tình trạng thiếu chủ động trong việc cung cấp nước tưới, đặc biệt trong mùa khô. Vì vậy, trong thời gian tới ngoài việc thường xuyên nạo vét, tu bổ,nâng cấp và mở rộng hệ thống kênh mương, cần phải đầu tư xây dựng mới thêm các công trình đầu mối như đập dâng Tà Pao ở Tánh Linh và đặc biệt chú trọng thực hiện chương trình “kiên cố hoá kênh mương”, nhằm đảm bảo tưới tiêu theo yêu cầu và tiết kiệm đất.

c. Hệ thống công trình năng lượng và nước sinh hoạt * Công trình năng lượng:

Huyện Đức Linh được cung cấp điện từ trạm biến áp 110/22kV-16MVA Đức Linh. Huyện có tổng chiều dài đường dây trung thế là 256 km; tổng chiều dài đường dây hạ thế là 397 km; tổng trạm biến áp là 378 trạm với tổng dung lượng là 26.050 KVA, tổng số điện kế toàn huyện trên 31.200 cái. Mức tiêu thụ điện năm 2015 là 53.501 MWh, điện phục vụ cho các cơ quan nhà nước quản lý và tiêu dùng của dân

cư chiếm trên 70%. Trong thời gian tới, huyện cần đầu tư xây dựng lưới điện 3 pha để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

* Nước sinh hoạt:

Nguồn nước phục vụ sinh họat chủ yếu được khai thác từ các giếng khoan. Năm 2015, trên địa bàn Huyện mới có 1 hệ thống cấp nước tập trung tại thị trấn Võ Xu với công suất là 1.200 m3/ngày,đêm; tổng chiều dài đường ống dẫn nước là 44.000m. Đồng thời đã xây dựng trạm phân phối nước cho thị trấn Đức Tài và trạm tăng áp cho xã Nam Chính. Trong giai đoạn tới, huyện Đức Linh đã có kế hoạch xây dựng nhà máy nước sạch và hệ thống cung cấp nước sạch cho các xã trên địa bàn huyện như nhà máy nước sạch ở xã Đức Tín, hệ thống cấp nước sạch ở xã Đức Hạnh, Sùng Nhơn…

d. Hệ thống giáo dục và đào tạo

Toàn huyện có 71 trường học (3 trường THPT, 13 trường THCS, 33 trường Tiểu học và 22 trường mẫu giáo - mầm non), 01 trung tâm dạy nghề và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hiện nay trang thiết bị đã xuống cấp cần sớm được quan tâm đầu tư.

Hiện trạng phân bố các trường học trên địa bàn huyện tương đối hợp lý theo các cụm và tuyến dân cư, đủ điều kiện để đầu tư nâng cấp thành trường đạt chuẩn. Tuy nhiên, còn một số ít điểm trường mầm non và tiểu học có khuôn viên quá nhỏ, trong quy hoạch sử dụng đất cần bố trí đủ diện tích để mở rộng qui mô trong giai đoạn sau theo tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia.

e. Hệ thống y tế

Huyện Đức Linh có bệnh viện Đa khoa khu vực của tỉnh nằm trên xã Đức Chính, đồng thời có 2 phòng khám đa khoa khu vực là Mê Pu và Trà Tân. Do đó, công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cơ bản đáp ứng được nhu cầu.Hệ thống y tế của huyện đang dần được đầu tư và hoàn thiện. Hiện nay toàn huyện có 420 giường bệnh. Tổng số cán bộ y tế và dược có 328 người, trong đó có 55 bác sĩ, 221 y sĩ và kỹ thuật viên,17 y tá và cán bộ y tế khác, 35 cán bộ dược, 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

f. Văn hóa, thể thao * Văn hóa:

Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới và các thiết chế văn hoá ở cơ sở đang được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Hoạt động văn hóa có bước phát triển khá, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 85,5% so tổng số hộ; tỷ lệ cơ quan đơn vị đạt danh hiệu nếp sống văn minh chiếm 95,5%. Tuy nhiên, hầu hết các xã chưa xây dựng được khu văn hóa thể thao cấp xã, nguồn vốn xây dựng các thiết chế văn hóa còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động văn hóa ngày càng cao ở cơ sở.

* Thể thao:

Phong trào thể dục thể thao của Huyện được phát triển dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các địa bàn tập trung dân cư, cơ quan ban ngành, các trường học và lực lượng vũ trang. Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đã được coi trọng, 100% số trường thực hiện tốt tập luyện thể dục thể thao nội khóa. Tuy nhiên, do hiện trạng cơ sở vật cho hoạt động thể dục thể thao còn thiếu nên trong thời gian tới cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân.

g. Hệ thống ngành bưu chính viễn thông

Đến nay trên địa bàn huyện, số hộ được xem truyền hình đạt 100%, số xã, thị trấn có điện thoại đạt 100%. Toàn huyện có 19.715 máy điện thoại cố định, bình quân đạt 16,5 máy/100 dân. Nhìn chung các dịch vụ bưu chính viễn thông chất lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu nhưng chất lượng đường truyền ở một số cơ sở xã còn kém, việc khắc phục chưa kịp thời.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 2015 của huyện đức linh tỉnh bình thuận (Trang 32 - 40)