Skkn ki nang doc

11 151 0
Skkn ki nang doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết đọc Tiếng Anh lớp 9 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thông thường việc học Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp được chú trọng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Kĩ năng nào cũng rất quan trọng và thiết thực cho người học, trong đó kĩ năng đọc là một trong những kĩ năng được đông đảo người học tiếng quan tâm. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh; cung cấp kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như văn hóa, khoa học kĩ thuật… đồng thời giúp học sinh nắm, ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, đọc còn tạo cho học sinh có thói quen và lòng ham mê đọc sách, đọc báo… để nâng cao hiểu biết của mình. Chương trình Tiếng Anh lớp 9 là giai đoạn cũng cố, phát triển, mở rộng những kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh trong chương trình Trung học cơ sở. Các kĩ năng đã được dạy- học một cách chuyên sâu qua các mục : Speak, Listen, Read and Write. Trong thời gian được trực tiếp giảng dạy lớp 9, tôi nhận thấy rằng việc phát triển các kĩ năng của học sinh còn rất nhiều hạn chế, trong đó có kĩ năng đọc. Nguyên nhân chính là do học sinh còn có cách học quá máy móc, thụ động; đồng thời tính năng động, sáng tạo của nhiều em chưa được phát huy. Hơn nữa, do nhiều học sinh thiếu ý thức tự học, tự soạn bài ở nhà nên việc tiếp nhận kiến thức bài đọc gặp rất nhiều khó khăn và kết quả mang lại không cao. Học sinh thường lúng túng khi học bài đọc và cảm thấy thiếu tự tin từ chính bản thân mình. Từ những thực trạng trên, cùng với tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng đọc hiểu Tiếng Anh cho học sinh và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiết đọc lớp 9 nhằm giúp học sinh phát triển được kĩ năng đọc Tiếng Anh để hiểu bài dễ dàng hơn, đem lại kết quả ngày một cao hơn. 1 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu các kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài đọc Tiếng Anh lớp 9. - Nêu ra phương pháp giảng dạy bài đọc Tiếng Anh lớp 9 nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc để đạt được hiệu quả cao 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu các phương pháp đọc. - Nghiên cứu thực trạng các bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 9 đồng thời đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện bài đọc nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 9. - Tình hình thực tế dạy học tại trường Trung học cơ sở Lê Lai và việc nghiên cứu vận dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy bài đọc Tiếng Anh lớp 9 III/ ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu một vài kinh nghiệm để thực hiện tiết đọc Tiếng Anh lớp 9 có hiệu quả. 2. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên trong tổ Tiếng Anh và học sinh lớp 9 của trường Trung học cơ sở Lê Lai. 3. Phạm vi nghiên cứu: Dạy kĩ năng đọc hiểu bài đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 9 đòi hỏi sự nỗ lực của cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Với phạm vi của đề tài này tôi đưa ra một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết đọc Tiếng Anh lớp 9 ở các trường thuộc địa bàn nông thôn- cụ thể là trường Trung học cơ sở Lê Lai. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận: - Đọc, nghiên cứu tài liệu. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp trao đổi, thảo luận. - Phương pháp tìm hiểu thực tế. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 B. PHẦN NỘI DUNG I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỌC Trong thực tế, có hai cách đọc được áp dụng là: - Đọc hiểu. - Đọc thành tiếng / Đọc to. 1. Đọc hiểu : Trong cuộc sống, hiếm khi chúng ta đọc một cái gì đó vì sự bắt buộc mà ngược lại muốn biết, hiểu thì mới đọc . Con người ai cũng có định hướng cho mình khi làm một điều gì. Đối với việc đọc cũng vậy, đọc luôn có mục đích cụ thể và vì những mục đích khác nhau nên cách đọc cũng khác nhau. Vậy để đọc và hiểu được nội dung bài đọc thì phải thực hiện việc đọc như thế nào ? Tôi nghĩ rằng cách đọc mang lại hiệu quả mà hầu hết chúng ta thường áp dụng là đọc thầm. Khi đọc, mỗi người sẽ đọc theo tốc độ riêng của mình, nếu gặp chỗ nào chưa hiểu có thể đọc đi, đọc lại. Vậy cách đọc thầm có phù hợp với học sinh lớp 9 khi học tiết Read không? Như chúng ta đã biết, mục đích của bài đọc ở chương trình Tiếng Anh Trung học cơ sở là rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh và cung cấp kiến thức chung, kiểm tra khả năng đọc hiểu, nắm bắt nội dung chính, nội dung chi tiết, khả năng vận dụng bài đọc vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, đọc hiểu sẽ mang lại hiệu quả khả quan cho học sinh, và là cách đọc phù hợp giúp học sinh nắm bắt nội dung bài đọc tốt nhất. 2. Đọc thành tiếng / Đọc to: Đọc thành tiếng / Đọc to đôi khi cũng quan trọng, song đọc thành tiếng không phải là cách đọc được áp dụng rộng rãi cho người học để mang lại hiệu quả. Thực tế, đọc thành tiếng / đọc to hữu ích cho người học ở giai đoạn đầu tiên mới tập đọc với mục là kiểm tra việc phát âm, hay người này đọc cho người khác nghe… còn đối với học sinh lớp 9, mục đích của bài đọc là giúp học sinh nắm được những thông tin chính. Vì vậy, theo tôi đọc thành tiếng là không cần thiết cho học sinh lớp 9 khi học bài đọc hiểu. Qua thủ thuật đặt câu hỏi, hay trong quá trình thảo luận, giáo viên tạo điều kiện để học sinh nói các từ, các câu trong bài một cách tự nhiên hơn. * Tóm lại, để đọc và nắm được nội dung bài đọc, người đọc cần phải phân biệt rõ mục đích mình đọc để việc thực hiện bài đọc đạt hiệu quả cao. Đối với học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, trước khi các em đọc tôi luôn nêu mục đích, yêu cầu một cách cụ thể, rõ ràng để các em thực hiện việc đọc được dễ dàng. 3 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 II. MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY BÀI ĐỌC TIẾNG ANH LỚP 9 Theo phương pháp mới, tiến trình dạy bài đọc được thực hiện theo ba bước: * Các hoạt động trước khi đọc (Pre – reading). * Các hoạt động trong khi đọc ( While – reading). * Các hoạt động sau khi đọc ( Post – reading). 1. Các hoạt động trước khi đọc (Pre – reading) Mục đích các hoạt động trước khi đọc mà giáo viên cần quan tâm là : - Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. - Tạo ra nhu cầu muốn đọc cho học sinh. - Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà họ sẽ học. Chính vì những mục đích thiết thực đó nên giáo viên cần phải sử dụng các hoạt động khác nhau để tránh sự trùng lặp nhàm chán. Đối với học sinh nông thôn, khi động cơ, thái độ học tập của các em chưa đúng đắn thì các hoạt động trong giai đoạn này phải luôn có sự thay đổi tùy theo nội dung của từng bài. Giáo viên phải co sự chuẩn bị chu đáo cho từng tiết học với hình thức phong phú nhằm đem đến cho học sinh sự say mê cũng như cảm giác thoải mái, tự tin. Hoạt động được thực hiện đầu tiên là giới thiệu chủ đề của bài đọc.Tôi thường dùng nhiều thủ thuật khác nhau như : - Dùng tranh hoặc đặt câu hỏi để học sinh đoán nội dung. - Đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức chung của học sinh về chủ đề đó. - Đưa một số câu nhận định yêu cầu học sinh làm bài tập đúng, sai dựa vào kiến thức sẵn có… - Tổ chức một số trò chơi liên quan đến chủ đề bài đọc Ví dụ : Part: Read. Unit 4 (English 9) - Students play : chain game (Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm 5 em nói về tên các thứ tiếng trên thế giới) Teacher : I can speak English. Group 1: I can speak English and Chinese. Group 2: I can speak English, Chinese and Russian. Group 3: I can speak English, Chinese, Russian and… Group 4:…. Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, tôi hướng đặt ra một số câu hỏi gợi ý, dần nhập vào bài khóa để học sinh thảo luận theo cặp, hoặc nhóm đoán câu trả lời. Điều mà tôi thực hiện đem lại hiệu quả tốt nhất là khi học sinh đoán câu trả lời kết quả luôn được bảo lưu đên phần While - reading lấy kết quả đúng đối chiếu với dự đoán trước đó. 4 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 Việc tuyên dương cá nhân, cặp hay nhóm nào có kết quả dự đoán chính xác nhất so với đáp án đã khích lệ được các em quan tâm, đầu tư kĩ cho việc chuẩn bị bài ở nhà. Ví dụ : Part Read – Unit 2 (English 9) Questions : - Who love wearing jeans ? - What was the jean cloth made from ? - When did jeans appear for the first time ? And Where? Tiếp sau là giới thiệu từ vựng, và ngữ pháp mới (nếu có). Tôi chỉ giới thiệu cho học sinh những từ mới cơ bản, còn một số từ khác học sinh có thể đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh. Điều này khuyến khích được học sinh tập trung vào bài đọc nhiều hơn. Nếu trong bài đọc có những điểm ngữ pháp mới thì giáo viên có thể giới thiệu nhanh giúp học sinh đọc hiểu được dễ dàng hơn. Khi giới thiệu từ mới, giáo viên nên dùng nhiều thủ thuật khác nhau để gợi mở từ và dạy từ nhằm gây sự chú ý của học sinh như: tranh ảnh, dụng cụ trực quan, vật thật, hình vẽ phác họa, cử chỉ điệu bộ,… hay dùng ngôn ngữ đã học để dịch nghĩa, miêu tả. Thỉnh thoảng, tôi dùng từ đồng âm, từ trái nghĩa để giải thích từ. Đối với từ khó có thể dịch sang tiếng mẹ đẻ. Ví dụ : * Dùng tranh ảnh, vật thật : . decorate (v) : (use : picture) . sticky rice cake : (use : picture or realia) * Đưa ra ví dụ để giải thích từ : . poet (n) : ( ex : Nguyen Du, To Huu, Huy Can are poets) * Định nghĩa từ : . examiner (n) : (a person who asks questions) . candidate (n) : (one who takes part in an exam) Giáo viên nên lưu ý rằng các hoạt động trong bước này cần đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời để học sinh cảm thấy tự tin và thực hiện các hoạt động sắp tới tốt hơn. 2. Các hoạt động trong khi đọc ( While – reading) : Đọc hiểu bài đọc để trả lời các câu hỏi dẫn nhập hay kiểm tra các phán đoán ở phần pre – reading là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu hơn những gì các em đã làm được, đồng thời giúp các em nhận biết những điều chưa hoàn thành. Giáo viên nên ấn định rõ thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động. Đối với học sinh vùng nông thôn, giáo viên nên động viên các em trả lời theo mức độ hiểu của mình như trả lời ngắn, hay có thể đưa ra từ, cụm từ mang nội dung chính là được. Hoạt động tiếp theo là yêu cầu học sinh đọc lại bài đọc để hiểu nội dung kĩ hơn, và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa. Giáo viên phải chú trọng tới việc hướng dẫn cụ thể yêu cầu bài tập, cũng như đưa ra một số câu ví dụ (nếu cần) để 5 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 học sinh không bị lúng túng khi làm. Giáo viên nên thay đổi các hoạt động cá nhân, cặp hay nhóm cho phù hợp với từng loại bài tập và mục đích của nó; đồng thời chú trọng rèn luyện thêm cho học sinh yếu kém, rụt rè. Việc kiểm tra, nhận xét kết quả kịp thời của giáo viên là niềm động viên, khích lệ các em phấn đấu hơn. Để kiểm tra mức độ đọc hiểu được kĩ hơn, ngoài những bài tập trong sách giáo khoa tôi chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài tập để học sinh thực hành thêm (tùy theo từng bài đọc hiểu) như : • Complete the sentences • True / False statement. • Check / Tick the correct answers. • Fill in the chart. • Matching. • Answer the questions on the text. Ví dụ : Part : Read – Unit 3 (English 9) Answer the questions on the text. 1. How long will Van stay with the Parker family ? 2. What do Mr and Mrs Parker do ? 3. What does Van do after finishing his homework ? (Học sinh làm việc theo cặp, giáo viên kiểm tra kết quả và sau đó đưa ra đáp án đúng) 3. Các hoạt động sau khi đọc (Post – reading) Các hoạt động sau khi đọc giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độ hiểu bài, khả năng vận dụng bài vào thực tiễn cuộc sống; cũng như khả năng tưởng tượng của học sinh. Vì vậy, giáo viên nên áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau để tránh sự trùng lặp nhàm chán. Các hoạt động được thực hiện trong bước này là : • Summazine the text. • Arrange the events in order. • Give comments, opinions on the characters in the text. • Role – play basing on the text. • Develop an other story basing on the text… Đối với học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, khả năng tái tạo lại ngôn ngữ, vận dụng bài vào thực tiễn có nhiều hạn chế, vì vậy việc hướng dẫn cụ thể yêu cầu đưa ra gợi ý hay giúp đỡ học sinh là điều mà tôi luôn chú trọng nhất. Giáo viên cần độ lượng bỏ qua những sai sót không quan trọng khi học sinh thực hành để các em cảm thấy tự tin phát huy khả năng của mình (dù kiến thức có ít hay nhiều). 6 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 Ví dụ 1 : Part : read. Unit 4 (English 9) Teacher asks : Students work in pairs. - Student A is a staff of a language school in the advertisements. - Student B is a person who is looking for an English couse. Student B is calling the school to get necessary information. Ví dụ 2 : Part : read – Unit 3 (English 9) Activity : ordering - Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm. - Photo bài học thành 4 bản, mỗi bản cắt thành 4 đoạn nhỏ tách rời. - Yêu cầu 4 nhóm sắp xếp thứ tự các đoạn để tạo thành bài học hoàn chỉnh (không nhìn vào sách giáo khoa). Nhóm nào hoàn chỉnh sớm nhất sẽ đọc to bài và sẽ là nhóm chiến thắng. • Tóm lại: mục đích của dạy đọc hiểu là giúp học sinh nắm được những thông tin chính. Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng đọc một cách bao quát cả câu, thậm chí nhiều câu chứ không phải một chữ cái hay từng từ. Bài dạy đọc hiểu Tiếng Anh gồm ba giai đoạn : Trước, trong và sau khi đọc. có rất nhiều thủ thuật để dạy một bài đọc hiểu cho học sinh. Tuy nhiên, muốn dạy bài đọc có hiệu quả, người giáo viên cần vận dụng một cách sáng tạo linh hoạt và khéo léo các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và giúp học sinh hiểu bài được tốt hơn. III. THỰC TRẠNG DẠY BÀI ĐỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LAI Trước khi chuẩn bị thực hiện đề tài, tôi đã trao đổi kinh nghiệm bằng cách đưa ra một số nhận xét khi dạy bài đọc hiểu như sau : Nhận xét Đồng ý Không đồng ý 1. Mục đích của việc dạy đọc là phát triển kĩ năng đọc hiểu. 2. Nhiệm vụ của giáo viên khi dạy bài đọc Tiếng Anh là giúp học sinh để hiểu nội dung bài. 3. Sử dụng nhiều hoạt động khác nhau. Khi dạy bài đọc Tiếng Anh sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn, kết quả hiểu bài tốt hơn. Kết quả tôi nhận được là 100% giáo viên trong tổ đồng ý với những nhận xét mà tôi đã nêu ra ở trên. Vậy, dạy theo phương pháp ba bước (Pre – While – post) giúp cho học sinh có thể tiếp thu kết quả học tập một cách toàn diện và theo một trình tự lôgic : Đi từ biết – hiểu – áp dụng – phân tích – tổng hợp – đánh giá. 7 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 C/ PHẦN KÊT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua thực tế giảng dạy và vận dụng các hoạt động cho việc giảng dạy bài đọc Tiếng Anh như đã nêu trên, tôi thấy rằng học sinh có hứng thú với môn học và nhất là khi có tiết Read. Hầu hết học sinh tự giác học tập, tự giác thảo luận và tích cực thực hiện các hoạt động mà giáo viên yêu cầu. Sau một tiết học, nhìn chung tỉ lệ học sinh hiểu bài khá cao, đạt trên 75%; học sinh yếu kém, lười hoạt động đã giảm xuống rõ rệt. điều đáng mừng là thông qua các bài kiểm tra, tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên trên 80%. Kết quả cụ thể lớp 9B(năm học 2006-2007) mà tôi trực tiếp giảng dạy và áp dụng những kinh nghiệm trên là : Tổng số học Giỏi Khá Trung bình Yếu kém TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 34 2 5,9 13 38,2 17 50,0 2 5,9 / / II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Với những kinh nghiệm tổ chức các hoạt động như đã nêu trên,tuy đã đáp ứng được phần nào cho sự thành công khi dạy tiết học tiếng anh lớp 9.Tuy nhiên, đối với học sinh địa bàn nông thôn thì các em còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nội dung và yêu cầu của bài học. Do vậy, để đạt được mục đích thì: 1. Đối với giáo viên :cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, có sự chuẩn bị chu đáo cho từng tiết dạy như thiết kế các tiết dạy như thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp, làm tốt đồ dùng dạy học phù hợp với nôi dung bài dạy. Mặt khác giáo viên phải tìm ra những thủ thuật dạy hấp dẫn, thích hợp bài dạy và trình độ học sinh của mình.Đồng thời giáo viên phải luôn có thái độ ân cần , nhiệt tình và biết động viên, khích lệ học sinh đúng lúc. 2. Đối với học sinh: Các em cần xem trước bài ở nhà và chuẩn bị kĩ các yêu cầu mà giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ tiết học trước. Đồ dùng phục vụ học tập cho học sinh cần phải đầy đủ.Đến lớp phải tập trung chú ý vào bài giảng, thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên; tự giác tích cực tham gia các hoạt động mà giáo viên đề ra.Đặc biệt chú ý quá trình tự học ở nhà, tự đọc hiểu cũng như tập đoán từ qua ngữ cảnh…Nó rất hữu ích trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ của mình. Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 8 D. KẾT LUẬN Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giảng dạy một tiết học của bộ môn tiếng anh lớp 9 mà tôi đã áp dụng và đạt được một số kết quả khả quan.Các tiết học đã thu hút nhiều đối tượng học sinh khác nhau, giúp các em chủ động trong quá trình luyện tập. Đồng thời phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và tích cực trong học tập cũng như nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Tuy nhiên với những kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân để đề tài này được hoàn thiện hơn. Rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp gần xa để đề tài này đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và sách bài tập Tiếng Anh lớp 9. Nhà xuất bản Giáo dục 2. Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 9. Nhà xuất bản Giáo dục 3. Các tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa môn Tiếng Anh THCS 4. Một số vấn đề về bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa môn Tiếng Anh THCS (phần Tiếng Anh). Nhà xuất bản Giáo dục 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III Nhà xuất bản Giáo dục 6. Một số tài liệu tham khảo khác. Nhà xuất bản Giáo dục 10 [...]... to ………………………… II Một vài kinh nghiệm dạy bài đọc Tiếng Anh lớp 9…………… 1 Các hoạt động trước khi đọc(pre-reading)……………… 2 các hoạt động trong khi đọc(while-reading)…………… 3 các hoạt động sau khi đọc(post-reading)……………… III Thực trạng dạy bài đọc tiếng anh ở trường THCS Lê Lai……… C Phần kết quả đạt được và bài hoc kinh nghiệm I Kết quả đạt được……………………………………………………… II Bài hoc kinh nghiệm……………………………………………… . học sinh mở rộng vốn ki n thức về thế giới xung quanh; cung cấp kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như văn hóa, khoa học kĩ thuật… đồng thời giúp học sinh nắm, ghi nhớ ki n thức ngôn ngữ và. của việc phát triển kĩ năng đọc hiểu Tiếng Anh cho học sinh và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiết đọc lớp 9 nhằm giúp học. ngày một cao hơn. 1 Một vài kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả một tiết học Tiếng Anh lớp 9 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu các kinh nghiệm về phương pháp

Ngày đăng: 02/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan