II. Đánh giá về thị trường xuất khẩu gạo, cà phê và khả năng mở rộng thị trường của hai mặt hàng này
4. Đổi mới và thực hiện luật, chính sách kịp thời.
Qua thời gian nhiều năm trong lịch sử, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi kiểu nển kinh tế kế hoạch hoá tập trung hoàn toàn, cho dù luật pháp và chính sách có nhiều thay đổi vẫn chưa đáp ứng kịp thời với nền kinh tế thị trường hiện đại của thế giới. Điều đó thể hiện nhiều nhất ở việc thực thi luật và chính sách của nhà nước. Pháp luật nước ta còn nhiều hạn chế, song việc áp dụng lại càng có nhiều tiêu cực hơn, chưa thực sự nghiêm minh, không công bằng và công khai. Trong môi trường như vậy tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, không chọn lọc được những thành viên có đủ năng lực thực sự về mọi mặt để tham gia vào thị trường thế giới. Xét về khía cạnh toàn xã hội thì Việt Nam luôn bị thiệt hại, yếu kém so với hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng vì rằng chúng ta không làm được những gì mà mình nói. Pháp luật và chính sách không được áp dụng công bằng, nghiêm minh và công khai là một thiệt hại rất lớn cho toàn xã hội. Trong khi hội nhập, một quốc gia yếu kém về nhiều mặt như Việt Nam để thành công được không phải là điều dễ dàng. Chúng ta cần phải có pháp luật và chính sách thực sự nghiêm minh, bình đẳng và phù hợp với các cam kết quốc tế thì mới đáp ứng được yêu cầu đồng thời mới tạo cho các thành viên có năng lực thực sự để tham gia thị trường trong môi trường cạnh tranh quyết liệt này. Do đó pháp luật và chính sách của nhà nước phải tạo được động lực thực sự, tạo được niềm tin lớn cho các thành viên trong nước để phát huy được thế mạnh tổng hợp và thống nhất của cả nước trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo, cà phê.