1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiến thức cha me cần biết - Phần 3 pptx

6 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 132,38 KB

Nội dung

Con gái giống con trai Chúng ta thường có những suy nghĩ bất di bất dịch về giới tính như bé trai phải mặc trang phục như thế này, bé gái phải mặc thế kia, cách bọn nhỏ nói chuyện hoặc cách cư xử cũng phải khác nhau giữa trai và gái. Nhưng không phải chỉ người lớn chúng ta nghĩ như vậy mà những nhà tâm lý cũng đã khám phá ra rằng trai hoặc gái ở độ tuổi 7-9 đều có những suy nghĩ rập khuôn về giới tính. Cả trai và gái ở độ tuổi 7-9 đều tin rằng con gái dịu dàng hơn con trai, con trai thì lại đánh nhau giỏi hơn, con gái mau nước mắt và khéo tay trong việc khâu vá và đan móc. Chính những suy nghĩ đó mà một số phụ huynh hoảng sợ khi thấy cô con gái kháu khỉnh đột nhiên chơi đùa mạnh bạo như con trai. Là cha là mẹ ai không muốn mang đến điều tốt nhất cho con nên lại rước thêm lo lắng vào người. Con gái như thế kia thì làm sao có thể chơi chung với những bạn gái khác, mọi người sẽ nhìn và chế giễu nó, lớn lên nó có thích trở thành “cái thằng” không nhỉ? luẩn quẩn với những suy nghĩ như thế, không ai khác hơn mà chính là bạn sẽ là người rơi vào tình thế lúng túng đầu tiên. Lúc này bạn trở thành người đang xây dựng thành kiến với con của mình hoặc nói đúng hơn là có những quan niệm về giới tính khá kiên định nhưng lại lệch lạc. Thật khó đúng không nếu rơi vào tình huống như thế nhưng tốt hơn hết là hãy dẹp hết những lo lắng vẩn vơ và hãy để cho bé gái của bạn phát triển và chơi những gì nó thích. Luật của những cô gái thích chơi trò con trai Có rất nhiều điểm khiến bé gái có những hành động như con trai và không có điểm nào gây hại cho bé sau này cả. Trước hết bé nghĩ rằng con trai có nhiểu trò chơi thú vị hơn con gái – ai có thể trách bé về điều này được! Trong thực tế, con trai được trao nhiều quyền tự do hơn và được người lớn cho phép chơi đùa mạnh bạo hơn, chúng cũng không bị nhờ vả làm những việc lặt vặt trong gia đình. Thêm vào đó là những điều hết sức căn bản mà ít khi nào chúng ta nghĩ đến: mặc quần jeans và giày thể thao dễ chơi đùa thoải mái hơn là phải mặc váy đầm và mang giày của con gái. Có thể giữ tóc gọn gàng bằng cách đội mũ lưỡi trai, cách này cũng dễ chịu và không làm đau đầu như kẹp tóc hay cột tóc. Dĩ nhiên, có một số bé gái thích chơi mạnh bạo hoặc mặc đồ như con trai vì chúng muốn thể hiện sự mạnh mẽ của mình. Con gái cắt tóc ngắn, mặc đồ jeans, chạy nhảy và cả vật lộn nữa là hình ảnh không phải là hiếm. Phải đối xử với bé ra sao? Ðừng nhìn bé bằng cặp mắt khác lạ, dù bé thích chơi, thích mặc đồ như con trai nhưng bé gái của bạn vẫn đang phát triển sinh lý, tâm lý, tình cảm và học vấn như những đứa trẻ bình thường khác. Chẳng có gì đáng sợ sẽ xảy ra với bé và cũng không có hại gì nếu nó thích chơi đá bóng hơn là nhảy dây, chỉ chịu mặc đồ jeans chứ không bao giờ đụng vào váy đầm. Hãy luôn tự an ủi mình rằng những hành động đó của bé không phải là vấn đề trừ phi chính bạn muốn bé trở thành con trai hoặc cứng nhắc với những suy nghĩ của mình. Bạn có để ý rằng trẻ ở tuổi này cũng cứng đầu lắm không? Ngăn cản chúng làm điều gì thì điều ấy lại trở thành điều chúng khát khao được làm nhất. Vì vậy, nếu bạn cứ nài nỉ hãy mặc đồ của con gái, cư xử nhẹ nhàng, đúng chừng mực như một cô gái chính thống thì chỉ làm cho bé càng ương nghạch và càng chứng tỏ mình giống con trai. Tốt hơn là nên cho qua giai đoạn này. Bạn cũng có thể nói khéo rằng bạn thích trẻ mặc đồ con gái, chú ý đến phát triển của cơ thể, chơi với bạn gái và thùy mị hơn, ví dụ “Con gái của mẹ lúc nào cũng dễ thương cả, lần trước, khi tóc con dài hơn bây giờ một chút, con cột cao lên nhìn xinh lắm”. Ai mà chẳng thích được khen, “để tóc dài thêm một chút” và “cột cao lên” là được chứ gì. Câu nói đó có tác dụng hơn nhiều nếu bạn nói “Con gái ai lại cắt cái đầu như cái thằng thế kia. Ðể tóc dài cho mẹ!” Nói nặng và chỉ trích chỉ làm cho bé thêm tự ti. Khi đi mua quần áo, bên cạnh những bộ quần jeans áo pull, bạn hãy gợi ý và mua cho bé váy, áo đầm cho những díp lễ hội khác, bé không từ chối mà còn rất hài lòng nữa đấy. Rồi chẳng mấy chốc bé sẽ không chơi trò con trai, không mặc đồ con trai mà trở nên nhẹ nhàng, đáng yêu như bạn mong muốn, vì vậy, đừng quan tâm nhiều về chuyện trai hay gái. Một khi bước vào tuổi dậy thì và sự quan tâm đến quan hệ giữa trai và gái, những “cậu bé gái” sẽ chỉ là bé gái mà thôi. Con hư tại ai? Yêu thương con không có nghĩa là nuông chiều con quá mức. Được nuông chiều, con bạn sẽ được đà "lấn sân" và một cách vô tình con bạn trở thành "ông tướng" trong nhà, đến lúc ấy con bảo gì bố mẹ phải nghe theo. Có một lần tôi đã hết sức ngạc nhiên khi gặp trong siêu thị một người phụ nữ đi sắm đồ cùng con trai, cậu bé khoảng chừng 8 tuổi. Và lúc ấy không chỉ có tôi mà còn rất nhiều người khác nữa đứng xung quanh đều đổ dồn mắt nhìn người phụ nữ khi nghe thấy cậu con trai ra lệnh một cách hùng hồn: "Mẹ, tối nay ăn cá sốt", "Mẹ, mua gói mì nui này!". Tỏ vẻ ngại ngùng và xấu hổ với mọi người chị quay mặt đi và không nói câu gì. Nhưng khi chị quay đi thì cậu ấm của chị lại càng ra lệnh lớn hơn và với giọng gay gắt hơn. NHỮNG ĐÒI HỎI VÀ YÊU CẦU Cả bé trai và bé gái đều nắm quyền "chuyên chế" trong nhà nhưng phần lớn các trường hợp thường gặp là bé trai và nhất là những cô cậu là con một trong nhà, là con nuôi hay con hiếm muộn. Được chăm chút, cưng chiều, và luôn được nựng nọt quá mức, trẻ muốn gì được nấy, chính vì vậy đã tạo cho trẻ sống trong thế giới của sự hoang tưởng: trẻ luôn nghĩ rằng mọi cái với mình đều là có thể, khi trẻ muốn là được, không có ai dám phản đối lại ý thích của mình. Đó là một trong những nguyên nhân của sự trở thành ông tướng trong nhà. Nhiều cuộc điều tra khẳng định rằng ngày càng có nhiều những ông bố bà mẹ phải đón nhận sự bực giọng, tính hung hăng, khiêu khích hay gây gổ của những cô cậu "bạo chúa" trong nhà. Theo thống kê, tại Pháp con số này hiện nay chiếm tới 3-4% dân số. Khi nói chuyện về vấn đề này, chị Lan có cậu con trai lên 3 kể lại: "Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi khi nghe con khóc, vợ chồng tôi thương con đến buốt hết cả ruột, đành cho con ngủ cùng. Và cho đến bây giờ khi lên 3 tuổi, cu Đức nhà tôi luôn luôn đòi hỏi: 3 giờ sáng khi cả nhà đang ngủ, Đức vùng dậy và kêu đói, ăn xong mì tôm lại đòi ăn bánh gatô, ăn xong bánh gatô, Đức lại yêu cầu tôi đọc chuyện cổ tích cho nghe, nghe xong chuyện Đức lại đòi được nghe hát. Thật là hết sức phi lý nhưng mỗi khi tôi từ chối thì Đức lại bắt đầu lăn ra nền nhà và gào lên khóc làm cả nhà mất ngủ. Thế là vợ chồng tôi phải thức luôn cho đến sáng". Theo các nhà tâm lý học thì việc không bao giờ từ chối con cái của bố mẹ cũng làm cho chúng dễ làm vua làm tướng trong nhà. Mỗi lần chúng đòi hỏi điều gì đó mà không thấy bố mẹ phản đối, chúng lại được đà lấn tới trong những lần sau, chúng đòi hỏi những điều còn quá quắt hơn cả lần trước. Cứ như vậy, con trẻ rơi vào vòng xoáy của những đòi hỏi và yêu cầu. ÔNG TƯỚNG NGOÀI XÃ HỘI Thực tế cho thấy, những trẻ khi còn nhỏ làm vua trong nhà thì khi lớn lên ra ngoài xã hội thường ít thành đạt hơn. Điều đó hoàn toàn không phi lý chút nào. Luôn đặt cái tôi lên hàng đầu, sai khiến người khác làm theo ý mình, trẻ sống ích kỷ và khép mình trong vỏ kén, trẻ bị cô lập ra khỏi tập thể. Nguy hiểm hơn nữa có những trẻ còn bị lâm vào trạng thái trầm cảm rồi lao vào còn đường của tệ nạn xã hội như rượu chè, nghiện hút. Vì vậy, để cứu con mình, không còn cách nào khác là chính bạn cần phải thận trọng hơn trong cách nuôi dạy con cái ngay từ bây giờ càng sớm càng tốt. Khi mới lên 3 lên 4 bạn còn có hy vọng thay đổi được tính tình của con bạn chứ khi đã lên 5 lên 8 thì thật khó lắm thay. . nhà. Theo thống kê, tại Pháp con số này hiện nay chiếm tới 3- 4 % dân số. Khi nói chuyện về vấn đề này, chị Lan có cậu con trai lên 3 kể lại: "Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi khi nghe con khóc,. tâm lý cũng đã khám phá ra rằng trai hoặc gái ở độ tuổi 7-9 đều có những suy nghĩ rập khuôn về giới tính. Cả trai và gái ở độ tuổi 7-9 đều tin rằng con gái dịu dàng hơn con trai, con trai thì. con đến buốt hết cả ruột, đành cho con ngủ cùng. Và cho đến bây giờ khi lên 3 tuổi, cu Đức nhà tôi luôn luôn đòi hỏi: 3 giờ sáng khi cả nhà đang ngủ, Đức vùng dậy và kêu đói, ăn xong mì tôm lại

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

w