Phòng ngừa tai nạn - Khi cần thiết, dạy bé cách sử dụng an toàn cho diêm và bật lửa (hộp quẹt), tốt nhất không để bé đụng tới chúng bao giờ - Dạy bé nếu thấy lửa cháy phải báo ngay cho người lớn biết và lập tức rời khỏi nơi đó, không quay lại với bất cứ một lý do gì - Trong nhà cần có máy báo cháy (smoke detector/fire alarm) và được bảo trì thường xuyên. Dạy bé khi nào thấy khói trong nhà thì phải bò ra ngoài - Dạy bé không bao giờ đụng vào những vật nóng như bàn ủi, bếp lò. Khi nấu nướng, bạn nên bỏ những quai nồi hướng vào bên trong và đừng để bé tới gần bếp - Dạy bé không bao giờ đụng hoặc đến gần những vật nhọn sắc - Dạy bé dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi để tránh bị vấp ngã - Dạy bé không chèo leo khi không có người lớn bên cạnh - Giữ nước nóng ở nhiệt độ dưới 120 độ F và dùng cánh tay kiểm nhiệt độ trước khi tắm rửa cho bé - Dạy bé không cắm các dị vật vào ổ điện, tai, mũi… An toàn khi truy cập mạng "Liệu bạn có thể bỏ con mình lạc lõng giữa một thành phố lạ mà không giám sát?" Trang web tương tự như một thành phố. Nó cũng có những mặt trái. Trẻ em có thể lang thang trên những trang quảng cáo độc hại, làm quen với các loại e-mail quấy rối, xâm phạm sự riêng tư, lừa đảo và phá hoại trên Internet. Thậm chí, vì tình cờ hoặc để thỏa tính tò mò, trẻ tự tìm kiếm những trang web có hình ảnh khiêu dâm hay trò chơi cờ bạc. Theo phát ngôn viên của FBI, năm 2000 đã có trên 1.500 trường hợp lạm dụng tình dục và tranh ảnh khiêu dâm trẻ em trên mạng. Mặc dù vậy, bạn không nên hoảng hốt vì không phải thiếu cách bảo vệ. Mạng vẫn là nguồn nghiên cứu, tìm kiếm thông tin cho các bài tập ở trường của con trẻ, giúp chúng liên lạc với bạn bè và chơi game. Dưới đây là 23 cách bảo vệ khi trẻ em lên mạng. Kết quả dĩ nhiên còn tùy thuộc vào nỗ lực của bạn. 1. Giữ niềm tin Quản lý quá chặt chẽ sẽ khiến con trẻ có ý nghĩ rằng bạn không tin chúng. Cần đảm bảo rằng con bạn hiểu mục đích của việc giám sát này. 2. Tôn trọng sự riêng tư Trẻ em có quyền tự do cá nhân, miễn là bạn yên tâm rằng chúng được an toàn. Hãy cân nhắc về mức độ kiểm tra giám sát và nghĩ đến cách phản ứng của con trẻ. 3. Thực tế Hãy hiểu những gì con bạn thổ lộ trên mạng và cả trong cuộc sống. Để quyết định cho phép chúng khám phá những gì trên web, hãy nghĩ đến thể loại nhạc cho chúng nghe và phim cho chúng xem. Cần làm rõ mong muốn của đôi bên. 4. Cùng vào mạng Một kiến trúc sư cho biết: "Đứa con gái 8 tuổi của tôi chỉ truy cập web khi vợ tôi hay tôi cùng vào mạng với nó. Thực tế cho thấy, cùng vào mạng là một công việc gia đình, tránh cho con bạn vào những site không mong muốn, và cho phép bạn hướng con mình tới những site mà bạn nghĩ là phù hợp với sở thích và lứa tuổi của chúng." 5. Giám sát hoạt động trên mạng của con bạn Một chuyên gia hỗ trợ máy tính văn phòng, có con gái đã vào mạng từ lúc 9 tuổi, nói: "Bạn phải xác định rõ là bạn có quyền biết con bạn vào những site nào, viết những gì và nói chuyện với ai." 6. Thiết lập các nguyên tắc Lập ra và thực hiện các cam kết mà con bạn phải tuân theo khi lên mạng. Nhắc nhở chúng phải hỏi ý kiến bạn khi nhìn thấy những nội dung đáng ngờ hay khó hiểu. Hãy chỉ dẫn cho con bạn những site nào có thể xem, khi nào vào mạng và có thể ở trên đó bao lâu. Những lời hướng dẫn như vậy có tại địa chỉ: 7. Nhắc nhở con bạn không cung cấp thông tin cá nhân Những trang quảng cáo quá khích thường nhắm đến trẻ em để lấy thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ, điện thoại và sở thích mua sắm. Hãy giải thích cho con bạn biết rằng đó có thể là trò lừa đảo. 8. Tìm hiểu về những người bạn của con mình Nếu bạn quá khắt khe với việc truy cập của con mình ở nhà, chúng có thể nhập vào mạng từ những nơi khác mà bạn không thể kiểm soát. Hãy nói chuyện với phụ huynh của những đứa trẻ thường chơi với con bạn xem họ có đề cao trách nhiệm trong việc truy cập an toàn hay không và bày tỏ sự quan tâm của bạn về các quy định bắt buộc. 9. Nhận thức về quyền hợp pháp của cha mẹ khi có con truy cập mạng Theo Luật Bảo vệ sự riêng tư trên mạng cho trẻ em năm 1998 (COPPA), các website nhắm đến trẻ em ở độ tuổi dưới 13 phải lưu ý đến loại thông tin mà các site thu thập từ trẻ em, các thông tin đó được dùng như thế nào và có chia sẻ với những người khác hay không. Trước khi các site có thể thu thập, sử dụng hay chia sẻ dữ liệu cá nhân thì phụ huynh phải được thông báo qua e-mail, thư thông thường, fax hay điện thoại và xác nhận đồng ý 10. Bảo vệ mật khẩu và tạo tên người dùng khó giải mã Hãy bảo con bạn đừng bao giờ cung cấp mật khẩu của chúng cho bất cứ ai, dù họ có tự xưng là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Mỗi khi tạo tên người dùng (user name hay screen name), đừng dùng những bí danh có thể tiết lộ tên thật, tuổi và giới tính của con bạn. 11. Thận trọng về việc đưa hình gia đình lên website Nên dùng site chia sẻ hình ảnh có cung cấp mật khẩu hay phương pháp bảo mật khác. 12. Sử dụng phần mềm lọc Các chương trình lọc có thể giúp các phụ huynh cảm thấy yên tâm, bởi chúng có thể lọc hay ngăn chặn những trang web hoặc chủ đề đặc biệt và giới hạn các hoạt động như tán chuyện trên mạng và tải file. 13. Chọn ISP có dịch vụ lọc trước Nếu dự định sử dụng phần mềm lọc, bạn cũng nên xem xét các nhà cung cấp dịch vụ. 14. Trao đổi, cởi mở, chân thành Hãy thường xuyên trao đổi với con trẻ, đừng chỉ đặt ra luật lệ cho việc sử dụng Internet và để đó. Một giáo sư khuyên: "Điều quan trọng là nói chuyện thẳng thắn với con bạn về quấy rối tình dục và khiêu dâm." 15. Tìm hiểu thói quen lên mạng của con bạn Khi trẻ em lớn dần lên, hầu hết các cha mẹ thường giảm việc giám sát hoạt động của con mình, nhưng bạn không nên hoàn toàn bỏ mặc chúng. Hãy để con bạn có một địa chỉ e-mail càng riêng tư càng tốt và thiết lập những quyền ưu tiên riêng trong phần mềm mà con bạn sử dụng. 16. Đặt máy tính ở nơi dễ quan sát Một số người quyết định đặt máy tính gia đình ở nơi thông dụng trong nhà. Một người mẹ có con trai 17 tuổi khuyên: "Bạn phải luôn ngó chứng chiếc máy vi tính. Trẻ em cần phải biết rằng chúng luôn bị giám sát." 17. Chặn việc nói chuyện trên mạng Theo nghiên cứu ở Mỹ, chat được xem là hoạt động nguy hiểm nhất. Nếu con bạn có dùng chat, hãy kiểm soát các cuộc nói chuyện của chúng và hướng dẫn con bạn vào những chat room ôn hòa, lịch sự. 18. Xử lý spam Bạn hãy cài đặt một tiện ích chống spam như www.spamkiller.com, có thể ngăn chặn được các e-mail độc hại. Bạn cũng nên yêu cầu ISP cung cấp bộ lọc spam. 19. Bắt buộc giới hạn thời gian Nhà quản lý sản xuất của Symantec khuyên phụ huynh không nên để con cái sa đà trên mạng. Nếu quy định hạn chế không có hiệu quả, hãy tính đến biện pháp thiết thực như dùng tiện ích để cấm truy cập web vào những giờ nhất định. 20. Xem xét kỹ tập tin lược sử của trình duyệt Trong Internet Explorer, bạn có thể xem danh sách các site vừa truy cập bằng cách chọn View/Explorer Bar/History. 21. Quản lý tài khoản Internet Phải kiểm soát tài khoản Internet tại nhà và mật khẩu của con bạn. Nếu bạn truy cập vào e-mail của con mình hay các cuộc tán gẫu được lưu lại, hãy giải thích lý do vì sao bạn làm như vậy. 22. Cảnh giác với sự lừa gạt trên mạng Những cuộc bán đấu giá trên web, chẳng hạn như eBay, là cách thông thường nhất để lừa gạt. Hãy cảnh báo với con bạn về mối nguy hiểm này. 23. Báo cáo về những điều khả nghi Nếu con bạn bị săn đuổi hay bị quấy rối tình dục trên mạng, phải thông báo ngay với ISP. Và nếu có ai đó liên lạc qua mạng cố dụ dỗ con bạn gặp mặt trực tiếp, hãy liên lạc với cơ quan an ninh. Nguồn: www.vnexpress.net Những hành động thô bạo của người lớn khiến cho trẻ em trở thành kẻ "què quặt" về tâm lý trong quá trình trưởng thành. Nguyên liệu "thô" của não là các neuron. Khi đứa trẻ được sinh ra, các neuron đã "trình diện" khá đầy đủ: hơn 100 tỉ quân! Tuy nghiên cứu cho thấy một số neuron phát triển sau khi trẻ ra đời và hoàn thiện trong quá trình trưởng thành, nhưng về cơ bản, "vật liệu" đã đủ cho một đứa trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Có "nguyên liệu", trẻ bắt đầu học cách "vận hành" bộ máy phức tạp này trong quá trình lớn lên, để thích nghi dần với môi trường xung quanh. Bạo hành chẳng khác nào những chỉ dẫn sai, khắc dấu ấn rất tiêu cực lên sự phát triển của não. Vì thế, đứa trẻ khi trưởng thành mất cân đối cả về thể lý lẫn tâm lý. Hậu quả về thể lý xảy ra ngay nhưng lại dễ chữa lành. Còn những hậu quả tâm lý thường để lại vết khắc lâu dài, thậm chí suốt cuộc đời của một con người. Stress: Các nhà khoa học cho rằng trẻ bị bạo hành thường có xu hướng bị căng thẳng sớm. Sự mệt mỏi ảnh hưởng đến trẻ ngay cả sau khi trưởng thành. Căng thẳng tác động xấu lên cả thể lý, nhận thức lẫn tình cảm của trẻ. Bé dễ nóng giận thất thường, đôi lúc tỏ ra lạnh lùng hoặc sợ hãi Điều này chứng tỏ một vùng trong não đang phải đối phó lại với tình trạng nguy hiểm. Cũng có nghĩa, não không còn trong điều kiện hoàn hảo, sẵn sàng hoàn toàn cho việc học hỏi của bé nữa. Sợ hãi: Là một dạng phản ứng cơ bản của cơ thể trước nguy hiểm. Lúc này, não giống như một vị tướng chỉ huy, tác động đến mọi vị trí trên cơ thể, từ giấc mơ đến những phản ứng co rúm người hay gào thét Một đứa trẻ sống trong gia đình không yên ấm, hay phải chứng kiến cha mẹ gây gổ, hoặc bị đe dọa, thường giật mình, đôi khi khóc trong đêm. Những phản ứng lâu ngày tích tụ lại, làm cho trẻ trở thành người thiếu tự tin, dễ mặc cảm và luôn ở trong tình trạng phòng thủ. Kích động cao độ: Bạo hành xảy ra thường khiến trẻ rơi vào tình trạng bồn chồn, lo âu. Chính vì thế, bé rất dễ bị kích động và phản ứng nóng vội. Các nạn nhân trẻ em cho rằng cách tốt nhất để chống lại bạo hành là làm chủ nó. Vì vậy, một cô bé bị lạm dụng tình dục hay có xu hướng quyến rũ thầy giáo của mình. Đối với cô bé ấy, tất cả "lũ" đàn ông đều như nhau: Chỉ muốn làm "chuyện ấy" với các bé gái! . gần bếp - Dạy bé không bao giờ đụng hoặc đến gần những vật nhọn sắc - Dạy bé dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi để tránh bị vấp ngã - Dạy bé không chèo leo khi không có người lớn bên cạnh - Giữ nước. không. Trước khi các site có thể thu thập, sử dụng hay chia sẻ dữ liệu cá nhân thì phụ huynh phải được thông báo qua e-mail, thư thông thường, fax hay điện thoại và xác nhận đồng ý 10. Bảo vệ. ảnh có cung cấp mật khẩu hay phương pháp bảo mật khác. 12. Sử dụng phần mềm lọc Các chương trình lọc có thể giúp các phụ huynh cảm thấy yên tâm, bởi chúng có thể lọc hay ngăn chặn những trang