Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 2015 của huyện đức linh tỉnh bình thuận (Trang 47 - 62)

2.2.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại a. Đất nông nghiệp

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 53.491,20 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 45.443,91 ha chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

- Đất lúa nước: 8.667,83 ha;

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 2.573,99 ha - Đất trồng cây lâu năm: 27.004,83 ha;

- Đất rừng phòng hộ: 2.350,60 ha; - Đất rừng sản xuất: 3.725,90 ha; - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 962,74 ha; - Đất nông nghiệp khác: 158,02 ha.

Thực trạng sử dụng một số loại đất chính như sau:

* Đất trồng lúa

Đất lúa nước có diện tích 8.667,83ha chiếm 16,20% diện tích tự nhiên của huyện; tập trung nhiều ở những xã, thị trấn như TT Đức Tài, TT Võ Xu, xã Đa Kai, Sùng Nhơn, Mê Pu, Nam Chính, Đức Chính…

Trong những năm qua, người dân trong huyện đã biết quan tâm đến việc sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, tăng cường đầu tư thâm canh nhằm tăng sản lượng lúa cho toàn huyện.

* Đất trồng cây lâu năm

đất tự nhiên của toàn huyện. Các xã có nhiều diện tích này là Tân Hà (4.830,29 ha), xã Đa Kai (4.475,82 ha), Đức Hạnh (3.976,97 ha), xã Đông Hà (3.149,79 ha) xã Trà Tân (2.872,60 ha).

Trong những năm qua toàn huyện đã chuyển dịch mạnh diện tích đất cây lâu năm kém hiệu quả để trồng mới cao su (chủ yếu chuyển từ đất trồng điều, cây hàng năm còn lại, cây ăn quả) có hiệu quả kinh tế cao hơn.

* Đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ năm 2015 có diện tích là 2.350,60 ha, chiếm 4,39 % diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở 3 xã: Đa Kai (949,19 ha), Sùng Nhơn (1.020,15 ha), Mê Pu (381,26 ha).

* Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất của huyện có diện tích 3.725,90 ha, chiếm 6,97% diện tích tự của huyện. Phân bố chủ yếu ở 3 xã Đa Kai (949,15 ha), Sùng Nhơn (1.405,62 ha), Mê Pu (1.371,13 ha).

*Đất nuôi trồng thuỷ sản

Toàn huyện hiện có 962,74ha đất nuôi trồng thủy sản (chưa tính phần diện tích nuôi trồng thủy sản trong các lòng hồ) chiếm 1,80% diện tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản phân bố ở tất cả các xã trong Huyện, song tập trung chủ yếu ở các xã như Nam Chính (205,70 ha), xã Sùng Nhơn (99,80 ha) và TT Đức Tài (173,96 ha).

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụngđất nông nghiệp năm 2015

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 45.443,91 100

1 Đất trồng lúa 8.667,83 19,07

2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 2.573,99 5,66

3 Đất trồng cây lâu năm 27.004,83 59,42

4 Đất rừng sản xuất 3.725,90 8,20

5 Đất rừng phòng hộ 2.350,60 5,17

6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 962,74 2,12

7 Đất nông nghiệp khác 158,02 0,35

Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2015

b. Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp có diện tích là 7.997,85 ha, chiếm 14,95% diện tích tự nhiên, cụ thể:

* Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 50,35 ha, chiếm 0,09% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm đất trụ sở các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức chính trị, xã hội, các công trình sự nghiệp của cấp huyện, xã; tập trung chủ yếu tại thị trấn Võ Xu với 25,34 ha. Nhìn chung đất này đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.

* Đất quốc phòng

Đất quốc phòng có diện tích 119,37 ha, chiếm 0,22% diện tích tự nhiên. Tập trung ở các xã Đa Kai (94,10 ha), Nam Chính (5,33 ha), xã Đức Chính (2,00 ha), xã Đức Tín (17,94 ha).

* Đất an ninh

Có diện tích 958,79 ha, chiếm 1,79% diện tích tự nhiên. Đây là trụ sở của công an huyện Đức Linh, khu H 74 và phần diện tích đất an ninh tại khu Z30A. Tập trung ở các xã: xã Tân Hà (495,48 ha), Trà Tân (411,59 ha)…

Đất trồng lúa

Đất trồng cây hàng năm còn lại Đất trồng cây lâu năm

Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác

* Đất khu công nghiệp

Theo Quyết định của UBND tỉnh, trên địa bàn huyện có 06 cụm công nghiệp với diện tích 260,15 ha, cụ thể: Cụm CN-TTCN Vũ Hòa 71,30 ha; Cụm CN-TTCN Mê Pu 55,03 ha; Cụm CN-TTCN Sùng Nhơn 59,20 ha, Cụm CN TTCN Hầm Sỏi - Võ Xu25,34 ha; Cụm CN-TTCN xã Đức Chính 19,28 ha; Cụm CN-TTCN Đức Hạnh 30 ha. Các khu công nghiệp, TTCN trên địa bàn huyện đã đi vào hoạt động tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy còn thấp. Đến năm 2015 diện tích đất công nghiệp trên địa bàn huyện mới có 114,24 ha, chiếm 0,21% diện tích tự nhiên của toàn huyện.

* Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

Có diện tích 152,32 ha chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phân bố ở tất cả các xã thị trấn trong huyện và tập trung nhiều tại các xã: Mê Pu (28,52 ha), Đức Hạnh (18,16 ha), Vũ Hòa (38,28 ha) và thị trấn Võ Xu (16,48 ha). Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện mặc dù có diện tích khá lớn nhưng chủ yếu là các khu sản xuất gạch ngói.

* Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

Có diện tích 114,70 ha chiếm 0,21% tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sử chủ yếu là các khu vực khai thác đất sét gạch ngói, đất san nền....

* Đất cho hoạt động khoáng sản

Có diện tích 90 ha chiếm 0,17% tổng diện tích tự nhiên;tập trung chủ yếu tại xã Đa Kai.

* Đất di tích danh thắng

Có diện tích là 35,70 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu tại khu di tích cách mạng núi Dinh trên địa bàn xã Đức Chính.

* Đất để xử lý chôn lấp rác thải nguy hại

Có diện tích là 33,14 ha, chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Với mức độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện như hiện nay diện tích đất này quá ít, dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm, các chất thải không được xử lý là nguồn gây

bệnh rất lớn cho người dân. Do đó trong phương án quy hoạch cần phải mở rộng thêm nhiều bãi thu gom, tập trung và xử lý chất thải hơn nữa.

* Đất tôn giáo, tín ngưỡng:

Có diện tích là 24,94 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất này luôn gắn bó mật thiết với phong tục tập quán của người dân mỗi vùng miền, nó mang một ý nghĩa văn hóa đặc biệt vừa có tính lịch sử lại vừa mang tính nhân văn sâu sắc in đậm dấu ấn của vùng miền đó.

* Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 132,68 ha, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên. Đất này phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện.

* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Có diện tích là 2.061 ha, chiếm 3,85% diện tích tự nhiên. Đất có mặt nước chuyên dùng phân bố tập trung ở xã Tân Hà với diện tích 252,31 ha (có 240 ha đất lòng hồ Trà Tân), TT Võ Xu 216,06 ha và xã Mê Pu 198,78 ha….

* Đất phát triển hạ tầng

Đất phát triển hạ tầng có diện tích là 3.189,07 ha chiếm 5,96% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất giao thông: có diện tích 1.904,71 ha chiếm 3,56% diện tích đất tự nhiên. Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện chủ yếu dựa trên 03 tuyến tỉnh lộ chạy xuyên suốt đi qua hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Mạng lưới đường giao thông của huyện tương đối hoàn chỉnh , tuy nhiên chất lượng mặt đường còn thấp, chủ yếu là đường cấp phối. Trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Đất thủy lợi: có diện tích 1.111,65 ha chiếm 2,08% diện tích tự nhiên toàn huyện. Bao gồm các hệ thống kênh, mương, đê, đập, trạm bơm và hệ thống dẫn. Mặc dù được đầu tư tương đối lớn nhưng qua thời gian dài sử dụng do tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người, đến nay đa số công trình thuỷ

lợi trên địa bàn huyện đã bị xuống cấp, vì vậy việc tưới tiêu còn hạn chế, không thể đáp ứng được hết diện tích canh tác của toàn huyện.

+ Đất công trình năng lượng: có diện tích 22,45 ha. Đây là đất để xây dựng các trạm biến thế và hệ thống truyền dẫn, dây điện, dây dẫn...

+ Đất bưu chính viễn thông: có diện tích 0,96 ha. Đất này bao gồm hệ thống cột và đường cáp truyền thông tin; các trạm thu phát tín hiệu, các cơ sở giao dịch với khách hàng, các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã …

+ Đất cơ sở văn hóa: có diện tích 16,16 ha, đạt 1,22 m2/người. Diện tích này bao gồm diện tích hệ thống công viên, cây xanh, các nhà văn hoá xã, nhà văn , các khu vui chơi cho thiếu nhi... Hiện nay loại đất này rất hạn hẹp nên chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

+ Đất cơ sở y tế: có diện tích 15,92ha, đạt1,2m2/người. Bao gồm diện tích các cơ sở như bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế huyện và trạm y tế các xã, thị trấn. Hiện nay công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện khá tốt.

+Đất cơ sở giáo dục đào tạo: có diện tích 77,76 ha. Đạt 5,87 m2/người. Diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo bao gồm diện tích của các trường trung học phổ thông, trường trung học cơ sở và tiểu học, trường và điểm trường mầm non. Tuy nhiên, hệ thống trường học còn thưa thớt, học sinh vẫn phải đi học xa. Vì vậy, cần phải mở rộng và xây mới thêm các trường học còn thiếu như trường mầm non, cơ sở dạy nghề....

+ Đất cở sở thể dục, thể thao: có diện tích 31,02 ha. Nhìn chung diện tích đất cơ sở thể dục thể thao ở các xã, thị trấn đã đáp ứng được nhu cầu của người dân; tuy nhiên một số xã diện tíchvẫn chưa đạt theo chuẩn của ngành văn hóa thông tin.

+ Đất chợ: có diện tích 8,44 ha. Diện tích đất chợ khá lớn đáp ứng được nhu cầu trao đổi, mua bán của nhân dân.

Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015

Thứ

tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 7.997,85 100

1 Đất ở tại nông thôn ONT 655,40 8,20

2 Đất ở tại đô thị ODT 258,10 3,23

3 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 50,35 0,63

4 Đất quốc phòng CQP 119,37 1,49

5 Đất an ninh CAN 958,79 12,00

6 Đất khu công nghiệp SKK 114,24 1,43

7 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 152,32 1,91

8 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 90,00 1,13

9 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 114,70 1,44

10 Đất có di tích danh thắng DDT 35,70 0,45

11 Đất bãi thải xử lý chất thải DRA 33,14 0,41

12 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 24,94 0,31

13 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 132,68 1,66

14 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 2.061,00 25,79

15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 8,05 0,10

16 Đất phát triển hạ tầng DHT 3.189,07 39,90

Đất giao thông DGT 1.904,71 23,83

Đất thuỷ lợi DTL 1.111,65 13,91

Đất công trình năng lượng DNL 22,45 0,28

Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,96 0,01

Đất cơ sở văn hóa DVH 16,16 0,20

Đất cơ sở y tế DYT 15,92 0,20

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 77,76 0,97

Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 31,02 0,39

Đất chợ DCH 8,44 0,11

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Linh

Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015

Đất ở tại nông thôn

Đất ở tại đô thị

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất quốc phòng Đất an ninh

Đất khu công nghiệp

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Đất cho hoạt động khoáng sản

c. Đất đô thị

Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 thị trấn, phân theo cấp đô thị thuộc loại V với diện tích là 5.931,00 ha. Thị trấn Võ Xu là trung tâm chính trị - xã hội của huyện, thị trấn Đức Tài là trung tâm kinh tế của huyện. Hai thị trấn đang không ngừng được đầu tư phát triển, các khu dân cư ngày càng mở rộng theo các trục giao thông, bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, vị trí đô thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên hình thái sử dụng đất mang tính chất đô thị hiện đại mới thể hiện rõ ở những khu vực trung tâm và mặt các tuyến đường chính các khu vực khác còn mang dáng dấp nông thôn. Điều này được thể hiện thông qua chỉ số bình quân đất xây dựng đô thị (đất

ở và đất chuyên dùng) trên địa bàn Huyện chỉ đạt 11,08% (thị trấn Võ Xu 12,78%, thị

trấn Đức Tài 9,6%), thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước (21,48%).

e. Đất khu dân cư nông thôn

Đất khu dân cư nông thôn là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống, các công trình công cộng, đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã. Diện tích đất khu dân cư của huyện năm 2015 là 3.945 ha. Trong các khu dân cư nông thôn, ngoài đất ở tại nông thôn với diện tích 619,28 ha còn có 3.517,09 ha đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, chiếm tới 85,03% diện tích khu dân cư.

Đất chuyên dùng trong khu dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ 22,66% với diện tích 937,00 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất có mục đích công cộng 855 ha, chiếm 91,24% tổng diện tích đất chuyên dùng trong khu dân cư. Đây thực chất là phần diện tích xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho đời sống của người dân nông thôn như: đất giao thông (484,13 ha), đất cơ sở giáo dục đào tạo (41,44 ha)...Ngoài ra trong các khu dân cư còn có một số các loại đất khác như: đất tôn giáo tín ngưỡng 13,88 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 0,37 ha...

f. Đất chưa sử dụng

Có diện tích là 54,44 ha, chiếm 0,18% diện tích tự nhiên của toàn huyện, gồm: + Đất đồi núi chưa sử dụng: 23,54 ha, chiếm 42,46% diện tích đất chưa sử dụng.

+ Núi đá không có rừng cây: 30,90 ha, chiếm 57,54% diện tích đất chưa sử dụng.

2.2.2.2. Biến động các loại đất huyện Đức Linh giai đoạn 2011-2015 a. Biến động đất nông nghiệp

Năm 2015, huyện có 45.443,91 ha, giảm 1.473,73 ha so với năm 2011(46.917,64 ha). Trong đó bao gồm các loại đất chính sau:

* Đất trồng lúa:8.667,83 ha, giảm 238 ha so với năm 2011 (8.905,83 ha).

Diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào các mục đích sau: + Chuyển sang đất trồng cây hàng năm còn lại 37,34 ha. + Chuyển sang đất phi nông nghiệp 200,66 ha

* Đất trồng cây lâu năm: 28.878,66 ha, giảm 1.873,83 ha so với năm 2011

(27.004,83 ha). Diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào các mục đích sau: + Chuyển sang đất rừng sản xuất 2.655,21 ha.

+ Chuyển sang đất rừng phòng hộ 100,14 ha. + Chuyển sang đất nông nghiệp khác 99,77 ha. + Chuyển sang đất phi nông nghiệp 1.310,87 ha.

Đồng thời trong giai đoạn từ 2011-2015 diện tích trồng cây lâu năm tăng 2.292,16 ha do chuyển từ các loại đất khác sang:

+ Chuyển từ đất trồng cây hàng năm còn lại sang 95,63 ha. + Chuyển từ đất rừng sản xuất sang 1999,10 ha.

+ Chuyển từ đất rừng phòng hộ sang 139,56 ha.

+ Chuyển từ đất sản xuất vật liệu gốm sứ sang 43,91 ha. + Chuyển từ đất bãi thải xử lý chất thải sang 3,20 ha. + Chuyển từ đất nghĩa trang, nghĩa địa sang 1,50 ha. + Chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang 9,26 ha.

* Đất rừng phòng hộ:2.350,60 ha, giảm 39,42 ha so với năm 2011 (2.390,02

ha). Diện tích đất giảm do chuyển sang đất trồng cây lâu năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 2015 của huyện đức linh tỉnh bình thuận (Trang 47 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)