Sử dụng hệ thống theo dõi, đánh giá như là một công cụ quản lý.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÔNG TY CP ĐẠI LA (Trang 42 - 43)

III. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD tại Công ty cổ phần Đại La.

1.Sử dụng hệ thống theo dõi, đánh giá như là một công cụ quản lý.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển

Khi hệ thống theo dõi, đánh giá mới lập ra, từ cấp quản lý đến cấp bị quản lý đều cảm thấy mọi hoạt động đều bị lệ thuộc bởi hệ thống. Đó là điều dễ hiểu và cũng không cần phải quá lo lắng và nghi ngờ về hiệu quả của hệ thống. Chỉ cần thực hiện trong thời gian gian nhất định, khi đã quen và thấy được tác dụng của hệ thống trong thực tế thì các cấp sẽ chủ động điều hành hệ thống. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải bắt đầu từ ban giám đốc, chính ban giám đốc phải là người hiểu rõ việc thu thập dữ liệu theo đầu vào và đầu ra thực chất không có nhiều ý nghĩa trong việc điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu. Việc điều hành doanh nghiệp nhất thiết phải bắt đầu từ cái nhìn bao quát nhất, xuất phát từ mục tiêu sau đó sẽ xác định các nhiệm vụ cụ thể. Các hoạt động không chỉ đơn thuần diễn ra theo trình tự và độc lập mà luôn góp phần để đạt mục tiêu mà cả doanh nghiệp đang hướng tới. Tư tưởng đó sẽ dần dần được các nhân viên tiếp thu và họ hiểu rằng họ đang nằm trong một hệ thống, tất cả hoạt động của họ phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của cả một hệ thống. Việc theo dõi, đánh giá không đơn thuần nhắm vào thành tích của nhân viên mà mà nhằm kiểm soát các hoạt động nhằm đạt mục tiêu chung. Khi hiểu được điều đó, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sẽ đều có trách nhiệm trong công tác theo dõi, đánh giá.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÔNG TY CP ĐẠI LA (Trang 42 - 43)