Ổn định giá cả gạo, cà phê trong nước và tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường gạo và cà phê trên thế giới và khả năng mở rộng thị trường của hai mặt hàng này ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

II. Đánh giá về thị trường xuất khẩu gạo, cà phê và khả năng mở rộng thị trường của hai mặt hàng này

5.Ổn định giá cả gạo, cà phê trong nước và tỷ giá hối đoái.

Giá cả các mặt hàng nói chung và hai mặt hàng gạo, cà phê ở Việt Nam nói riêng luôn thay đổi thất thường. Điều này đã tác động không nhỏ đến các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu của nước ta. Do vậy bình ổn giá cả là hết sức cần thiết để làm vững tin nhà sản xuất, tạo động lực cho các doanh nghiệp làm xuất khẩu. Vai trò điều tiết của nhà nước trong vấn đề này là hết sức quan trọng vì chỉ có nhà nước mới có đủ sức mạnh để làm việc đó. Nước ta là nước xuất khẩu về hai mặt hàng này với số lượng rất lớn, chỉ sau một vài nước. Tuy là nước xuất khẩu lớn về hai mặt hàng này nhưng giá cả trong nước còn thay đổi khôn lường thì không thể tạo được sức mạnh trong nhân dân. Là nước xuất khẩu

gạo thứ 3 thế giới mà giá gạo trong nước có lúc rất đắt, là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê mà mọi người trong nước khó có khả năng để uống cà phê thì làm sao có thể trở thành thương hiệu và kết quả tốt được. Giá cả gạo và cà phê trong nước cần phải bình ổn ở giá hợp lý để người dân không đói ăn, uống cà phê trở thành phổ thông và bình dân thì mới tạo được niềm tin và thương hiệu được.

Ổn đinh tỷ giá hối đoái là rất quan trọng, trong xu thế đồng tiền Việt Nam luôn bị mất giá so với các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là so với đồng USD. Mặc dù tỷ giá hối đoái cao có thể khuyến khích các nhà xuất khẩu trong nước xuất khẩu nhiều hơn vì khi đó thu được nhiều đồng nội tệ hơn, nhưng nên nhớ rằng Việt Nam là quốc gia mà cán cân thương mại thường thâm hụt, do vậy xét vể mặt tổng thể xã hội thì chúng ta vẫn bị thiệt. Từ lẽ đó cần phải có biện pháp để bình ổn giá cả hai mặt hàng gạo, cà phê trong nước đồng thời tìm cách ổn định tỷ gia hối đoái.

KẾT LUẬN

Cà phê và gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù hai mặt hàng này đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê và gạo luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta.

Đề tài : “Đặc điểm của thị trường cà phê và gạo thế giới và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu hai mặt hàng này của VIệt Nam ” đã căn cứ vào thực trạng của ngành cà phê và gạo trong thời gian qua, từ đó nêu lên sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và gạo của Việt Nam trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hai mặt hàng này. Đề tài nêu trên đề cập đến nội dung khá rộng, khó và phức tạp, rất cần sự quan tâm của nhiều cấp và nhiều ngành hữu quan. Mặc dù nhóm đã rất cố gắng nhưng do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường gạo và cà phê trên thế giới và khả năng mở rộng thị trường của hai mặt hàng này ở Việt Nam (Trang 41 - 43)