Viêm đường dẫn mật (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan, trừ viêm túi mật là thể đặc biệt của viêm đường mật. 2. Sự thường gặp - Tuổi hay gặp: 20-40 tuổi - Nữ gặp nhiều hơn nam (2,4 lần) - Gặp ở người có - tiền sử giun chui ống mật. - Người có sỏi mật. 3. Nguyên nhân Nguyên nhân viêm đường mật chia thành hai nhóm lớn: - Do vi trùng có thể phân lập được: + Coli: 70-80% + Trực khuẩn Friedlander, thương hàn, liên cầu, tạp khuẩn - Không do vi khuẩn: Các yếu tố thuận lợi gây tắc cơ giới đường mật từ đó gây ứ mật, viêm nhiễm. + Sỏi mật (viên sỏi, cặn sỏi) + U (lành, ác) của bóng Vater. + Dị dạng đường mật, sau giun chui ống mật. 4. Giải phẫu bệnh lý - Ống mật chủ giãn từng đoạn thành dầy lên. - Dịch mật đục, màu xanh sẫm, trong có tế bào mủ, albumin tăng. - Gan ứ mật có các đốm mủ. - Túi mật giãn, răn reo, teo, thành dầy. II. TRIỆU CHỨNG A. LÂM SÀNG 1. Đau hạ sườn phải (91,33%), đau dữ dội, lan lên ngực lên vai phải có khi vừa đau HSP vừa đau thượng vị. 2. Sốt (81,66%) sốt bất chợt, nóng 39-40 0C , rét run vã mồ hôi. Sốt không theo một quy luật nào. 3. Vàng da: (25,66%) da vàng, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng (98,33%) vàng da từng đợt. Khi vàng da vẫn sốt. Tam chứng trên được gọi tên là tam chứng Charcot. 4. Toàn thân và thực thể - Mệt mỏi, ăn không tiêu, ngứa toàn thân. - Gan to mấp mé, ấn vào đau. - Điểm túi mật đau. Hoặc dấu hiệu Murphy (+). - Mạch chậm: 60 nhịp/l phút. B. XÉT NGHIỆM 1. Bilirubin máu tăng, chủ yếu là tăng bilirubin kết hợp (bt bilirubin toàn phần: 3,5-17 micromol/l (Bi - kết hợp bằng dưới 1/3TP) - BC tăng - Máu lắng tăng. - Phosphataza kiềm tăng (bt dưới 170 u/l ở 250) 2. Nước tiểu - Muối mật (+). Phản ứng Hay + - Sắc tố mật (+) 3. Dịch mật - Màu xanh sẫm đục. - Albumin tăng, tế bào mủ (+) - Cấy vi khuẩn mọc. 4. Soi ổ bụng - Gan có màu xanh sẫm, có ổ mủ nhỏ, bờ gan tù trên mặt có giải fibrin - Túi mật căn giãn tăng tưới máu hoặc teo nhỏ nhẽo. 5. SA: thành túi mật dày (bt: dưới 0,3cm) 6. Các xét nghiệm khác: để xác định nguyên nhân - X quang chụp mật không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị: phát hiện sỏi - Xạ đồ, axit mật huyết thanh thay đổi. III. CHẨN ĐOÁN A. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH 1. Dựa vào tam chứng Charcot - Đau HSP kiểu đau quặn gan - Sốt: nóng rét, vã mồ hôi. - Vàng da từng đợt khi vàng da vẫn sốt. 2. Máu: Bi - tăng, BC máu, máu lắng tăng 3. Dịch mật: albumin tăng, tế bào mủ (+) đây là tiêu chuẩn "vàng" 4. SOB, SA hỗ trợ thêm làm rõ được nguyên nhân. B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: 1. Sốt rét: sốt có chu kỳ, không vàng da, BC không tăng KSTSR (+) 2. Huyết tán: thiếu máu - vàng da - lách to - phân vàng - nước tiểu vàng. 3. Viêm gan mạn tấn công: Gan to 2cm chắc nhẵn có sao mạch bàn tay son. Có hội chứng suy gan. SOB + sinh thiết để chẩn đoán xác định. 4. Viêm gan SVT: sốt - đau - vàng da khi vàng da hết sốt. BC giảm SGOT- SGPT tăng cao. . Viêm đường dẫn mật (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan, trừ viêm túi mật là thể đặc biệt của viêm. cơ giới đường mật từ đó gây ứ mật, viêm nhiễm. + Sỏi mật (viên sỏi, cặn sỏi) + U (lành, ác) của bóng Vater. + Dị dạng đường mật, sau giun chui ống mật. 4. Giải phẫu bệnh lý - Ống mật chủ. viêm đường mật. 2. Sự thường gặp - Tuổi hay gặp: 20-40 tuổi - Nữ gặp nhiều hơn nam (2,4 lần) - Gặp ở người có - tiền sử giun chui ống mật. - Người có sỏi mật. 3. Nguyên nhân Nguyên nhân viêm