1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiến thức cha me cần biết - Phần 4 pps

6 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 167,82 KB

Nội dung

DẠY DỖ CON BẠN NHƯ THẾ NÀO Vợ chồng phải thống nhất trong cách nuôi dạy con: Nếu bố hoặc mẹ vẫn một mực đứng về phía con, khăng khăng bênh vực con thì sự dạy dỗ sẽ không bao giờ đi đến thành công. Con bạn sẽ mãi mãi vẫn giữ nguyên thói lộng hành của một ông tướng bà tướng trong nhà. Chiều con là đúng, nhưng cần phải có giới hạn. Chiều con tùy từng cái, có những việc hết sức phi lý mà cả bố và mẹ đều không nên làm theo ý muốn của con trẻ. Chị H ở khu tập thể nói: "Mỗi khi tôi phản đối lại hoặc không làm theo ý của H, cu cậu đều lăn ra nhà và khóc vài tiếng đồng hồ". Không chỉ có thể cậu còn vứt hết tập sách ở mặt bàn của chị xuống nền. Những lúc như thế không có gì phải làm bạn đáng lo lắng. Cứ mặc kệ không cần phải dỗ dành, sau một vài lần bạn sẽ thấy dấu hiệu khả quan ngay. Cần tuyên bố rõ ràng trước mọi thành viên trong gia đình, hoặc bạn hoặc chồng bạn là người có quyền được đưa ra những quy định trong nhà như: giờ giấc ăn cơm, giờ giấc đi ngủ. Vô hình chung, con bạn dần dần sẽ phải nghe theo người có quyền trong nhà vì thấy rằng lời nói của mình không còn có trọng lượng nữa. Bạn nên nhớ rằng đây không phải là lúc mà bạn cấm con bạn một cách hoàn toàn. Với mỗi một sự cho phép nên kèm theo một điều kiện nào đó, ví dụ như: Mẹ đồng ý cho con xem vô tuyến nhưng con phải làm xong bài tập trên lớp trước. Có thể, trong một vài lần đầu con bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì điều kiện của bạn đề ra và từ chối sự cho phép của bạn. Lúc đó bạn đừng tỏ ra thương hại mà buông xuôi điều kiện hết sức cần thiết kia. Còn nếu khi con bạn không muốn dọn dẹp phòng ngủ, không cần phải dọa nạt nhiều, bạn hãy ra tịch thu ngay cuốn băng mà con bạn đang xem dở. Mỗi lần con bạn phản đối, bạn không cần phải tranh cãi với con nhiều lời mà nên nhắc lại cho nó thấy được những quy định bạn đã đề ra và bắt buộc con bạn phải tuân theo. Con khó dạy? “Mới 12 tháng tuổi mà thằng bé đã có biểu hiện cứng đầu. Ba mẹ nói gì cũng không nghe, chỉ thích làm theo ý mình. Không hiểu sao trẻ ở độ tuổi này lại thích đập phá đến thế. Cuốn sách ba nó mới mua về chưa đọc được chữ nào, nó cầm xé tanh banh. Mới sắm cái tivi màn hình phẳng để phòng khách, “anh ta” thích thú lấy ngay cái remote và thẳng tay… ném xuống đất. Những lần như thế tôi đều bực mình la lối và gõ nhẹ vô tay cậu con cưng mấy cái Nhưng lần sau lại tái diễn!” (Trích thư của chị Hằng - Q. Phú Nhuận, TPHCM) Rất nhiều phụ huynh trẻ đang nuôi con ở độ tuổi từ 12-36 tháng tuổi có cùng tâm tư giống chị Hằng. Thậm chí một phụ huynh ở Q. 1, TPHCM còn bi quan: “Mới nhỏ xíu con bé đã cứng đầu như thế, mai mốt lớn làm sao dạy được?” Giải thích vấn đề này, Th.S. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Trung Tâm Thông Tin Khoa Học Giáo Dục, Trường CĐ Sư Phạm Mẫu Giáo T.Ư. 3 - cho rằng: “Bắt đầu từ lúc một tuổi trở đi, trẻ đã tự nhận thức được bản thân và khám phá các mối quan hệ đối với những người xung quanh. Kỹ năng vận động cũng bắt đầu được hoàn thiện: trẻ đi được, chạy được, bập bẹ nói được Các bé như phát hiện “một chân trời mới” nên rất muốn khám phá, muốn đụng vào, gõ vào, đôi khi còn gặm thử, liếm thử… Nói chung, trẻ dùng tất cả các giác quan để “thử”. Vì thế mới có chuyện thích đập, phá, xé… xem nó như thế nào, nó ra sao. Nhất là những hành động ấy tạo ra tiếng kêu - điều này khiến trẻ càng thích thú. Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất phụ huynh nên từ tốn giải thích cho trẻ hiểu. Có thể đối với trẻ nhỏ, nghe bố mẹ nói 1-2 lần các bé không thể hiểu được nhưng 4-5 lần trẻ sẽ biết được ngay: cái remote phải để trên bàn, không được ném xuống đất. Nó bị vỡ sẽ không làm cho cái tivi “nói” được, không có hình người trong đó ”. Th.S. Thanh Thủy cũng lưu ý tình trạng “đói giao tiếp” xảy ra ở một số trẻ mầm non - nhất là các trường hợp phụ huynh quá bận rộn với công việc làm ăn. “Nếu người lớn đáp ứng được những nhu cầu tinh thần và tình cảm của trẻ, các bé sẽ cảm thấy thỏa mãn và yên ổn, vui vẻ chơi với đồ chơi của mình một cách ngoan ngoãn ” - Th.S. Thủy cho biết. Con một Nhiều lúc bạn chợt tự hỏi không biết cô con gái duy nhất mới ba tuổi của mình khi lớn lên có chịu nghe lời mẹ không. Liệu trẻ có sớm nhận thức và thích nghi với thế giới của người lớn hay không, vì hiện tại đối với gia đình hay đối với chúng bạn cùng tuổi, nó được xem là một “cô công chúa” Nhiều người thường có định kiến với những đứa bé con một, nhưng điều đó chẳng có thực tế một chút nào và nhiều khi còn là sai lầm. Những cuộc nghiên cứu tâm lý của trẻ em cho thấy khi so sánh một đứa trẻ là con một và một đứa trẻ có anh em thì: - Không hẳn con một thì dễ bị hư hỏng, thích được mọi người quan tâm chiều chuộng và thường hay đòi hỏi hơn những đứa trẻ khác. - Con một có khả năng trở thành người lãnh đạo năng lực và thường đưa ra những sáng kiến xuất sắc. - Con một không cảm thấy cô độc hoặc bất hạnh mặc dù khi ở nhà bé không có anh chị em để chơi cùng. - Con một thì vẫn sống vui vẻ và tự tin như những đứa trẻ khác. Dạy cho trẻ biết cách chia sẻ Có vài đứa trẻ thể hiện rõ nét của “ông vua con” nhưng đó không phải là kết quả hiển nhiên của việc không có anh chị em ruột thịt nào cả. Tránh cho trẻ có suy nghĩ trẻ là trung tâm của vũ trụ, tự cho mình cái quyền nói hỗn với người lớn và muốn gì được nấy, hãy khích lệ trẻ chia sẻ đồ chơi, quà bánh cho bạn bè trong trường, trong lớp hoặc bạn chung xóm. Nêu ra những lý do thích hợp và dễ hiểu để giải thích cho bé hiểu tại sao bé phải làm như vậy, ví dụ như nếu bé rủ bạn bè cùng chơi thì ai cũng có cơ hội để thưởng thức trò chơi đó và tất nhiên bé sẽ được bạn bè yêu mến hơn. Hoặc có thể dùng những mẫu chuyện để dạy bé. Khi thấy con gái của mình đang cãi nhau với một cậu bạn của nó về việc ai có quyền chơi một món đồ chơi nào đó, phản ứng bình thường của một người mẹ là cất luôn món đồ chơi đó và xem đây là một cách để trừng phạt trẻ. Tuy nhiên cách giải quyết này chỉ dạy cho trẻ biết cách cãi nhau làm sao đừng quá to tiếng để người lớn nghe thấy. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể hòa giải hai người bạn nhỏ bằng cách khuyên con bạn nhường cho người bạn chơi khoảng năm mười phút, trong lúc đó bé có thể chơi đồ chơi khác, và sau lại trao đổi cho nhau. Vậy là cả hai cùng được chơi món đồ chơi đó. Con bạn không thể chơi một cách hòa đồng với những đứa trẻ khác nếu bé không biết kiên nhẫn đợi đến lượt mình. Cách kiên nhẫn chờ đợi không tự nhiên sẵn có mà phải học và trước hết là học tại nhà. Đối với người lớn, kiên nhẫn chờ đợi một vài phút người ta có thể biết thêm một số thông tin. Bạn chỉ nên đưa bé phần bánh quy của nó khi mọi người lớn trong nhà đã có phần nếu chia bánh theo tuổi. Còn nếu chia theo vòng thì nên theo đúng thứ tự đó chứ không ưu tiên cho ai cả. Nên tạo tình huống để bé học được bài học kiên nhẫn chờ đợi, một bài học lớn trong cuộc sống hàng ngày. Tương tự như vậy, trẻ không thể chơi với bạn mà không theo luật của trò chơi. Có thể đứa con một của bạn sẽ gặp khó khăn hơn những đứa có đông anh chị em vì nó có ít dịp cùng chơi trò chơi với người khác. Cũng giống những năng khiếu xã hội khác, bạn có thể dạy cho bé khả năng tuân thủ theo luật tại nhà. Cùng trẻ chơi những trò chơi có yêu cầu tuân theo luật và giải thích cho bé hiểu tại sao ta phải tuân theo những quy định của trò chơi. Nếu bé học được điều này khi chơi với mẹ tại nhà thì nhất định bé sẽ biết cách chơi với bạn. . ngoãn ” - Th.S. Thủy cho biết. Con một Nhiều lúc bạn chợt tự hỏi không biết cô con gái duy nhất mới ba tuổi của mình khi lớn lên có chịu nghe lời mẹ không. Liệu trẻ có sớm nhận thức và thích. hiểu. Có thể đối với trẻ nhỏ, nghe bố mẹ nói 1-2 lần các bé không thể hiểu được nhưng 4- 5 lần trẻ sẽ biết được ngay: cái remote phải để trên bàn, không được ném xuống đất. Nó bị vỡ sẽ không. Th.S. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Trung Tâm Thông Tin Khoa Học Giáo Dục, Trường CĐ Sư Phạm Mẫu Giáo T.Ư. 3 - cho rằng: “Bắt đầu từ lúc một tuổi trở đi, trẻ đã tự nhận thức được bản thân và khám

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20