Bệnh tularemia (Kỳ 3) 3.2.5. thể hạch bụng (thể bụng): xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cùng thức ăn. gây sưng các hạch lympho mạc treo, kích thích màng bụng gây các cơn đau bụng nặng, buồn nôn và nôn nhiều, chán ăn. 3.2.6. thể phổi tiên phát : phát sinh khi vi khuẩn vào theo đường hô hấp (hít bụi có vi khuẩn) gây viêm phổi. ở một số trường hợp tổn thương ở đường khí đạo (viêm phế quản). - viêm phế quản : tổn thương ở các nang lympho khí phế quản và trung thất. bệnh nhân vào viện với triệu chứng giống cúm, đau ngực, ho khan, nghe thấy ran khô rải rác bệnh kéo dài 10 - 12 ngày và khỏi. - viêm phổi : thường diễn biến kéo dài 2 tháng hoặc hơn. khám phổi thấy ran khô và còn thấy có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. viêm phổi do tularemia có đặc điểm là thường có xu hướng tái phát và đi tới các biến chứng như: giãn phế quản, áp xe phổi, viêm màng phổi, hoại thư phổi và tạo nên các hang. 3.2.7. thể viêm phổi thứ phát : có thể coi là biến chứng của bất kỳ thể nào khi vi khuẩn theo đường máu tới nhu mô phổi hoặc là theo đường bạch huyết tới các hạch lympho khí phế quản và từ đó vào nhu mô phổi dẫn tới viêm phổi ổ nhỏ hoặc là viêm phế quản. 3.2.8. thể lan tràn hay nhiễm khuẩn huyết tiên phát : - thường phát triển ở những cơ thể yếu. ở thể này không thấy tổn thương tại chỗ khu trú. bệnh đột ngột với sốt 39-40 0 c. đau đầu, mệt mỏi, đau cơ. sốt có thể dao động trong ngày ( không có hình cao nguyên như trong thương hàn, nhiễm khuẩn huyết do dịch hạch, sốt phát ban ). gan, lách to ngay từ ngày đầu của bệnh. - tim : giờ tim mờ, huyết áp giảm, mạch yếu, tốc độ máu lắng tăng 40- 50 mm giờ đầu. - máu: bạch cầu tăng vừa hoặc nhẹ. bạch cầu lympho và mono tăng, công thức bạch cầu chuyển trái. - sốt kéo dài khoảng 3 tuần. thời kỳ sau ở đa số bệnh nhân xuất hiện hồng ban dầy và đối xứng ở chi trên, dưới, mặt, cổ, ngực, kiểu "bít tất" ở chân và tay, "đeo mạng" ,ban mất sau 8-12 ngày. - những biến chứng nặng có thể dẫn tới: viêm phổi thứ phát, viêm màng não hoặc viêm màng não-não thứ phát, loạn thần nhiễm trùng, loạn dưỡng thần kinh thực vật, viêm cơ tim và tái phát muộn. 4. chẩn đoán : 4.1. chẩn đoán xác định: 4.1.1. lâm sàng: tuỳ theo thể bệnh. 4.1.2. dịch tễ: có ổ bệnh thiên nhiên. 4.1.3. xét nghiệm: dựa vào phương pháp sinh vật học, huyết thanh học và phản ứng trong da. - phương pháp sinh vật : cấy truyền cho động vật thực nghiệm (chuột nhắt và chuột lang). bệnh phẩm : chọc hạch trước ngày 14-20 của bệnh, hoặc lấy mủ của vết loét (lấy vào trước ngày 8-12, trộn vào dung dịch sinh lý), chất bài tiết của niêm mạc mắt (lấy trước ngày15 - 17), máu (6ml) trước ngày thứ 6. tiêm bệnh phẩm dưới da hoặc vào màng bụng, động vật thực nghiệm sẽ nhiễm bệnh và chết vào ngày thứ 4 - 14. lấy mẩu gan, lách, hạch cấy vào môi trường mật để phân lập vi khuẩn. - phương pháp huyết thanh: phản ứng ngưng kết (kháng nguyên f. tularensis, 1ml chứa 1 tỷ vi khuẩn) phản ứng dương tính khi hiệu giá kháng thể ở độ pha loãng ³1/100 vào tuần thứ 4 trở đi. - phản ứng trong da : tiêm trong da cẳng tay 0,1 ml tularin (vi khuẩn đã chết) sau 24, 36, 48 giờ đọc kết quả. phản ứng (+) nếu có hiện tượng phù nề viêm. nếu chỉ xung huyết mà mất đi sau một ngày là (-). 4.2. chẩn đoán phân biệt : - nếu có hạch, sốt và tiếp xúc với chuột thì cần phải chẩn đoán phân biệt với dịch hạch. hạch trong bệnh tularemia dễ xác định bờ, đau vừa. mặc dù nhiệt độ cao nhưng trạng thái tâm thần kinh tốt, hệ tim mạch bình thường. dịch hạch do viêm xung quanh hạch nên giới hạn hạch không rõ, đau nhiều. do tình trạng nhiễm độc nặng cho nên có thể mê sảng - u ám, lưỡi phủ màu trắng, huyết áp tụt - mạch yếu. - thể hạch có loét: phải chẩn đoán phân biệt với bệnh than: bệnh than vết loét phù nề nhiều và mất cảm giác (không đau) kể cả khi đâm kim vào. - chẩn đoán phân biệt với lao hạch: tiến triển chậm và đa dạng, phân biệt chắc chắn bằng giải phẫu bệnh lý. - với thể gây tổn thương đường hô hấp: chẩn đoán phân biệt cúm và nhiễm virut hô hấp. không có hiện tượng viêm xuất tiết mũi họng. - với tularemia thể nhiễm khuẩn huyết cần chẩn đoán phân biệt với thương hàn: chủ yếu là dựa vào tính chất sốt, đặc điểm của ban và thời kỳ mọc ban. yếu tố quan trọng là dựa vào dịch tễ. chẩn đoán xác định vẫn là dựa vào vi khuẩn học. 5. điều trị - dự phòng: 5.1. điều trị đặc hiệu: - kháng sinh streptomycin, gentamycin, cephalosporin thế hệ 3, rifampycin; kháng sinh có tác dụng nhưng kém hơn là levomycetin, tetracyclin (tốt nhất là streptomycin). kháng sinh dùng trong 7-10 ngày, thể nặng có thể kéo dài 2 tuần. streptomycin liều 7,5-10 mg/kg/1lần x2 lần/ngày tiêm bắp thịt. những thể nặng có thể dùng liều 15 mg/kg/1lần trong 2-3 ngày đầu. - đối với những thể kéo dài và mãn tính dùng vacxin, liều 1-5-10-15 triệu vi khuẩn/1 mũi. cách nhau 5 - 6 ngày, một đợt điều trị là 6-8-12 mũi. phản ứng của vacxin: tại chỗ: phù nề, hạch khu vực. toàn thân: rét run, nóng, nhệt độ tăng 38 0 c hoặc hơn. chống chỉ định dùng cho bệnh nhân suy tim mất bù, lao tiến triển, bệnh thận, phụ nữ có thai. 5.2. điều trị triệu chứng: - truyền dịch, giải độc - đối với những hạch vỡ có thể rửa sạch và thay băng. - mắt viêm : giỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh, nếu nặng có thể giỏ hydrocortison. 5.3. dự phòng: ở ổ dịch có thể chủng vacxin. ở ổ dịch cơ bản là vệ sinh, diệt chuột, diệt ve và các loại côn trùng hút máu khác. bảo vệ nguồn nước, nguồn thực phẩm. . Bệnh tularemia (Kỳ 3) 3.2.5. thể hạch bụng (thể bụng): xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cùng thức ăn thương ở các nang lympho khí phế quản và trung thất. bệnh nhân vào viện với triệu chứng giống cúm, đau ngực, ho khan, nghe thấy ran khô rải rác bệnh kéo dài 10 - 12 ngày và khỏi. - viêm phổi :. muộn. 4. chẩn đoán : 4.1. chẩn đoán xác định: 4.1.1. lâm sàng: tuỳ theo thể bệnh. 4.1.2. dịch tễ: có ổ bệnh thiên nhiên. 4.1.3. xét nghiệm: dựa vào phương pháp sinh vật học, huyết thanh