1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quy chế tổ chuyên môn

4 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS VĨNH HẬU Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam TỔ: TOÁN – LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY CHẾ LÀM VIỆC NĂM HỌC: 2009 – 2010 - Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường; - Căn cứ vào quy chế làm việc của trường; - Căn cứ vào quy chế của BCH công Đoàn trường. Tổ Toán – lý xây dựng quy chế hoạt động trong năm học 2009 – 2010 như sau. I. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ. - Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy chế của ngành, cơ quan. - Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên; sống giản dị, gương mẫu trước học sinh và quần chúng nhân dân. - Tham gia tích cực các hoạt động của địa phương nơi cư trú, nhiệt tình trong các hoạt động ngoại khóa của trường. - Tham gia đầy đủ các cuộc vận động do ngành, trường, các tổ chức đoàn thể phát động. II. CHUYÊN MÔN. 1. Hồ sơ sổ sách. Mỗi giáo viên phải có các loại hồ sơ sổ sách theo quy định, gồm: - Giáo án các môn phụ trách. - Hồ sơ: Sổ điểm cá nhân, báo giảng, dự giờ, hội họp, tự bồi dưỡng, theo dõi dạy thay, dạy bù. - Giáo viên chủ nhiệm: sổ chủ nhiệm, sổ điểm lớn, nhật ký chủ nhiệm, sổ liên lạc, sổ theo dõi tiết học, biên bản làm việc với phụ huynh. - Ngoài ra còn có các loại sổ khác do giáo viên tự thiết kế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho những công việc được giao. - Các loại hồ sơ phải được sử dụng, bảo quản theo đúng quy định. 2. Bài soạn. - 100% giáo viên lên lớp phải có giáo án đã được ký duyệt (trừ trường hợp giáo án đang được trình lãnh đạo ký). - Hình thức: Đảm bảo các yêu cầu về soạn giảng bộ môn. - Nội dung: Đảm bảo kiến thức, kỹ năng cơ bản; tính logic; phương pháp phù hợp đặc trưng bộ môn. - Số lượng: Đảm bảo theo số tiết đã được quy định trong PPCT bộ môn. (chú ý: không soạn gộp nhiều tiết dạy trong 01 bài soạn) - Thời gian: Cần đảm bảo soạn trước khi dạy từ 01 tuần đến 02 tuần. - Chú ý phần nhận xét của lãnh đạo để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Việc sử dụng giáo án vi tính: - Khuyến khích sử dụng, tuy nhiên cần đảm bảo được những yêu cầu của Phòng GD-ĐT. - 1 - - Phải có đơn đăng kí và cam kết với nhà trường được Hiệu trưởng, Phòng GD – ĐT cho phép. 3. Sổ báo giảng . - Lên báo giảng đúng theo phân phối chương trình, tiết dạy trên lớp; đảm bảo thời gian quy định. (chú ý ghi tên bài dạy vào sổ theo dõi tiết học và trong báo giảng). - Phải ghi đầy đủ nội dung theo yêu cầu của sổ báo giảng. 4. Kiểm tra, cho điểm. a) Bài kiểm tra. - Thường xuyên kiểm tra theo tiết dạy (đối với kiểm tra miệng). - Nội dung: Bài kiểm tra từ 45’ trở lên phải được thống nhất trong khối. Nên kết hợp tự luận và trắc nghiệm là 6 – 4 hoặc 7 – 3. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế lớp dạy, môn dạy có thể sử dụng 100% đề tự luận. Nếu là đề tự luận phải ra 02 đề. Chú ý lượng kiến thức phù hợp từng đối tượng học sinh trong một lớp hoặc khối lớp. - Số lượng: Phải đảm bảo cơ số điểm tối thiểu của bộ môn. Thời gian kiểm tra phải tuân theo kế hoạch của nhà trường và phân phối chương trình bộ môn. b) Chấm, trả. - Chấm: Cho điểm chính xác so mức độ học sinh làm được; phải sửa sai cho học sinh, ghi nhận xét đầy đủ. (chấm bằng mực đỏ) - Trả: Đúng hạn, khi trả cần nhắc những lỗi sai của học sinh. (bài 45’ trở lên không quá 01 tuần, bài 15’ không quá 2 tiết). c) Vào điểm. - Vào điểm chính xác, đúng thời gian quy định. - Khi vào điểm sai phải sửa theo đúng quy định, không tẩy xoá. - Giáo viên tự vào điểm. 5. Thực hiện chương trình và thời khoá biểu. - Chương trình: Đảm bảo đúng phân phối chương trình bộ môn do Sở GD- ĐT đã ban hành và hướng dẫn giảng dạy bộ môn; đảm bảo tiến độ theo tuần. Tuyệt đối không được cắt xén, dồn ép chương trình. - TKB: Thực hiện nghiêm túc các tiết dạy trong thời khoá biểu. (Kể cả bồi dưỡng học sinh yếu kém, học sinh giỏi, NGLL…) - Khi có điều chỉnh phải thể hiện trong giáo án, sổ báo giảng và sổ theo dõi tiết học. 6. Dự giờ, thao giảng. - Dự giờ: Thường xuyên dự giờ, đảm bảo đủ về số lượng theo quy định. Đối với giáo viên 3 – 4 tiết / tháng, đối với tổ trưởng 4 - 5 tiết/tháng. Khi dự giờ phải ghi đầy đủ các nội dung trong sổ; đóng góp ý kiến thẳng thắn, trung thực đối với giáo viên dạy. - Thao giảng: Tất cả giáo viên trong tổ đều phải thao giảng, mỗi giáo viên 01 tiết/năm học. Tiết thao giảng phải được đăng ký ngay từ đầu năm học để tổ trưởng lên kế hoạch. - 2 - Giáo viên thực hiện tiết thao giảng phải chuẩn bị kỹ về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học; nhắc nhở việc chuẩn bị của học sinh. - Tổ trưởng căn cứ vào kết quả của tiết thao giảng, trình độ chuyên môn của giáo viên; từ đó chọn giáo viên đề nghị lên lãnh đạo trường cử tham gia thi giáo viên giỏi vòng huyện. 7. Tự bồi dưỡng. - Nghiêm túc thực hiện việc bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ, Sở, Phòng, nhà trường, tổ chuyên môn; đồng thời bản thân giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng. - Tham gia viết SKKN, mỗi giáo viên 01 sáng kiến/năm. - Giáo viên phải tham gia viết chuyên đề theo phân công của tổ. - Khuyến khích học tập chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, ….nhằm nâng cao nhận thức về chuyên môn và nghiệp vụ. 8. Sử dụng đồ dùng và các thiết bị dạy học. - Phải sử dụng và khai thác triệt để các loại đồ dùng dạy học sẵn có, chuẩn bị kỹ đồ dùng trước khi lên lớp. Tránh tình trạng dạy chay. - Mỗi giáo viên phải tự làm ít nhất 1 đồ dùng dạy học/năm để phục vụ môn mình phụ trách. - Cuối năm học phải sắp xếp, bảo quản. Đầu năm học phải kiểm kê, bàn giao bằng biên bản. - Khi sử dụng phải ký mượn, trả, ghi đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi mượn ĐDDH. 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn. - Thời lượng: Theo quy định, tổ sinh hoạt từ 2h đến 3h/buổi vào chiều thứ 5 của tuần thứ 2 và tuần 4 trong 1 tháng. - Nội dung sinh hoạt gồm: Đánh giá quá trình hoạt động, đề ra kế hoạch trong thời gian tới; đề xuất, kiến nghị những vấn đề khó khăn. Thống nhất phương pháp giảng dạy cho những bài, những vấn đề hay, khó; những tiết dạy chuyên đề; nội dung ôn tập, kiểm tra cuối chương, cuối kì; nội dung dạy học tự chọn. - Xây dựng kế hoạch: Tổ cần bám sát kế hoạch chuyên môn của ban chuyên môn trường để xây dựng kế hoạch chỉ đạo phù hợp thực tế. - Tổ chuyên môn có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. 10. Nề nếp chuyên môn. - Đối với GVCN: Đến để sinh hoạt 15’ đầu giờ, sớm hơn 5’ so giờ quy định. - Đối với giáo viên: Đến để chuẩn bị ĐDDH, trước 15’ so với giờ dạy. - Tất cả giáo viên phải tham gia tiết chào cờ vào thứ hai hàng tuần. - Tham gia đầy đủ, đúng thời gian tiết dạy, hội họp, lao động, các buổi sinh hoạt tập thể do trường, công Đoàn, Đoàn, Đội tổ chức. - Nộp các báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định. - Ký duyệt giáo án vào thứ 2, thứ 3 đầu tuần. Giáo án phải được soạn trước 01 tuần. - 3 - - Ký báo giảng, sổ chủ nhiệm vào thứ 2. Nếu giáo viên không có tiết thứ 2 thì phải lên báo giảng, sổ chủ nhiệm vào thứ 7 tuần liền kề. - Khi có việc đột xuất, ốm đau cần nghỉ; phải có giấy xin phép lãnh đạo trực và báo cho tổ trưởng chuyên môn; kèm theo nội dung công việc cần giúp đỡ để kịp thời phân công người làm thay; giấy xin phép gửi trước 1 ngày. - Nghiêm chỉnh chấp hành sự điều động của tổ trưởng, lãnh đạo trường, đoàn thể, ban ngành có liên quan. - Thực hiện tốt việc mặc đồng phục những ngày lễ hội, buổi chào cờ; những ngày còn lại phải mặc lịch sự, đảm bảo mỹ quan. III. ỨNG XỬ. - Tất cả giáo viên phải thực hiện tốt quy tắc ứng xử sư phạm theo quy định của ngành. Phải tôn trọng cấp dưới, phục tùng cấp trên; tận tình tiếp đón, phục vụ nhân dân; học sinh. - Khi lãnh đạo phân công công việc phải chấp hành; nếu có ý kiến không đồng tình thì phải được góp ý trong cuộc họp hội đồng hoặc kiến nghị lên tổ trưởng giải quyết theo từng cấp. Không được đưa đơn vượt cấp. - Sống phải hòa đồng với tập thể, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp khi có công việc cần giúp đỡ. - Trong cuộc họp phải chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định, không được nói chuyện, nói cắt ngang khi chủ tọa chưa cho phép. Mọi ý kiến phản biện phải rõ ràng, ngắn gọn; không to tiếng. - Những việc trong cơ quan không được nói chuyện ra bên ngoài. Không được nói xấu đồng nghiệp trước mặt học sinh. Khi gặp một người đang nói xấu người khác thì phải khuyên ngăn, không đồng tình và tiếp thêm câu chuyện. - Khi ngồi họp, trên lớp học phải để điện thoại ở chế độ rung. Không được ngồi trong cuộc họp, trên lớp nghe điện thoại. - Các buổi sinh hoạt tập thể phải cùng nhau làm các công việc được phân công cũng như không được phân công. Tránh tình trạng về sớm hoặc ỉ lại công việc cho người khác làm. V. KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT. - Kết thúc mỗi đợt thi đua theo kế hoạch của nhà trường, tổ sẽ tiến hành họp, bình xét căn cứ theo những tiêu chí của ban thi đua; từ đó đề xuất những cá nhân có nhiều thành tích trong công tác lên ban thi đua nhà trường để xem xét, khen thưởng theo quy định. - Những cá nhân vi phạm quy định của ngành, trường; nếu vi phạm nhẹ thì bị nhắc nhở, phê bình trong tổ; trường hợp vi phạm nặng thì tổ sẽ đề nghị hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật của trường xem xét, để có hình thức kỷ luật đúng theo quy định. Trên đây là quy chế hoạt động của tổ. Đề nghị các đồng chí thực hiện nghiêm chỉnh theo những quy định này. Quy chế này đã được thông qua trong cuộc họp tổ và được lãnh đạo trường, công Đoàn chấp thuận. Vĩnh Hậu, ngày 10 tháng 10 năm 2009 HIỆU TRƯỞNG CÔNG ĐOÀN TỔ TRƯỞNG - 4 - . luật đúng theo quy định. Trên đây là quy chế hoạt động của tổ. Đề nghị các đồng chí thực hiện nghiêm chỉnh theo những quy định này. Quy chế này đã được thông qua trong cuộc họp tổ và được lãnh. chỉ đạo phù hợp thực tế. - Tổ chuyên môn có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. 10. Nề nếp chuyên môn. - Đối với GVCN: Đến để sinh hoạt 15’ đầu giờ, sớm hơn 5’ so giờ quy định. - Đối với giáo. Nam TỔ: TOÁN – LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY CHẾ LÀM VIỆC NĂM HỌC: 2009 – 2010 - Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường; - Căn cứ vào quy chế làm việc của trường; - Căn cứ vào quy chế của

Ngày đăng: 02/07/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w