SANG THU - HỮU THỈNH

3 505 1
SANG THU - HỮU THỈNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chu Văn Sơn Mùa thu quả nhiên là mùa nhạy cảm bậc nhất trong năm. Con người cùng Tạo vật thảy đều nhạy cảm. Tuy nhiên, cái thời điểm mà sự nhạy cảm của hồn tạo vật luôn thách thức với sự nhạy cảm của hồn người vẫn là thời khắc giao mùa - chớm thu. Các kênh cảm giác và cả tâm cảm nữa của mỗi hồn thơ dường như đều được huy động tối đa để nắm bắt những làn sóng, những tín hiệu mơ hồ nhất từ những giao chuyển âm thầm trong vạn vật. Chả thế mà, bao đời nay luôn có sự đua ganh giữa hồn thơ với hồn tạo vật. Chỉ cần điểm sơ qua những tín hiệu từng được hồn thơ từ cổ chí kim nắm bắt trong những thi ảnh không thôi, cũng khó đủ giấy mực rồi. Gọn nhẹ hơn, chỉ điểm qua những thi tứ nổi bật dành cho nhịp chuyển mùa thôi, chắc cũng không xuể. Cho nên, tôi sẽ không nấn ná làm cái việc rút tỉa những thi ảnh và thi tứ tiêu biểu về thời điểm nhạy cảm ấy của thơ ca các thời, nghĩa là không tái hiện lại một truyền thống, một tiền đề nữa. Mà cùng Hữu Thỉnh, bước ngay… Sang thu Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Thu, 1977 Tôi mừng cho Hữu Thỉnh và bài thơ, nó vừa giành được một chỗ xứng đáng trong chương trình Văn và Tiếng Việt của nhà trường. Kể từ nay, hương ổi của thi phẩm sẽ phả vào tâm hồn của nhiều thế hệ học trò, sẽ được những tâm hồn ấy mang tới bao nẻo thu, đến cả những miền chưa từng có mùa thu nữa. 1. Từ cấu trúc … Trước tiên, thử đi vào cấu trúc của thi phẩm. Hình thái tổ chức của Sang thu đâu dễ nhận diện. Về bố cục, ai chẳng thấy chính tác giả đã tự chia bài thơ thành ba khổ khúc chiết. Nhưng về ý tứ ? Xem chừng ý khổ này cứ “dính” vào khổ kia, chả chịu rành mạch gì cả. Thì quanh đi quẩn lại vẫn là thế : hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, nắng vẫn còn, mưa đã vơi, sấm bớt bất ngờ, hàng cây đứng tuổi… chẳng dáng nét thu về, thì hình sắc thu sang, đấy thay đổi tinh vi, đây đổi thay tinh tế. Ý đâu có khác gì nhau. Đến nỗi, ngay cả “Sách giáo viên” hướng dẫn người dạy khai thác và soạn giảng chừng như cũng “ bí” trong việc phân định . Hay việc chia thành ba khổ thế chỉ hoàn toàn do cảm tính lúc viết của thi sĩ, còn ý thơ thì vốn thiếu rành mạch, vô tổ chức ? Không hẳn. Đọc kĩ hơn thì thấy rằng: cùng viết về thiên nhiên lúc giao mùa, nhưng mỗi khổ thơ vẫn nghiêng về một ý. Về cảnh vật, khổ một nghiêng về những tín hiệu mách bảo sự hiện diện đây đó của mùa thu, từ góc nhìn vườn ngõ : Bỗng nhận ra hương ổi /Phả vào trong gió se /Sương chùng chình qua ngõ /Hình như thu đã về. Khổ hai lại nghiêng về những cảnh sắc trời mây sông nước đang chuyển mình sang thu, với tầm nhìn rộng xa vào bầu trời mặt đất : Sông được lúc dềnh dàng / Chim bắt đầu vội vã/Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu. Trong khi đó, khổ ba lại nghiêng về những biến đổi bên trong các hiện tượng thiên nhiên và tạo vật : Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa/Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi. Như vậy, ba khổ thơ đã được liên kết thành một chỉnh thể nhuần nhị nhờ vào một trật tự khá tự nhiên : từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ ngoài vào trong, với các lớp cảnh càng ngày càng đi vào chiều sâu… Một trật tự hợp lí tự nhiên bao giờ cũng là điều sinh tử để một sản phẩm nghệ thuật hiện ra như một sinh thể ! Nhưng, cả người khờ khạo nhất cũng phải thấy rằng : thơ thiên nhiên không đơn thuần chỉ có cảnh. Cùng với cảnh, bao giờ cũng là tình, dù đậm hay nhạt, dù kín hay lộ. Tình trong cảnh, cảnh trong tình. Cho nên, đồng hành với mạch cảnh sắc trên đây, là tâm tư của thi sĩ. Cụ thể là mạch cảm nghĩ trước mùa thu. Sự đan xen các mạch này là một khía cạnh phức tạp không thể thiếu của cấu trúc. Sau một thoáng ngỡ ngàng ở khổ một (… Hình như thu đã về), là đến niềm say sưa ở khổ hai (…Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu), và kết lại ở khổ ba với vẻ trầm ngâm(… Sấm cũng bớt bất ngờ / trên hàng cây đứng tuổi). Không chỉ có thế. Tương ứng với những cung bậc của mạch cảm, là các cấp độ của mạch nghĩ. Khổ đầu : bất giác, khổ hai : tri giác, khổ ba : suy ngẫm. Mạch cảm và mạch nghĩ bao giờ cũng song hành và chuyển hoá sang nhau trong cùng một dòng tâm tư . Chúng đan bện với nhau khiến cấu trúc nghệ thuật càng tinh vi phức tạp. Rõ ràng, từ khổ một đến khổ ba, thi phẩm là sự đồng hành và hoá thân vào nhau của ba mạch nội dung vừa rõ nét vừa sống động. Có thể nôm na hoá qua sơ đồ sau : Thế đấy, cấu trúc của thi phẩm này, bề ngoài, có vẻ “dính”, nhưng bề sâu, đâu phải là thiếu rành mạch. Trái lại là đằng khác ấy chứ ! Rõ ràng, qua phân tích trên đây cũng đủ thấy rằng : một tiếng thơ dù bình dị hồn nhiên thế nào đi nữa, vẫn là một kiến trúc ngôn từ với một cấu trúc thật tinh vi. . một truyền thống, một tiền đề nữa. Mà cùng Hữu Thỉnh, bước ngay… Sang thu Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt. vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Thu, 1977 Tôi mừng cho Hữu Thỉnh và bài thơ, nó vừa giành được. tâm hồn ấy mang tới bao nẻo thu, đến cả những miền chưa từng có mùa thu nữa. 1. Từ cấu trúc … Trước tiên, thử đi vào cấu trúc của thi phẩm. Hình thái tổ chức của Sang thu đâu dễ nhận diện. Về

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan