ĐẠI CƯƠNG BỆNH NHƯỢC CƠ (Myasthenia Gravis Pseudo - Paralytica) (Kỳ 5) 6. Điều trị và dự phòng. 6.1. Điều trị cơ bản ngoài cơn: Điều trị điều chỉnh bằng những thuốc ức chế cholinesteraza. * Pyridostigmin (kalymin, mestinon), neotigmin (néoeserin), prostigmin, edrôphnium và ambenoniumchlorid: - Pyridostigmin: Viên dẹt, viên bọc đường 10mg, 60mg. Ống 1mg, 5mg (mạnh). - Mestinon retard viên 180mg, là loại thuốc kiềm, thường cho uống kết hợp với prostigmin với liều 1 ngày từ 4 – 8 – 12 lần 60mg và hơn. - Prostigmin, néostigmin (néoesrin), viên dẹt 4mg, 15mg (mạnh), ống 0,5mg, 12,5mg (mạnh), thuốc được hấp thụ nhanh hơn nhưng duy trì tác dụng kém hơn prostigmin. Do đó phần lớn được sử dụng bổ sung thêm trong trường hợp nặng. Liều một ngày từ 6 - 8 – 10 – 15 – 20 viên dẹt hay hơn nữa, trường hợp cần thiết (ví dụ trước bữa ăn) cho từ 2 – 4 ống 0,5mg chia trong cả ngày. - Edrophoniumchlorid: mặc dầu thường dùng cho mục đích chẩn đoán với liều 10mg tiêm tĩnh mạch, nhưng trong điều trị, lúc đầu cho 2mg, nếu sau 60 giây không có tác dụng mới cho tiêm nốt 8mg còn lại: - Ambenoiumchlorid (mytelase): viên nén 10mg, có tác dụng kéo dài hơn pyridostigmin, nhưng khó điều chỉnh liều lượng hơn, nên chỉ dùng trong những trường hợp thật cần thiết để ức chế mạnh cholinesteraza như khi đe doạ xuất hiện cơn. Cho liều mỗi ngày 3 lần 0,5 mytelase với mục đích điều trị kéo dài. - Liều lượng có tác dụng tương đương: Uống Bắp thịt Tĩnh mạch Neotigmin 15mg 1,5mg 1,0mg Pyridostigmin 60mg 2,0mg 2,0mg Ambenoniumchlorid 10mg Methosulfat neostigmin 15mg 0,5mg 0,5mg - Cách dùng: bắt đầu cho liều thấp (nửa viên) tác dụng xuất hiện sau 10 – 20 phút, tuỳ theo từng loại thuốc và thể bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau, cho chia đều lượng thuốc từ 3 – 4 lần trong ngày. Khi tăng tới liều cao (ví dụ pyridostigmin 180mg), thì phải thận trọng theo dõi và xử trí tác dụng phụ của thuốc. Ban ngày, nhất là khi cần thiết vận động (trước khi ăn…) thì tăng liều và ban đêm thì cho liều thấp hơn. Bệnh nặng, cho tăng liền hơn với những khoảng cách ngắn hơn. - Tác dụng phụ của thuốc ức chế cholinesteraza cần chú trọng và phát hiện: yếu cơ tăng lên, co rút cơ bụng, ỉa lỏng, tăng buồn đái và nhiều nước tiểu, tăng tiết nước bọt. Đó là những dấu hiệu quan trọng báo cho biết thuốc ức chế cholinesteraza đã quá liều chịu đựng, cần xử trí ngay atropin có thể từ 1/4mg hay 0,5mg tới 1mg tiêm dưới da hoặc nặng thì tiêm tĩnh mạch chậm. * Một số thuốc khác: Trường hợp những loại thuốc ức chế cholinesteraza kém hiệu quả hay có những khó khăn, có thể dùng một số thuốc khác sau đây: + ACTH và corticoid liệu pháp: - ACTH (Hormonum adrennocorticotropinum). Cho corticotropin (cortropin, procortan) 100UI tiêm bắp thịt một ngày trong 10 ngày liền. Nhưng tác dụng chỉ tạm thời, không bền. - Prednisolonum (prednisolon, paracortol, precortalon, prenolone). Cách điều trị: tuỳ theo thuốc dạng viên hay ống tiêm, cho theo phác đồ sau: Bắt đầu uống một lần 100mg một ngày trong 3 – 4 ngày. Sau đó cho uống cách nhật và giảm liều dần, tới liều thấp từ 5 – 10mg một tuần có thể kéo dài trong 10 tuần. Phác đồ này đạt kết quả tốt tới 80% trường hợp và có thể tránh và hạn chế được biến chứng và tác dụng phụ. Cần chú trọng những chống chỉ định. + Thuốc ức chế miễn dịch - Azathioprin (imuran, imurek): bắt đầu cho liều 3mg/kg thể trọng, một lần một ngày (khoảng 100 – 150mg/ngày). Cần theo dõi tác dụng phụ gây giảm bạch cầu trong máu do ức chế tuỷ xương, cần cho xét nghiệm máu định kỳ và gây hại tế bào sinh dục. Vì tác dụng phụ của việc dùng corticoid kéo dài nghiêm trọng hơn là khi dùng azathioprin nên thường cho xen kẽ theo từng đợt, giảm dần liều corticoid và đồng thời cho bắt đầu và duy trì liều azathioprin cần thiết. Azathioprin thường có tác dụng tốt đối với bệnh nhược cơ trong 80% trường hợp. - Cyclophosphanum (cyclophosphamid, cytosa, endoxan): bắt đầu, cho dùng liều một lần một ngày từ 1 – 2mg/kg thể trọng, tác dụng trên thực nghiệm là từ 7 – 14 ngày trên lâm sàng là từ 1 – 12 tuần sau khi dùng thuốc (tác dụng trong giai đoạn muộn). Phải thận trọng khi tăng liều. Phải làm xét nghiệm máu để theo dõi, không được để số lượng bạch cầu giảm xuống dưới 1500 – 2000/mm 3 . Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là ức chế chức năng tạo huyết của tuỷ xương và viêm bàng quang chảy máu. Cũng có thể xuất hiện rụng tóc, rối loạn chức năng sinh dục và thời gian xa tiếp theo có các quá trình tân sản (bệnh bạch cầu, u bạch huyết bào, ung thư bàng quang), hoá xơ ở phổi và bàng quang. . ĐẠI CƯƠNG BỆNH NHƯỢC CƠ (Myasthenia Gravis Pseudo - Paralytica) (Kỳ 5) 6. Điều trị và dự phòng. 6.1. Điều trị cơ bản ngoài cơn: Điều trị điều chỉnh bằng những. liều thấp hơn. Bệnh nặng, cho tăng liền hơn với những khoảng cách ngắn hơn. - Tác dụng phụ của thuốc ức chế cholinesteraza cần chú trọng và phát hiện: yếu cơ tăng lên, co rút cơ bụng, ỉa lỏng,. duy trì liều azathioprin cần thiết. Azathioprin thường có tác dụng tốt đối với bệnh nhược cơ trong 80% trường hợp. - Cyclophosphanum (cyclophosphamid, cytosa, endoxan): bắt đầu, cho dùng liều