VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VÀ MẠN (Kỳ 1) I- ĐỊNH NGHĨA: Phế quản là hệ thống đường thở bao gồm các ống từ lớn đến nhỏ dần, có nhiệm vụ dẫn khí từ mũi họng đến phế nang. Còn gọi là khí đạo hay cây khí phế quản. Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc cây khí phế quản. Thường tiến triển tự nhiên hết, hoặc cuối cùng sau điều trị sẽ lành hẳn bệnh và hoạt động hô hấp tuần hoàn trở lại bình thường. Viêm phế quản mạn tính là một bệnh có liên quan với sự tiếp xúc lâu dài với những chất kích thích phế quản không đặc thù, đi đôi với sự tăng tiết niêm dịch cùng một số thay đổi về cấu trúc của phế quản. Về mặt lâm sàng, được coi là viêm phế quản mạn khi bệnh nhân có ho khạc kéo dài ít nhất 90 ngày trong 1 năm và trong 2 năm liên tục. Ho khạc được loại trừ là không do các bệnh khác như lao, dãn phế quản, abcès, bụi phổi … (Lancet, 1965). Định nghĩa trên chỉ nêu được mốc tối thiểu khởi đầu của viêm phế quản mạn, vì viêm phế quản mạn bao gồm những trạng thái bệnh lý nặng nhẹ khác nhau, từ ho khạc đàm giảm đến những đợt suy hô hấp thường xuyên mà tiên lượng cũng không kém nguy hiểm như nhồi máu cơ tim (Bourgeois, 1979). Điều này nói lên tính cần thiết của sự phát hiện và đề phòng tiến triển xâu. II- DỊCH TỄ HỌC: 1. Viêm phế quản cấp: - Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột. - Viêm phế quản cấp chiếm 1,5% các bệnh đến bệnh viện và 34,5% các bệnh của cơ quan hô hấp (Votral. B. E). 2. Viêm phế quản mạn: - Thường gặp viêm phế quản mạn ở người trung niên và người cao tuổi. - Bụi ảnh hưởng nhiều đến viêm phế quản mạn, tỷ lệ mắc bệnh cao rõ rệt ở công nhân các công trường nhiều khói bụi, dân thành phố mắc bệnh cao hơn ở nông thôn, ngoại trừ trường hợp những phụ nữ nông thôn nấu nướng trong nhà bếp thiếu thông thoáng, không ống khói, chất đốt tạo nhiều bụi bặm, ở miền núi tỷ lệ thấp hơn ở đồng bằng. - Ở Việt Nam, tỷ lệ viêm phế quản mạn là 4,7% và chiếm hơn ½ tổng số người mắc các bệnh về hô hấp (Phạm Khuê và cộng sự). Trong một điều tra khác ở người trên 60 tuổi, tỷ lệ viêm phế quản mạn lên tới 19,6%. - Về thời tiết, mùa lạnh làm tăng số người mắc viêm phế quản mạn. - Ở Anh, tử vong do viêm phế quản mạn tại Scotland là 45% xảy ra trong 3 tháng lạnh đầu năm (thống kê 1956 - 1963 Crofton, Douglas). III- NGUYÊN NHÂN, BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH: A. THEO YHHĐ: 1. Nguyên nhân: Yếu tố Viêm phế quản cấp Viêm phế quản mạn Vi (+) Mycoplasma pneumoniae (+++) Hemophilus influenza khuẩn (±) Các loại vi khuẩn khác, thường là thứ phát, bội nhiễm sau nhiễm siêu vi hoặc nhiễm lạnh. 13,5% (+++) Tụ cầu vàng 15,5% (+++) Phế cầu 13,5% (++) Proteus hauseri 12,2% (++) Pseudomonas aeruginosa 9,6% (++) Escherichia coli 9% (+) Klebsiella pneunoniae 1,9% (++) Streptococcus pyomoniae 6,4% (±) Trực khuẩn gram (-) (Voisin, 1976) Virus (+++) Respiratory Syncytial Virus (+++) Adenovirus, Para. Virus chỉ là nguyên nhân ban đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển về sau. Các loại virus như: influenza virus - Influenza - Rhino virus (Voisin) Hóa học (+) Ô nhiễm không khí: bụi (+) Hơi độc: SO 2 , NO 2 , NO 3 … Clor, Amoniac’s (+) Khói thuốc lá. (++) Ô nhiễm không khí, khí quyển, hơi độc công nghiệp, là điều kiện thuận lợi gây bệnh. (+++) Khói thuốc lá: tác nhân chủ yếu bên cạnh vi khuẩn. Vật lý (+) Không khí quá khô, ẩm, quá lạnh (+++) Mùa lạnh, nhiễm lạnh Dị ứng (+) Là yếu tố có tính cách thúc đẩy bệnh sinh viêm phế quản cấp ở người hen, phù Quincke, mề đay. (++) Kết hợp giữa hen và viêm phế quản mạn. (++) Viêm phế quản mạn trên cơ địa dị ứng. Di truyền (-) (+) Thiếu hụt globuline miễn dịch (+) Bất thường về gen: mất thăng bằng giữa hệ thống protease và kháng protease. . hiện và đề phòng tiến triển xâu. II- DỊCH TỄ HỌC: 1. Viêm phế quản cấp: - Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp. ngột. - Viêm phế quản cấp chiếm 1,5% các bệnh đến bệnh viện và 34,5% các bệnh của cơ quan hô hấp (Votral. B. E). 2. Viêm phế quản mạn: - Thường gặp viêm phế quản mạn ở người trung niên và người. tố có tính cách thúc đẩy bệnh sinh viêm phế quản cấp ở người hen, phù Quincke, mề đay. (++) Kết hợp giữa hen và viêm phế quản mạn. (++) Viêm phế quản mạn trên cơ địa dị ứng. Di truyền