Ăndặmvàtấtcảnhững
gì bạncầnbiết–Phần
cuối
Trong những tháng đầu đời, toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của con bạn
đều được sữa mẹ hoặc sữa bình đáp ứng đầy đủ. Khi bé lớn dần lên,
nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng trở nên phức tạp. Đối với rất nhiều bà
mẹ, thời kỳ cai sữa này khiến họ hết sức mệt mỏi và lúng túng, nhưng
với kiến thức đúng đắn và một chút kiên trì, mọi chuyện sẽ xuôi chèo
mát mái cả.
Tôi nên cho con ăn bao nhiêu thì đủ?
Những cữ bột đầu tiên, có thể bé chỉ ăn được 1-2 muỗng mà thôi – Ảnh:
Inmagine
Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu cho con ăn hai bữa một ngày, sau đó
tiến dần lên ba bữa một ngày sau vài tuần. Hãy nhớ rằng ban đầu con bạn chỉ
có thể ăn một hay hai muỗng cà phê một lần thôi. Trong những tuần tiếp
theo, khi bé bắt đầu quen với chế độ dinh dưỡng mới và đã chịu ăncả ba loại
thức ăn: ngũ cốc, rau củ và trái cây, hãy tăng dần độ đặc và lượng thức ăn
lên nửa cốc mỗi bữa.
Hãy để con bạn quyết định lượng thức ăn bé ăn mỗi bữa – nếu bé không chịu
ăn hay quay đầu đi chỗ khác, hãy ngừng đút và thử lại vào lúc khác. Nếu bé
tỏ ra không thích một loại thức ăn nào đó, hãy dẹp nó đi và cho bé ăn lại sau
vài ngày. Các nghiên cứu cho thấy rằng, phải sau từ 15 đến 20 lần nếm thử
thì trẻ mới chịu chấp nhận một loại thức ăn mới.
Tôi sẽ cho con ăngì tiếp theo?
Từ 8-9 tháng tuổi, bé con đã có thể tự ăn được rồi! – Ảnh: Gettyimages
Khi con bạn đã quen với thực đơn mới bao gồm ngũ cốc và rau quả, bạn có
thể bắt đầu thử các mùi vị và dạng thức khác. Khi trẻ khoảng 7 tháng tuổi,
bạn có thể bắt đầu cho con ăn thức ăn với hình thức đa dạng hơn. Điều này
có nghĩa là bột dặm của bé sẽ thô hơn. Bạn cũng có thể cho thêm sữa chua,
phô-mai và lòng đỏ trứng vào thực đơn ở độ tuổi này.
Khoảng 8, 9 tháng tuổi, bạn có thể tập cho con ăn thức ăn bốc –những
miếng đồ ăn vừa miệng mà bé có thể tự ăn dưới sự giám sát của bạn, ví dụ
như cà rốt nấu xắt que, những miếng dưa leo hay phômai, bánh mì nướng
xắt que, v.v… Bạn cũng có thể cho con ăn thịt nạc và thức ăn tổng hợp, ví
dụ như mì/nui với thịt bằm.
Đến lúc 1 tuổi, bé đã có thể ăn thức ăn giống với mọi người trong gia đình
nếu như chế độ ăn uống của bé cân bằng, và thức ăn được xắt hay bằm nhỏ.
Bạn nên cho con ăn lượng thức ăn mỗi bữa tương đương mỗi món 1 muỗng
canh cho mỗi năm tuổi của bé. Ví dụ như, nếu con bạn 2 tuổi và bữa tối bao
gồm thịt gà, cơm, bông cải vàcà rốt, hãy cho con ăn 2 muỗng canh mỗi
món. Bé sẽ đòi thêm nếu chưa no. Nếu bạn bắt con ăn nhiều quá, trẻ sẽ ngán
và có thể không chịu ăngì hết.
Những thức ăn nên tránh
Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ miễn dịch của bé nhầm lẫn rằng chất mà bé ăn
vào có hại, thế là cơ thể sản sinh ra kháng thể để ngăn ngừa mọi tiếp xúc với
món đó về sau. Những triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ có thể bao gồm tiêu
chảy, nổi mề đay, ói mửa, tiêu ra máu, chảy nước mũi, thở khò khè hay đỏ
mắt, chảy nước mắt.
Hãy lưu ý những điểm sau để tránh dị ứng thức ăn cho con:
Cho con làm quen mỗi lần một loại thức ăn mới trong khoảng thời
gian 5 ngày. Điều này sẽ cho bạn thời gian để nhận ra bất cứ phản ứng tiêu
cực nào. Cho con bú hoàn toàn sữa mẹ cho đến ít nhất 4 tháng tuổi cũng có
thể giảm thiểu nguy cơ con bạn bị suyễn, nổi mề đay và dị ứng thức ăn.
Nên tránh tôm cua, cá, lòng trắng trứng và các loại hạt trong thực đơn ăn
dặm của bé - Ảnh: Gettyimages
Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng hay bệnh coeliac (một loại dị ứng
đường ruột đối với chất gluten trong thức ăn), thì nên tránh làm quen với
một số loại thức ăn trong khoảng thời gian nhất định: Tránh cho bé ăn thức
ăn có chứa gluten (lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch) cho đến khi 7
tháng tuổi, vì cho ăn chất gluten sớm được cho là có liên quan đến bệnh
coeliac. Không cho con uống sữa bò vàăn lòng trắng trứng cho đến khi đủ 1
tuổi, và cũng tránh xa cả các loại hạt, tôm cua và cá.
Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong và sirô bắp vì hệ miễn dịch
của chúng chưa phát triển để chống lại được chứng ngộ độc bào tử. Đây là
một loại bệnh gây tê liệt gây ra bởi thức ăn nhiễm khuẩn.
Đừng bao giờ cho muối hay đường vào trong thức ăn của bé, thay vì
vậy hãy tạo mùi vị cho thức ăn bằng các loại rau thơm (khi bé lớn hơn) vì
chúng chứa đầy các khoáng chất cho cơ thể đang phát triển của trẻ.
Tất cảnhữnggìbạncần để cho con ăndặm là một chút lòng kiên trì và kiến
thức. Hãy nhớ động viên con tự ănvà cố đừng lo lắng về những rắc rối, bừa
bộn mà giai đoạn này mang lại; bé càng hứng thú với đồ ăn bao nhiêu càng
tốt bấy nhiêu, ngay cả khi điều đó khiến bạn phải chùi rửa bí đỏ dính trên
tường hay dùng lược chải ngũ cốc ra khỏi tóc bé. Luôn luôn giám sát khi con
ăn và động viên bé khám phá những thức ăn mới.
. Ăn dặm và tất cả những gì bạn cần biết – Phần cuối Trong những tháng đầu đời, toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của con bạn đều được sữa mẹ hoặc sữa bình đáp. gà, cơm, bông cải và cà rốt, hãy cho con ăn 2 muỗng canh mỗi món. Bé sẽ đòi thêm nếu chưa no. Nếu bạn bắt con ăn nhiều quá, trẻ sẽ ngán và có thể không chịu ăn gì hết. Những thức ăn nên tránh. Khoảng 8, 9 tháng tuổi, bạn có thể tập cho con ăn thức ăn bốc – những miếng đồ ăn vừa miệng mà bé có thể tự ăn dưới sự giám sát của bạn, ví dụ như cà rốt nấu xắt que, những miếng dưa leo hay