Cách dạy chữ cái hiệu quả Phần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3 tuổi và gần hết bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi. Điều này có nghĩa là các bậc phụ huynh có thể bắt tay vào việc dạy trẻ bảng chữ cái khi bé được 2 tuổi, nhưng khoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé có thể nhớ hết vào lúc đó. Hơn nữa, cách bé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các thẻ cứng viết chữ hoặc nghe băng mà nên dùng phương pháp hình ảnh từ những quyển sách dạy chữ cái có nhiều hình, nhiều màu sắc; lúc ấy trẻ sẽ thích thú chỉ trỏ những chữ cái mà chúng đã biết hoặc cũng có thể chỉ ra màu sắc, hình dạng, con thú, và các đồ vật trong quyển sách. Bước đầu tiên dạy trẻ bảng chữ cái là gây sự chú ý, làm cho trẻ thích thú với những câu chuyện kể. Khoảng 2-3 tuổi, trẻ thường “đọc” sách để tìm hiểu trong đó có chứa đựng những gì và sách báo được làm ra từ “chữ”. Có nhiều cách vừa học vừa chơi để dạy trẻ phân biệt từng chữ cái. Viết tên của trẻ vào xấp giấy học vẽ của chúng và vừa chỉ vừa đọc rõ to từng chữ cái. Dần dần bé sẽ hiểu rằng những ký tự riêng lẻ này khi đặt gần nhau thì sẽ tạo ra tên của nó. Ngoài ra, bạn còn có thể làm bảng tên của bé và treo ngoài cửa phòng, loại đồ chơi hoặc chơi trò xếp chữ tên của bé. Cùng chơi với bé trò chơi xếp chữ thông thường hoặc các chữ cái được làm bằng nam châm, bé có thể khám phá tính hút đẩy đồng thời còn có thể gắn xếp chữ cái lên cửa tủ lạnh. Một khi bé đã nhận được một chữ nào mới thì hãy chơi đố chữ: “Chữ nào bắt đầu bằng chữ ‘B’, ‘bò’, ‘bánh’, ‘bóng’…hoặc bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên bé “Tên con là Bình, bắt đầu bằng chữ B, con thử nghĩ ra một chữ nào cũng bắt đầu bằng B xem?” Nếu trẻ tỏ ra bị cuốn hút theo trò chơi này thì hãy tiếp tục giúp trẻ học thêm các chữ cái khác. Nhưng nếu trẻ nhỏ hơn 4 tuổi và chẳng có hứng thú gì đối với trò chơi của bạn thì cũng đừng nhồi nhét trẻ quá. Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng trẻ nhận biết chữ cái sớm thì sau này sẽ đọc tốt cả. Cám ơn và nhận lỗi với trẻ Ai đến nhà anh chị tôi lần đầu cũng tỏ ra rất ngạc nhiên vì lối sống bình đẳng và thái độ “lễ phép” của anh chị với con cái. Khách ngồi chơi, con gái lớn bưng nước ra mời thay cho cô giúp việc đang bận, anh tôi nhẹ nhàng: “Ừ, con để đấy, cảm ơn con!” Cháu chẳng những không ngượng ngùng mà còn nở nụ cười hết sức sung sướng. Nhưng có quen lâu mới biết việc cảm ơn con cái không phải là sự màu mè đột xuất mỗi khi có khách đến nhà, mà là một nếp sống trong gia đình anh chị tôi. Mỗi khi nhờ người khác giúp, dù người được nhờ nhỏ hơn hay lớn hơn mình, các thành viên cũng không quên nói tiếng cảm ơn. Mẹ về trễ, con gái cùng cô giúp việc nấu cơm thay mẹ, chị cảm ơn cả hai cô cháu (nhà có người giúp việc, nhưng chị vẫn tự tay nấu cơm). Một điều lạ là anh chị sẵn sàng nhận lỗi và xin lỗi con cái trước toàn thể các thành viên trong gia đình khi cần thiết. Có lần, do quá nóng nảy, người bố đã vô tình buột miệng gọi con bằng “mày” - điều cấm kỵ trong gia đình. Thấy con tròn mắt, ngỡ ngàng, anh liền hạ giọng: "Bố xin lỗi vì đã gọi con là “mày”. Lần sau bố không thế nữa. Vợ anh, trong một lần chuyện trò với bạn gái vô tình dèm pha mẹ chồng. Khi bạn mẹ về rồi, con trai chị “góp ý” với mẹ: “Mẹ nói vậy là không đúng”. Dù bị con nhắc nhở, chị vẫn xin lỗi con: “Ừ, lẽ ra mẹ không nên nói như thế”. Nhiều người dèm pha rằng anh chị quá “cải lương”, không cần thiết, người khác lại cho rằng cách làm của anh chị đã đặt con cái ngang hàng với mình, lâu dần chúng sẽ xem thường cha mẹ. Nhưng anh chị tôi lại có một cách giải thích khác, điều mà họ đúc kết được từ kinh nghiệm sống và tiếp xúc với nền giáo dục phương Tây trong nhiều năm đi du học. Trẻ em dù còn nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng, có nhu cầu được tôn trọng. Chúng sẽ rất vui sướng khi nhận được những lời cảm ơn từ những việc tốt đã làm, từ đó chúng sẽ hăng hái làm việc, thích giúp đỡ người khác hơn. Tiếng “cảm ơn” được ban tặng từ những người lớn trong gia đình khiến trẻ em nghĩ mình đã là người lớn, sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân, với công việc. Ngược lại, nếu cha mẹ và những người lớn hơn trong gia đình khi làm sai mà biết nhận lỗi thì sẽ làm gương cho chúng trong việc dũng cảm nhìn vào sự thật, nhận ra cái sai của mình. Cách cư xử như thế mới giúp trẻ phát triển hoàn thiện, nhanh nhẹn, tự tin, không bị ức chế vì bị áp đặt bởi quan điểm của người lớn. Cảm ơn và xin lỗi đúng thời điểm là cả một nghệ thuật trong việc dạy con. Chỉ nên cảm ơn trẻ khi ta nhờ chúng giúp những chuyện không phải là bổn phận của chúng. Riêng các việc vệ sinh cá nhân, góc học tập là trách nhiệm của trẻ, khi trẻ làm gọn gàng, sạch sẽ, chỉ nên khen tặng chứ không cảm ơn, vì đó là công việc của chúng. Cũng vậy, nếu thực sự người lớn có sai thì mới nên xin lỗi. Nhiều bà mẹ trẻ khi thấy con chạy nhảy thiếu cẩn thận, vấp té, khóc nhè, nằm sóng xoài không chịu dậy thì lại tới xin lỗi con, rồi đổ lỗi tại mình không cẩn thận, tại đất đá làm con té Điều đó không nên chút nào vì việc xảy ra là do trẻ bất cẩn, nên giải thích cho con hiểu, hướng dẫn để lần sau trẻ tránh được. Nếu cứ xin lỗi một cách xuề xòa như vậy sẽ tập cho trẻ tính ỷ lại, hay đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không dũng cảm nhìn vào sự thật, lỗi lầm của chính mình. Thế nên, cảm ơn hay xin lỗi con cũng là một việc cần làm theo đúng trách nhiệm và bổn phận của người lớn. Cần chú ý đến khẩu vị Chuối là loại quả giàu khoáng chất và vitamin nên nhiều bà mẹ hay cho trẻ ăn chuối. Vì thường xuyên ăn chuối nên cháu không thích. Thế là xảy ra ép ăn. Vừa ăn khỏi miệng cháu nôn ộc ra, từ đấy cháu sợ không bao giờ ăn chuối nữa. Một cháu bé, rất "lười" ăn hoa quả. Hỏi kỹ thì ra cháu chỉ "lười" ăn chuối thôi còn vẫn thích ăn quả "vớ vẩn" (theo ý , người mẹ), ổi, táo, nhót, dâu da, mà mẹ cháu cho là chẳng có chất lượng mấy. Có người còn than phiền cháu bé không thích ăn ngọt, pha sữa (từ hộp sữa đặc có đường) dành cho cháu mà cháu không thích uống. Thế sao không pha nhạt? Câu trả lời cúa bà mẹ trẻ là: Pha nhạt thì sữa ít không bồi dưỡng được mấy. Xét ra còn rất nhiều trường hợp các cháu chán ăn mà nguyên nhân ở ngay cách cho ăn. Thí dụ cho các cháu ăn không ra bữa hay chiều ý trẻ ăn vặt. Gần tới bữa cơm các cháu lại ăn kẹo, bánh ngọt, tới bữa ăn ngang dạ không ăn được nhiều, cho ăn đơn điệu mãi một thứ v.v Phải loại trừ hết các nguyên nhân trên rồi hãy nghĩ đến vấn đề bệnh tật. Chúng ta nên hiểu rằng: khi ăn uống có thích thú thì tiêu hóa hấp thụ mới tốt. Liệu người lớn chúng ta khi ngán ăn mà bị người khác cưỡng bức phải ăn thì sẽ tính sao? Vậy đừng coi thường các cháu mà phải chú ý đến khẩu vị của nó. Các bà mẹ khôn ngoan thường có nghệ thuật nuôi con bao hàm cả cách cho ăn. Hãy động viên các cháu ăn (xin nhắc là không ép buộc) và bằng nhiều cách kích thích sự thèm ăn kể cả vấn đề tâm lý. Cho ăn hợp khẩu vị: bớt ngọt, bớt mặn, bớt béo Nếu như các cháu không thích. Không cho ăn vặt gần sát bữa ăn chính. . Cách dạy chữ cái hiệu quả Phần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3 tuổi và gần hết bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi. Điều này có nghĩa là các bậc. cái trước toàn thể các thành viên trong gia đình khi cần thiết. Có lần, do quá nóng nảy, người bố đã vô tình buột miệng gọi con bằng “mày” - điều cấm kỵ trong gia đình. Thấy con tròn mắt, ngỡ. rằng anh chị quá “cải lương”, không cần thiết, người khác lại cho rằng cách làm của anh chị đã đặt con cái ngang hàng với mình, lâu dần chúng sẽ xem thường cha mẹ. Nhưng anh chị tôi lại có một