Xin hãy bỏ tư duy “xôi thịt” trong văn chương Thời gian gần đây trên các giá sách, người ta thấy xuất hiện nhiều tác phẩm của một số tác giả một thời được coi là “có vấn đề” như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi. Hội Nhà văn Hà Nội trong các năm gần đây cũng đã trao tặng giải thưởng cho các tác giả được coi là “gai góc”, “có vấn đề” như Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Hưng, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Vũ Bão. Và đặc biệt là vừa qua, 5 tác giả Nhân văn giai phẩm đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho những đóng góp trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hình như đang có một cuộc “tổng rà soát” lại những giá trị đích thực một thời đã bị bỏ qua, thậm chí vùi dập. Dưới đây cuộc trao đổi với nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuạt Hà nội, người từng nhiều năm làm công tác lãnh đạo văn hoá, văn nghệ Thủ đô. Không trao cho Ba người khác không phải vì huý kị Những năm gần đây, Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải thưởng cho rất nhiều tác giả mà xưa nay được coi là “gai góc”, “có vấn đề”. Thông điệp này nói lên điều gì? Câu hỏi này có lẽ nhà văn Hồ Anh Thái (Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) trả lời thì hợp lý hơn chăng? Nhưng với tư cách là người chịu trách nhiệm quản lý văn hoá, văn nghệ Thủ đô đồng thời cũng là người của hội đồng xét giải, tôi khẳng định đó là những tác phẩm tốt nhất về giá trị nghệ thuật trong các thời điểm đó. Hay nói cách khác, họ được giải vì sản phẩm của họ tốt hơn (tất nhiên là theo đánh giá của Hội đồng xét giải) chứ không vì bất cứ lý do nào khác. Có đúng thế không khi nhiều người cho rằng giải thưởng thơ trao cho Phan Thị Vàng Anh chưa thuyết phục và văn xuôi còn có những tác phẩm xứng đáng hơn như Ba người khác của Tô Hoài chẳng hạn? Đúng là nhìn chung, chất lượng tác phẩm được giải năm nay so với năm ngoái đều kém hơn về mọi mặt. Ví dụ như thơ, năm ngoái tập thơ Hành Trình của Hoàng Hưng hơn hẳn tập Gửi VB của Phan Thị Vàng Anh năm nay về cả chiều sâu của tư duy, độ chín của tư tưởng. Văn xuôi cũng vậy. Năm 2006, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh cũng có tầm cao hơn nhiều so với cuốn của Vũ Bão năm nay. Về lý luận phê bình cũng vậy. Năm ngoái trao cho Nguyễn Huy Thiệp cũng rát xứng đáng. Còn Ba người khác của nhà văn Tô Hoài. Phải chăng vì tác phẩm đụng chạm đến nỗi đau Cải cách ruộng đất nên Hội đồng đã “nâng lên, đặt xuống” để rồi cuối cùng bỏ ra? Về Ba người khác, đây không phải là tác phẩm xuất sắc nhất về giá trị nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm này lại được tác giả viết từ năm 1991 (cách đây 16 năm) nên cũng không phải là sáng tác mới. Đó là những lý do chính khiến tác phẩm này không được giải. Việc trao giải cho nhà văn Vũ Bão là nhằm khuyến khích cho những tìm tòi, sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, ở tác phẩm này văn chương trào lộng chỉ mới dừng lại ở mức trào lộng. Có lẽ cũng không loại trừ do đây là tác phẩm cuối cùng của Vũ Bão nên nếu có một chút nghĩa tình với người đã mất cũng không có gì xa lạ với tâm lý chung của người Việt Nam ta. Đối với Thế giới không còn trăng của Nguyễn Trọng Tạo và Gửi VB của Phan Thị Vàng Anh. Tại sao không phải là tác phẩm này mà lại là tác phẩm kia được giải? Thế giới không còn trăng của Nguyễn Trọng Tạo có nhiều ý kiến ủng hộ nhưng đén khi bỏ phiếu lại thấp hơn. Đây cũng là điều thường thấy trong tất cả các cuộc bình chọn, xét tuyển hay trao giải dù ở bất cứ quốc gia nào cũng thế. Là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, tôi khẳng định rằng tất cả các giải thưởng của chúng tôi hiện nay không phải chịu bất cứ áp lực nào bởi sự điều hành, chỉ đạo của bất cứ ai. Chúng tôi tôn trọng mọi sự sáng tạo và không đặt ra những vùng “cấm kị”. Ông Phạm Quỳnh rất giàu tinh thần dân tộc Thời gian gần đây, một số tác giả thuộc dạng “có vấn đề” đang được nhìn nhận, đánh giá lại, kể cả những người trước đây bị xếp vào loại “Đại Việt gian bán nước” như cụ Phạm Quỳnh chẳng hạn. Theo anh, đây có phải là hiện tượng bất thường? Theo tôi, việc nhìn nhận, đánh giá lại các tác giả này là nằm trong lộ trình Đổi mới. Trước đây, một số tác giả vì lý do này hay lý do khác đã bị hạ thấp cả về nhân cách lẫn tư tưởng sáng tạo nên giờ đây, chúng ta cần phải khôi phục lại vị trí xứng đáng của họ. Ví dụ như việc đánh đồng sự “ngộ nhận chính trị” của Phạm Quỳnh với “một học giả uyên bác” Phạm Quỳnh là điều không nên và không công bằng đối với ông. Giờ đây, một số tác phẩm của Phạm Quỳnh sau khi được dịch và nghiên cứu một cách bài bản, khoa học đã cho thấy một Phạm Quỳnh rất giàu tinh thần dân tộc và những đóng góp của ông cho đất nước là rất đáng kể. Còn các tác giả khác như Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh… Cụ Phan Khôi là nhà nho uyên bác. Bài thơ Tình già của cụ ra đời trước Thơ mới nhiều năm nên có thể nói cụ là người khởi xướng phong trào Thơ mới cũng không sai. Nhà báo, học giả Nguyễn Văn Vĩnh cũng thế. Ông đã đưa được rất nhiều nét tinh hoa của văn hóa phương Tây vào Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Được biết Trung tâm Văn hóa Đông Tây đang có chủ trương in lại một số tác phẩm của các tác giả thuộc dạng “có vấn đề” này và tôi cho đó là một việc làm tốt, thể hiện đúng tinh thần đổi mới của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong văn chương không có chỗ cho tư duy “xôi thịt" Còn đối với các tác giả Nhân văn giai phẩm, nhiều người trong số họ đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước…? Đúng là như vậy. Họ đã từng có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà trong một giai đoạn khá dài. Giờ ghi nhận và hoàn trả lại chính xác những giá trị cho họ cũng là lẽ công bằng trong tiến trình Đổi mới và xin nhấn mạnh rằng đây không phải là tư tưởng hữu khuynh. Không dừng lại ở đây mà đã đến lúc phải nhìn nhận, xem xét lại những đóng góp của các nhà văn sống ở Miền Nam trước năm 1975 và cả các nhà văn hải ngoại. Chúng ta đang làm chủ đất nước nên phải có trách nhiệm và có cả quyền để làm việc này một cách trung thực và sòng phẳng. Những giá trị nghệ thuật đích thực thì bao giờ và ở đâu cũng được tôn trọng. Nghe nói có một giáo sư nổi tiếng khi nhận được tin những người tham gia Nhân văn được giải thưởng Nhà nước đã phán một câu rất… “chiếu trên” rằng không thèm ngồi chung chiếu với đám Nhân văn giai phẩm. Nếu chuyện đó có thực, anh thấy thế nào? Tôi không biết có ai nói câu đó không nhưng nếu như điều đó có thật thì đấy chỉ là ý kiến cá nhân và nó thể hiện trình độ, tư duy không đồng đều của giới trí thức, học giả nước nhà. Điều này cũng là bình thường trong quan hệ xã hội. Trong số 5 người thì 4 người đã mất (còn lại duy nhất là nhà thơ Hoàng Cầm) chứ nếu biết chuyện này, biết đâu có người trong số họ lại chả bảo “May quá, chúng tôi cũng không muốn (hay không thèm?) ngồi cùng chiếu với ông đó”. Nhưng cũng có thể vị giáo sư kia đúng? Ở đây không bàn chuyện đúng sai mà chỉ riêng việc phân chia hàng lối, thấp cao trong văn học nghệ thuật đã thể hiện tư duy ‘xôi thịt” cỗ làng. Xin hãy bỏ trò “xôi thịt” trong thơ vì đây không phải là lối suy nghĩ đàng hoàng của những người làm văn học với tinh thần cầu thị. Xin cám ơn anh! . thần đổi mới của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong văn chương không có chỗ cho tư duy “xôi thịt" Còn đối với các tác giả Nhân văn giai phẩm, nhiều người trong số họ đã được trao. bỏ tư duy “xôi thịt” trong văn chương Thời gian gần đây trên các giá sách, người ta thấy xuất hiện nhiều tác phẩm của một số tác giả một thời được coi là “có vấn đề” như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn. lối, thấp cao trong văn học nghệ thuật đã thể hiện tư duy ‘xôi thịt” cỗ làng. Xin hãy bỏ trò “xôi thịt” trong thơ vì đây không phải là lối suy nghĩ đàng hoàng của những người làm văn học với tinh