Bệnh tê phù – Beriberi (Kỳ 3) III. CHẨN ĐOÁN: A. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: 1. Trường hợp điển hình: người bệnh có đủ tam chứng (triade Symptomatique) cổ điển: - Triệu chứng huyết quản: tim to, suy tim, mạch nhanh. - Triệu chứng thần kinh: tê bì, bắp cơ teo nhỏ (bắt tay không chặt) - Phù: nặng chân, da dầy, bụng chân cứng, to bè ra. 2. Trường hợp không điển hình: khó chẩn đoán phải dựa thêm vào: - Nhiều người trong đơn vị bị bệnh giống nhau (ăn cùng chế độ). - Thực phẩm kém chất lượng ít Vit.B1 (gạo ẩm mốc), ít rau tươi - Dựa vào kết quả xét nghiệm: Định lượng Vit.B1 và a-xít pyruvic: . Vit.B1 trong máu bình thường: 3-14 microgram%, tê phù giảm nhiều. . Axit Pyruvic máu bình thường: lmg%, tê phù Pyruvic tăng cao. . Axit Py ruvic niệu bình thường: 0,2-l,7mg%, tê phù tăng cao. - Điều trị thử bằng Vit.B1 liều cao và cải thiện chế độ ăn uống, theo dõi thấy tốt lên (Traitement depaeuve) nghĩ tới tê phù. B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: Chỉ đặt ra ở giai đoạn toàn phát 1. Bại liệt do vi rút (Polvomvolite): Mới đầu khó phân biệt sau căn cứ vào đặc điểm của bệnh Beriberi: - Liệt nhẹ cả hai chân đối xứng. - Có nhiều rối loạn cảm giác chủ quan, khách quan. 2. Bệnh Tabet: Đặc điểm của bệnh này: - Dấu hiệu Romberg (+), mất điều chỉnh phương hướng - Dấu hiệu Argyll-robertson (+): phản xạ đồng tử mất ánh sáng, còn với nhìn gần, nhìn xa. - Rối loạn cảm giác xấu rõ rệt (nóng, lạnh, nhận biết đồ vật) - Dáng đi nện gót chân 3. Viêm dây thần kinh do: - Nhiễm trùng: Bạch hầu, ngộ độc thịt: + Liệt và mất cảm giác không hoàn toàn. + Cả hai bên đối xứng ở đầu chi, chi dưới rõ hơn chi trên. + Teo cơ nhanh không rối loạn cơ tròn. - Nhiễm độc rượu, chì. + Thường viêm thần kinh chi trên, liệt thần kinh quay (Paralysie radial) + Rối loạn cảm giác rất ít. - Chuyển hóa: Đái đường + Viêm dây thần kinh chi dưới (TK hông to) + Thần kinh cơ mặt, thần kinh thị giác (Nerfoptique) cơ chế do xơ động mạch nhỏ (microngiopathie) nuôi dưỡng thần kinh kém. - Kali máu giảm: + Liệt chu kỳ (Paralysieeperiodique) liệt mềm xảy ra ở chi dưới lan lên chi trên thân và cổ, không có rối loạn cảm giác sau vài phút, vài giờ hồi phục hoàn toàn. - Kali máu tăng: có cảm giác kiến bò, bỏng đầu chi dưới liệt mềm lan từ cơ đầu chi lên thân, có mất phản xạ gân xương, chết vì suy hô hấp. IV. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH: A. ĐIỀU TRỊ: 1. Thể cấp: - Nghỉ ngơi tuyệt đối hạn chế đi lại. - Chế độ ăn giảm gluxite, tăng đạm, sinh tố các loại. - Thuốc: Tiêm Vit.B1 liều cao: l00mg cách 3-4h/24h, sau đó cách 6-8h/24h. Các thuốc giàu đạm: Huyết tương khô Sinh tố các loại: Vit.B12, Vit.B6, PP 2. Thể mạn tính: - Như thể cấp trên. - Thêm: Stricnin 1mg x 3 ống tiêm bắp tăng dần mỗi ngày lên 1 ống cho tới khi đạt được l0mg/24h thì hạ xuống dần mỗi ngày 1 ống cho tới khi đạt 3mg/24h thì ngừng liệu trình. - Kết hợp tắm nước nóng, xoa bóp tập nhẹ. Với thể cấp hồi phục nhanh hơn thể mạn. Nếu sau điều trị bệnh nhân đái nhiều giảm phù, tim nhỏ lại, mạch về bình thường là tiên lượng tốt. Thể cấp 3-7 ngày. Thể mạn 3 tuần tới 1 tháng. B. PHÒNG BỆNH: 1. Thực phẩm đủ sinh tố: Hạn chế gạo máy, nếu ăn gạo cũ thiếu Vit.B1 ăn thêm 1 bát cám (1 bữa: 1 đại đội ăn thêm 2 kg cám nõn), cần ăn rau xanh, quả tươi cần đủ khẩu phần đạm mỡ. 2. Bảo quản giữ gìn thực phẩm tốt. Chế biến hạn chế mất Vit.B1. 3. Cần cung cấp Vit.B1 khi: Sốt cao, cảm cúm, sau đẻ. Người có bệnh đường ruột, ỉa lỏng nhiều, lao động, tập luyện ở nơi nóng mất nhiều mồ hôi. . Bệnh tê phù – Beriberi (Kỳ 3) III. CHẨN ĐOÁN: A. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: 1. Trường hợp điển hình: người bệnh có đủ tam chứng (triade Symptomatique). bình thường: 3-14 microgram%, tê phù giảm nhiều. . Axit Pyruvic máu bình thường: lmg%, tê phù Pyruvic tăng cao. . Axit Py ruvic niệu bình thường: 0,2-l,7mg%, tê phù tăng cao. - Điều trị thử. depaeuve) nghĩ tới tê phù. B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: Chỉ đặt ra ở giai đoạn toàn phát 1. Bại liệt do vi rút (Polvomvolite): Mới đầu khó phân biệt sau căn cứ vào đặc điểm của bệnh Beriberi: - Liệt