Kiến thức cha me cần biết - Phần 6 doc

5 282 0
Kiến thức cha me cần biết - Phần 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con quá nhõng nhẽo Suốt ngày đi làm không sao, về đến nhà chị Hạnh (Hà Nội) luôn phải nghe tiếng mè nheo, nũng nịu của cô con gái. Có hôm quá mệt mỏi, chị than vãn: ''Không biết phải dạy nó thế nào, có lúc bực quá phát cho nó mấy cái, nhưng sau đó lại thương, rồi chứng nào tật ấy ''. Đây là tình trạng chung của không ít ông bố, bà mẹ chỉ có một cục cưng. Trẻ hay làm nũng cha mẹ vì đó là biểu hiện của tình cảm, là hình thức giao lưu của con trẻ với người thân. Lúc đầu, vì quá yêu con mà nhiều phụ huynh nhân nhượng và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Họ sẵn sàng làm theo mọi ý thích của con vì nghĩ: "Con mình phải bằng bạn bè". Thực tế, những việc làm thái quá của cha mẹ vô tình biến con thành đứa con hư lúc nào không hay. Các nhà tâm lý giáo dục cho rằng, phụ huynh nên chiều con đúng cách và có điểm dừng. Trước hết, cần phân biệt được khi nào trẻ nũng nịu là hợp lý, khi nào không, từ đó có cách xử lý thích hợp. Hãy giáo dục để trẻ có ý thức ngay từ nhỏ, không bỏ mặc trẻ phát triển bột phát. Khi chúng nũng nịu không đúng lúc, đúng chỗ, cha mẹ phải phân tích để trẻ biết hành động đúng, sai mà có hướng sửa chữa. Với những trường hợp cố tình nhõng nhẽo, cha mẹ phải xử lý dứt khoát. Con thứ Con cả và con út thường có nhiều lý do để vui mừng vì vị trí của mình nhưng con thứ thì không. Đứa con giữa không phải là đứa lớn nhất và mạnh nhất, cũng không phải là cục cưng của mẹ, luôn được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Chúng luôn nghĩ bản thân chúng không có điểm gì đặc biệt và đôi khi chúng cảm thấy dường như chúng không hiện hữu trước mắt của người khác. Nhưng cảm giác thiếu thốn vì không tìm thấy vị trí thích hợp trong gia đình đôi khi lại trở thành lợi thế. Không giống như đứa con cả, đứa con được bố mẹ đặt nhiều hy vọng nhiều nhất thì đứa con giữa lại có khuynh hướng “nổi loạn”, không đi theo con đường bố mẹ vạch sẵn. Điều này đã được đề cập trong các quyển sách rất hay như To Rebel: Birth Order, Family Dynamics, and Creative Lives của tác giả Frank J. Sulloway. Theo tác giả: "Vị trí các đứa con trong nhà, đặc biệt là đứa con giữa là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới bánh xe lịch sử ngoài yếu tố khoa học và cuộc cách mạng xã hội. Tôi dám đánh cuộc rằng đứa con giữa chẳng hề nghĩ rằng chúng có ảnh hưởng hoặc quan trọng đối với gia đình." Một kết quả tất yếu khác do cảm thấy bị thất thế trong gia đình là người con giữa thường có quan hệ vượt xa khỏi gia đình. Chúng quen nhiều bạn bè, chơi với nhau rất tốt. Nhất là khi bước vào tuổi thanh thiếu niên, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi những người bạn này và làm cho mẹ lo lắng không ít. Quan hệ với cha mẹ Cha mẹ thường không kỳ vọng quá nhiều vào đứa con thứ bằng đứa con đầu lòng hoặc con út. Đây cũng không hẳn là điều xấu vì như vậy thì đứa trẻ này có nhiều tự do hơn để theo đuổi những gì chúng ấp ủ. Tuy nhiên, điểm tiêu cực là chúng luôn cảm thấy mình bị đối xử không khác gì người dưng ngay trong ngôi nhà của mình, cảm thấy thiếu tình thương và chăm sóc từ những người nó yêu thương nhất. Phân tích theo quan điểm của người làm cha làm mẹ, sự thật là họ đã trông chờ, lo lắng quá nhiều và ấp ủ cả hàng ngàn hình ảnh dễ thương của đứa con đầu lòng. Và rồi, đến đứa bé thứ hai thì họ không còn hồi hộp như lần trước, sự trong mong cũng giảm bớt. Xem phim lần thứ hai chắc hẳn sẽ không hứng thú như lần xem đầu. Đứa đầu luôn “chiến đấu” để giữ vững vị trí “top”, đứa con giữa thì cũng cố hết sức để giành sự chú ý của mọi người. Quan hệ với anh em ruột Người con giữa thường tự so sánh bản thân với người anh chị liền trước nó. Không những đối đầu, nó còn thích chọn hướng đi ngược lại. Nếu người con lớn là học sinh xuất sắc thì người con giữa lại trở thành nhạc sĩ hoặc vận động viên thể thao (Một số nghiên cứu cho thấy người con giữa thường thích chơi những môn thể thao nguy hiểm có lẽ là vì chúng đã quen với sự liều lĩnh và mạo hiểm). Bằng cách chọn lối đi riêng cho mình, không sợ bị người khác quấy rầy, người con giữa thích đứng ở ngoài vòng và được chăm sóc “từ xa” và giảm bớt được việc so sánh sự thua thiệt. Người con giữa rất khéo léo, chúng biết cách “đối thoại chứ không đối đầu” để đạt được những gì chúng muốn như đàm phán, hợp tác hoặc nhờ cha mẹ can thiệp. Do luôn sống với suy nghĩ mình là người thua thiệt trong cuộc sống gia đình, nó luôn cảm thông và thương xót những người bị hiếp đáp. Con cả và con út thích làm “cái rốn của vũ trụ” thì con thứ lại hòa nhã, thích quen biết mọi người. Là con giữa nên bé dễ dàng đứng trên nhiều phương diện để quan sát và học hỏi những tình huống quan hệ cá nhân. Bạn có thể làm gì? Cưng chiều con lớn nhất hoặc con nhỏ nhất không phải là cái tội nhưng đứa con giữa cũng xứng đáng được chăm sóc và yêu thương. Bạn có thể làm những điều sau để khuyến khích lòng tự trọng của đứa con giữa:  Nếu bạn đang rối rít khen ngợi đứa con lớn vì thành tích học tập của nó hoặc nựng nịu “cô công chúa Út”, lúc đó đứa con giữa sẽ nhìn thấy và tủi thân vì chẳng ai chú ý đến nó. Hãy dành ít thời gian để nhìn xung quanh và suy nghĩ bạn sẽ phản ứng ra sao khi bé luôn cố hết sức làm việc tốt, cái gì là khả năng nổi trội. Cũng hãy khen ngợi những việc làm tốt của bé.  Khuyến khích con trẻ cùng tìm ra giải pháp nếu chúng có bất đồng ý kiến mà không có sự can thiệp của bố mẹ. Nếu cha mẹ lúc nào cũng can thiệp và việc của bọn nhỏ, chúng sẽ cảm thấy chúng bất lực. Tuy nhiên, khi đứa con lớn ăn hiếp em nó thì sự xuất hiện của bạn rất cần thiết.  Tôn trọng quyết định của người con giữa khi nó không muốn làm theo những gì đã được sắp đặt sẵn cho nó. Đừng quá bám sát nó từng cm một như bạn đã từng làm với đứa con lớn. Cho bé biết nó có hể quyết định và đi con đường nó tự chọn.  Mặc dù bé tỏ ra không cần ai chăm sóc, không cần bố mẹ ở bên cạnh nhưng thỉnh thoảng bạn hãy dành cho bé một ít thời gian để bé hiểu rằng bạn không thiên vị. Đứa con giữa thường không bộc lộ những gì chúng cần hoặc thích mà lại thường chọn giải pháp im lặng và rút lui chứ không ầm ĩ như đứa con lớn. Vì vậy, phải dành thời gian để lắng nghe bé. . hợp. Hãy giáo dục để trẻ có ý thức ngay từ nhỏ, không bỏ mặc trẻ phát triển bột phát. Khi chúng nũng nịu không đúng lúc, đúng chỗ, cha mẹ phải phân tích để trẻ biết hành động đúng, sai mà có. như bạn đã từng làm với đứa con lớn. Cho bé biết nó có hể quyết định và đi con đường nó tự chọn.  Mặc dù bé tỏ ra không cần ai chăm sóc, không cần bố mẹ ở bên cạnh nhưng thỉnh thoảng bạn. chung của không ít ông bố, bà mẹ chỉ có một cục cưng. Trẻ hay làm nũng cha mẹ vì đó là biểu hiện của tình cảm, là hình thức giao lưu của con trẻ với người thân. Lúc đầu, vì quá yêu con mà nhiều

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan