Lợi thế so sánh trong sản xuất gạo và cà phê.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường gạo và cà phê trên thế giới và khả năng mở rộng thị trường của hai mặt hàng này ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

II. Đánh giá về thị trường xuất khẩu gạo, cà phê và khả năng mở rộng thị trường của hai mặt hàng này

2.1.Lợi thế so sánh trong sản xuất gạo và cà phê.

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên.

Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo

phương kinh tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày như cây lúa cũng như các cây công nghiệp dài ngày như cây cà phê, cao su...

Về khí hậu : Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều rất thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước. Việt Nam có hai vựa lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng Sông hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.

Về đất đai : Việt Nam có nhiều loại đất trong đó đất phù sa ở các khu vực đồng bằng rất thuận lợi cho việc trồng cây lúa ngoài ra đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha.

Như vậy cây lúa cũng như cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được. - Lợi thế về nhân công:

Việt Nam với dân số trên 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất lúa gạo và cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói, xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào sản xuất chế biến gạo và cà phê chưa nhiều. Vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất gạo và cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.

Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao

động: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện nay có khoảng 700.000 – 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến hơn 1 triệu người. Như vậy với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có thể cung cấp một lượng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê. Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế lớn về số lượng nhân lực mà còn có ưu thế lớn về chất lượng, về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa. Lịch sử sản xuất lúa của Việt Nam đã trải qua hơn 6000 năm kể từ thưở cộng đồng nguyên thuỷ người Việt cho đến khi ra đời nhà nước Văn Lang và cho tới nay, đã được các thế hệ đúc rút và để lại nhiều tri thức, kinh nghiệm quí báu. Kho tàng kinh nghiệm đó thực sự là một lợi thế đặc biệt, nó cho phép khai thác triệt để những lợi thế thông thường của các tài sản thiên nhiên như tài sản đất, tài sản nước, tài sản khí hậu.

- Năng suất cà phê, gạo: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu Á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới

1.2- 1.3 tấn/ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, có năm đạt 2,4 tấn/ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu,mặt khác cây cà phê của Việt nam còn trẻ hơn so với nhiều cây cà phê của các nước khác trên thế giới và đang ở thời kỳ cho năng suất cao. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây do chịu ảnh hưởng của hiện tượng Elnino khiến khu vực Tây Nguyên thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, gây ảnh hưởng đến năng suất cà phê. Cũng như cà phê, gạo là sản phẩm từ nông nghiệp nên năng suất lúa gạo chịu nhiều ảnh hưởng vào thời tiết đất đai do điêu kiện tự nhiên thuận lợi hơn nữa với đức tính cần cù của người nông dân Việt Nam đã đem lại một năng suất cao cho sản xuất lúa gạo.

- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.

Chất lượng gạo của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện. Tốc độ tăng xuất khẩu gạo 5% tấm đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung và hiện đã chiếm 26,56% tổng lượng gạo xuất khẩu. Đây là kết quả của quá trình đầu tư cải tiến công nghệ trong khâu chế biến và những vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng gạo xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp nên ảnh hưởng lớn đến giá bán và thị trường trong xuất khẩu.

- Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê và cây lúa. Nghị quyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Vì thế đã khuyến khích các hộ nông dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường gạo và cà phê trên thế giới và khả năng mở rộng thị trường của hai mặt hàng này ở Việt Nam (Trang 33 - 36)