1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sổ tay phụ huynh - Phần 29 ppt

5 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Búp bê và bé Mỗi khi chơi búp bê, các bé gái thường đang đặt mình vào vị trí của người mẹ chăm sóc cho con. Bạn có thể quan sát cách chơi của con mình và sẽ đoán được những tâm trạng thầm kín của chúng. Tập đi cho búp bê: Đó là dấu hiệu cho thấy bé đã có nguyện vọng được tự lập và muốn mình không còn phụ thuộc nhiều vào người lớn. Bé có vẻ rất tự tin. La mắng búp bê: Bé đang muốn đổ lỗi cho người khác. Hiện tại, con bạn đang bị áy náy và khó chịu về những lỗi lầm thật sự hoặc do chúng tưởng tượng ra. Tâm trạng đó có thể do sự giáo dục của gia đình hay học đường quá khắt khe. Cho búp bê ăn: Bé thích chiếm đoạt và sự chiếm đoạt đó có thể là vật chất hay tinh thần. Nếu con bạn thường xuyên chơi búp bê theo cách này, tương lai, bé sẽ là người rất thẳng thắn và tự tin. Tuy nhiên, đôi khi bé hơi sỗ sàng. Cho búp bê ngủ: Có hai típ tính cách nếu con bạn thích chơi búp bê theo kiểu này. Có thể bé là người hay buồn, mặc cảm, nhút nhát, muốn tránh một thực trạng. Nếu là đứa trẻ bướng bỉnh, bé có tính độc đoán, ích kỷ. Nếu bé hay nhìn ngắm búp bê: Dấu hiệu cho thấy suy nghĩ của bé đang trưởng thành. Trẻ thường có những thắc mắc về sự khác nhau giữa người và vật. Bé bắt đầu biết nhận xét và lựa chọn bạn bè cho mình dựa trên những dự cảm cá nhân. Đây là những đứa trẻ có óc xét đoán cao và có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội. Mặc áo cho búp bê: Đó là dấu hiệu con bạn đang cần sự âu yếm và nâng niu của bố, mẹ. Từ cách chơi này, bạn có thể đoán con mình nhút nhát, rụt rè và sống khép kín với những người chung quanh. Nếu khi chơi, vẻ mặt của bé buồn, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Có thể lý do là gia đình hay bất hòa. Hay đánh búp bê: Đó là dấu hiệu bé đang buồn, bất mãn hoặc ghen tuông với anh chị, những người được bố mẹ cưng hơn. Bạn cần hiểu tại sao con mình hay bất mãn để sửa đổi và uốn nắn cho bé có hành vi và cách cư xử đúng đắn. Giải trí với búp bê: Bé sử dụng tối đa trí tượng tượng của mình với nhân vật trước mặt. Chúng đang tìm cách tạo hoàn cảnh mới để có cảm xúc mới. Những đứa trẻ có cách chơi này thường có khả năng sáng tạo cao. Không chơi búp bê: Với những bé gái không bao giờ quan tâm đến búp bê, chúng có tính hướng ngoại, thích hoạt động và năng nổ với các sinh hoạt xã hội. Khi trưởng thành, bé sẽ có tính cách mạnh mẽ và rất bạo dạn. Con bạn bị quá tải? Việc học thêm những môn thể thao, nghệ thuật có thể giúp con bạn phát triển toàn diện hơn về sức khỏe, tinh thần cũng như các năng khiếu. Nhưng điều này chỉ đúng khi việc học đó không quá sức của trẻ. Việc quan tâm quá mức đến các môn như võ, bơi lội,vẽ, đàn, diễn kịch… có thể làm trẻ bỏ bê, xao nhãng việc học ở truờng, thậm chí, có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy bạn cần biết rõ khi nào trẻ bị "quá tải". Duới đây là một vài lời khuyên giúp bạn giải quyết. Dấu hiệu báo động trẻ bị quá tải Mất hứng thú: Có điều không ổn nếu đã đến giờ học ngoại khóa nhưng con bạn chẳng muốn đi chút nào. Điều này đôi khi cũng xảy ra nhưng nếu đó là mối phiền hà thuờng xuyên thì bạn cần phải coi chừng. Không tiến bộ: Cả một khóa học trôi qua mà con bạn chẳng tiến bộ thêm chút nào thì đã đến lúc bạn cần xem xét liệu môn đó có phù hợp với trẻ hay không. Mệt mỏi: Cho dù việc học các môn ngoại khóa là niềm vui, sự hứng thú nhưng bạn hãy dè chừng. Nếu trẻ luôn có cảm giác mệt mỏi, như thế mọi thứ đã là quá sức đối với một đứa trẻ. Học ở nhà: Trẻ cần phải sắp xếp thời gian tự học ở nhà, hoàn thành các bài tập. Làm sao để việc học ở truờng và học ngoại khóa phải cân bằng nhau. Trẻ cần phải tự mình sắp xếp, giải quyết sao cho có thể đồng thời đáp ứng đuợc những đòi hỏi đó. Niềm vui: Nếu con bạn chẳng mấy mặn mà, vui vẻ gì với giờ học bơi vào mỗi cuối tuần, chẳng hạn, có lẽ đã đến lúc trẻ phải dừng lại. Từ bỏ là điều không đơn giản Không dễ gì để từ bỏ các môn học ngoại khóa một khi con bạn đã từng đầu tư vào đó nhiều quyết tâm sức lực, sự hăng hái. Còn bạn thì đầu tư không ít tiền bạc cho học phí, dụng cụ và cả thời gian đưa đón trẻ. Vì thế, lẽ tự nhiên bạn sẽ không dễ dàng gì để thừa nhận rằng đã đến lúc phải thay đổi, phải chấm dứt môn học nào đó. Vì thế, hãy tự chuẩn bị tâm lý để thành thật với chính mình đồng thời khuyến khích con bạn cũng thế. Đừng để tình trạng miễn cưỡng kéo dài trong khi đã đến lúc nên chấm dứt. Nếu trẻ chỉ biết mỗi việc học? Bạn làm gì nếu sau giờ học ở trường, trẻ chỉ biết tập trung ngồi làm bài tập hay chỉ ngồi ở nhà mà chẳng thèm quan tâm đến một thứ gì khác. Một đứa trẻ mà cuộc sống như vậy sẽ bị mất đi nhiều cơ hội có những niềm vui. Nếu "cục cưng" của bạn là một "con mọt sách", một "cụ non", hãy đề nghị trẻ tham gia một lớp học hay sinh hoạt nào. Hãy kiên nhẫn và cố gắng hết sức để tìm ra điều mà trẻ thật sự thích thú, quan tâm. Tiếp theo, hãy dẫn trẻ đến học thử một khóa học nào đó. Nếu trẻ thích thì nó sẽ tự chọn lựa và tiếp tục tham gia. Cách làm này sẽ giúp bạn nắm bắt đuợc sở thích của con và dần dần tạo nên sự hăng say cho trẻ để cuộc sống của chúng có thêm nhiều điều mới lạ. . đi cho búp bê: Đó là dấu hiệu cho thấy bé đã có nguyện vọng được tự lập và muốn mình không còn phụ thuộc nhiều vào người lớn. Bé có vẻ rất tự tin. La mắng búp bê: Bé đang muốn đổ lỗi cho người

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

Xem thêm: Sổ tay phụ huynh - Phần 29 ppt

w