1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao trinh pho cap tin hoc. sau + rong + de hieu

58 430 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PHỔ CẬP TIN HỌC – NỐI MẠNG TRI THỨC CHO THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM (Tài liệu dùng cho Giảng viên của Dự án thí điểm Phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh thiếu niên Việt Nam) NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN Chỉ đạo biên soạn: - Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án. - Đồng chí Trần Quốc Huy, Phó Chủ tịch thường trực ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. - Đồng chí Phạm Tấn Công, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Hội đồng biên soạn: - Đồng chí Lò Quang Tú, Phó trưởng Ban Mặt trận Thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Ban quản lý Dự án – Chủ tịch Hội đồng. - Đồng chí Vũ Duy Phong, Giám đốc Trung tâm tin học PT, Viện Công Nghệ Thông Tin, ĐHQG Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội đồng. - Đồng chí Lê Thị Sen, Phó Giám đốc Trung tâm tin học PT, Viện Công Nghệ Thông Tin, ĐHQG Hà Nội – thành viên Hội đồng. - Đồng chí Trần Minh Huyền, cán bộ Văn phòng Trung ương Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, thành viên Ban quản lý Dự án - thành viên Hội đồng. - Đồng chí Đỗ Văn Dũng, cán bộ Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam - thành viên Hội đồng. Hội đồng phản biện: - Phó Giáo sư.Tiến sĩ Phạm Văn Ất – Chủ tịch Hội đồng. - Đồng chí Phạm Hồng Quân, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin – Bộ Bưu chính viễn thông, thành viên Ban chỉ đạo dự án. - Đồng chí Nguyễn Đình Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh, sinh viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành viên Ban chỉ đạo dự án. - Đồng chí Trần Công Yên, Phó Giám đốc Trung tâm tin học – Bộ Khoa học Công nghệ, thành viên Ban chỉ đạo dự án. - Đồng chí Trịnh Đức Huy, Giám đốc Trung tâm tin học – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành viên Ban chỉ đạo dự án. - Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng Ban Thanh niên Trường học, Phó Chủ tịch thường trực Hội Sinh viên Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo dự án. 2 PHÂN BỔ BÀI GIẢNG Ngày Tiết Nội dung bài giảng Ghi chú 1 Tiết 1 Các khái niệm cơ bản về máy tính − Nắm bắt được một số khái niệm về phần cứng, phần mềm, thư mục, tệp tin − Phân loại được các loại máy tính − Hiểu được các thiết bị phần cứng cần thiết để một máy tính có thể hoạt động được − Đơn vị cơ bản của bộ nhớ dữ liệu Lý thuyết Tiết 2 Giới thiệu hệ điều hành windows − Khởi động một máy tính − Hiểu về màn hình nền windows (Desktop) − Khởi động một chương trình − Di chuyển, đóng cửa sổ − Chuyển đổi giữa các chương trình làm việc − Tắt máy tính − Khởi động lại máy tính Lý thuyết Tiết 3 Thực hành − Luyện chuột qua trò chơi − Khởi động máy tính − Khởi động các chương trình Thực hành Tiết 4 Thao tác với thư mục và tệp tin − Tạo thư mục − Sao chép thư mục và tệp tin − Di chuyển thư mục và tệp tin − Đổi tên thư mục và tệp tin − Xoá thư mục và tệp tin − Khôi phục thư mục và tệp tin đã xoá − Hướng dẫn gõ Tiếng Việt và giới thiệu bàn phím. Lý thuyết 2 Tiết 5 Thực hành với thư mục và tệp tin − Tạo cây thư mục − Luyện các thao tác với thư mục và tệp Thực hành Tiết 6 3 tin − Luyện gõ Tiếng Việt Tiết 7 Giới thiệu tổng quan về Internet Lý thuyết Tiết 8 − Thực hành truy cập một số địa chỉ Web có trong chuyên mục giải trí. − Thực hành lưu địa chỉ Web − Thực hành mở lại địa chỉ Web đã lưu Thực hành 3 Tiết 9 Giới thiệu thư điện tử Hướng dẫn Chat trong Yahoo Lý thuyết Tiết 10 Thực hành phần thư điện tử − Tạo hộp thư − Gửi, nhận thư − Thêm các địa chỉ thư vào danh sách chat − Thực hành Chat. Thực hành Tiết 11 Tiết 12 Tải các chương trình, tài liệu về máy tính Lý thuyết + Thực hành 4 Tiết 13 Tìm kiếm thông tin trên Internet − Thực hiện việc tìm kiếm Website “Võ lâm truyền kỳ” − Tải chương trình đã tìm được về máy tính Lý thuyết + Thực hành Tiết 14 Nối mạng tri thức - Giới thiệu Cổng tri thức Thánh Gióng Lý thuyết Tiết 15 Thực hành − Đăng ký thành viên − Tạo Blog − Tham gia vào các diễn đàn Thực hành Tiết 16 Nối mạng tri thức - Giới thiệu một số Website phục vụ bà con nông dân − Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn − Bộ Thuỷ sản − Cổng Thông tin Khoa học và Công nghệ (http://www.vista.gov.vn) Lý thuyết + Thực hành 5 Tiết 17 Giới thiệu màn hình soạn thảo MS Word − Các thao tác định dạng cơ bản: − Căn lề, chọn Font, giãn đoạn, giãn dòng Lý thuyết 4 Tiết 18 Thực hành bài tập số 1 phần soạn thảo Thực hành Tiết 19 Tiết 20 Thiết lập Tab Thực hành bài tập số 2 Lý thuyết + Thực hành 6 Tiết 21 Chèn ký tự đặc biệt, sao chép, di chuyển văn bản Lý thuyết Tiết 22 Thực hành bài tập số 3 Thực hành Tiết 23 Tạo bảng biểu + In ấn Lý thuyết Tiết 24 Thực hành tạo bảng biểu Thực hành bài tập số 4 Thực hành 5 PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH Mô tả: Giới thiệu cho học viên có được một cái nhìn chung về một máy tính cá nhân, bao gồm: Các khái niệm phần cứng, phần mềm, giới thiệu các thiết bị máy tính, giới thiệu hệ điều hành windows, một số thao tác với tệp tin và thư mục. Thời lượng: 6 tiết (3 tiết lý thuyết + 3 tiết thực hành) Mục đích học tập : Giới thiệu cho học viên hiểu rõ về các vấn đề như:  Nắm bắt được một số khái niệm về phần cứng, phần mềm, thư mục, tệp tin  Phân loại được các loại máy tính  Hiểu được các thiết bị phần cứng cần thiết để một máy tính có thể hoạt động được  Đơn vị cơ bản của bộ nhớ dữ liệu  Hệ điều hành windows  Một số thao tác với thư mục và file 6 Bài 01 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH  HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT: 1 tiết Sau khi hoàn thành bài học, học viên có thể:  Nắm bắt được một số khái niệm về phần cứng, phần mềm  Phân loại các loại máy tính  Hiểu được các thiết bị phần cứng cần thiết để một máy tính có thể hoạt động được  Đơn vị cơ bản của bộ nhớ dữ liệu. Khái niệm về phần cứng, phần mềm - Phân biệt rõ cho học viên phần mềm hệ thống (Hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng. Phần cứng là gì? - Phần cứng có thể hiểu là những thiết bị máy tính có thể thấy và sờ mó được. Như ổ cứng, bộ xử lý trung tâm (CPU), chuột, bàn phím, Phần mềm là gì? - Phần mềm là các chương trình điều khiển và phối hợp hoạt động của phần cứng máy tính để thực hiện tiến trình xử lý dữ liệu. Có hai loại phần mềm: Phần mềm hệ thống (Hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng. Hệ điều hành làm gì? - Nó là môi trường trung gian giữa phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng giúp con người thực hiện được một công việc nào đó trong thực tế. - Các hệ điều hành của máy tính phải được cài đặt trên mọi máy tính trước khi cài đặt các chương trình ứng dụng. Phân biệt các loại hệ điều hành? - Hệ điều hành đơn nhiệm: Là hệ điều hành chỉ thực hiện được một nhiệm vụ trong một thời điểm (HĐH MS-DOS) - Hệ điều hành đa nhiệm: Là hệ điều hành có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, chương trình trong cùng một thời điểm. Các phiên bản của HĐH Windows hiện nay thường sử dụng bao gồm: Windows 95, Windows98, Windows2000, WindowsXP - Hệ điều hành mạng là hệ điều hành thường cài trên máy chủ có khả năng tạo ra CSDL để quản trị máy khác. 7 Các hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay bao gồm: Microsoft Windows: Windows NT 3.51, NT 4.0, 2000, XP,2003 và .NET. Novell NetWare: NetWare3.12, IntraNetWare 4.11, NetWare 5.0 và 5.1. Linux: Red Hat, Caldera, SuSE, Debian, và Slackware. UNIX: HP-UX, Sun Solaris, BSD, SCO, và AIX. Phần mềm ứng dụng làm gì? - Máy tính không chỉ cần hệ điều hành, các tệp tin, thư mục hay ổ đĩa. Các chương trình ứng dụng được thiết kế nhằm trợ giúp con người thực hiện một loại công việc nhất định. - Khi muốn dùng máy tính đề viết, vẽ, chơi trò chơi, học ngôn ngữ khác, thiết kế nhà cửa, hay thực hiện bất cứ cái gì từ tính toán cho tới hoá học bạn cần sử dụng các chương trình ứng dụng tương ứng. - Một số phần mềm ứng dụng tiêu biểu: + MS Word, chương trình xử lý văn bản dùng để soạn thảo các công văn, báo cáo, hợp đồng + MS Excel, chương trình bảng tính có khả năng tính toán, sắp xếp, phân tích dữ liệu và lập sơ đồ báo cáo. Nó là công cụ điện tử tương đương sổ kế toán. + MS Access, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chúng giúp tổ chức và theo dõi bất kỳ thông tin liên quan mà bạn muốn tổ chức sắp xếp và có khả năng cập nhật bất kỳ khi nào bạn muốn. Chẳng hạn, Chính phủ dựa trên cơ sở dữ liệu để theo dõi thông tin về thuế, an ninh xã hội, các thành tựu phát triển kinh tế xã hội. Ở quy mô nhỏ hơn là các công ty sử dụng cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin về nhân viên, kho tàng, hàng hoá, bệnh nhân + Và máy tính có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, do vậy mà những chương trình ứng dụng cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Phân loại các loại máy tính Máy tính là gì? - Máy tính là cỗ máy được cấu thành từ hàng triệu thiết bị điện tử có khả năng lưu trữ hay chuyển dữ liệu với tốc độ rất lớn qua các mạch phức tạp có chức năng khác nhau. - Máy tính không bị giới hạn ở loại công việc mà nó có thể được thực hiện; khả năng của máy chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của người sử dụng. Các khả năng và hạn chế của máy tính 8 - Như mọi loại máy móc, máy tính cần được chỉ đạo và điều khiển để thực hiện công việc thành công. Ngay cả máy tính vi phức tạp nhất, cho dù có nhiều khả năng đến đâu đi chăng nữa, cũng phải được nạp chỉ thị thì mới biết việc cần làm. - Trước hết ta phải nhận thức rằng máy tính có khả năng thực hiện các hoạt động trùng lặp. Máy tính thực hiện những hoạt động tương tự hàng ngàn lần không biết chán, mỏi mệt và thậm chí không hề bất cẩn. - Thứ hai, máy tính có thể xử lý thông tin với mức độ cực nhanh. Ví dụ: Máy tính hiện đại có thể giải các cấp toán số học nhanh hơn hàng triệu lần so với một nhà toán học thiên tài. - Thứ ba, máy tính có thể được lập chương trình để tính toán trả lời với bất kỳ mức chính xác nào do lập trình viên quy định. Vì máy tính là thiết bị nhân tạo nên đôi khi chúng vẫn bị trục trặc hay hỏng hóc và cần được sửa chữa. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, máy tính sai là do lỗi con người chứ hoàn toàn không phải do máy. - Thứ tư, máy tính đa năng có thể được lập chương trình để giải nhiều dạng bài toán khác nhau do tính linh hoạt của chúng. - Cuối cùng, máy tính không giống như con người, nó không có trực giác. Một người có thể bất chợt tìm ra lời giải cho một vấn đề mà không cần tính toán quá nhiều chi tiết, trong khi máy tính chỉ có thể tiến hành theo các chỉ thị đã được lập trình. Các loại máy tính Máy tính lớn - Dung lượng: Các máy tính rất mạnh thường được kết nối với rất nhiều máy tính độc lập qua một mạng. - Tốc độ: Nhanh hơn máy tính cá nhân rất nhiều được sử dụng để xử lý số lượng dữ liệu lớn. - Giá thành: Rất đắt. - Đối tượng sử dụng: Chỉ được sử dụng bởi các công ty lớn như ngân hàng, bảo hiểm … Máy tính cá nhân - Dung lượng: Phụ thuộc vào Ổ đĩa cứng kết hợp với bộ nhớ RAM - Tốc độ: Thường được đo bằng GHz. Phụ thuộc vào CPU và RAM. - Giá thành: Ngày càng rẻ. - Đối tượng sử dụng: Sử dụng trong gia đình, giáo dục, y tế … Laptop, máy tính cầm tay kỹ thuật số 9 - Dung lượng: Phụ thuộc vào Ổ đĩa cứng lớn kết hợp với một bộ nhớ RAM – thường không mạnh bằng PC do giá thành đắt. - Tốc độ: Thường được đo bằng GHz - thường không mạnh bằng PC do giá thành đắt. Phụ thuộc vào CPU và RAM. - Giá thành: Các thiết bị cần gọn nhẹ để tiện mang đi lại, vì vậy khi so sánh với máy tính cá nhân mạnh như nhau thì máy xách tay đắt hơn. - Đối tượng sử dụng: Dùng cho những nhà kinh doanh và trong giáo dục. Nhìn chung là những người thường xuyên không làm việc tại một nơi cố định. Các thiết bị của một máy tính - Máy tính cần có thiết bị nhập, xuất và lưu trữ bên ngoài giống như con người cần có các giác quan và các phương tiện ghi chép sự kiện như giấy, bảng, - Thiết bị nhập thông dụng gồm có bàn phím, chuột máy tính. Các thiết bị nhập chuyên dụng có máy quét ảnh (scanner), máy ảnh số, Máy quét ảnh kết hợp với các phần mềm nhận dạng chữ viết cho phép đưa nội dung các trang báo, mẫu giấy viết tay được đưa vào máy tính nhanh hơn, với độ chính xác khá cao và căn bản là giảm bớt công sức nhập lại bằng tay. Máy ảnh số cho phép ghi hình ảnh theo khuôn dạng chuẩn có thể đưa vào máy tính để xử lý ngay như gửi qua mạng Internet, chỉnh sửa màu sắc, tạo hình mỹ thuật. - Thiết bị xuất chủ yếu bao gồm: + Màn hình: Máy tính cần có màn hình (monitor) để hiển thị các kết quả đã xử lý. Độ lớn của màn hình được đo bằng Inch (14”, 15”, 17”,…Ngoài các 10 BỘ XỬ LÝ(CPU) + Bộ điều khiển (CU) + Bộ tính toán số học và logic (ALU) THIẾT BỊ NHẬP: bàn phím, con chuột, máy quét ảnh, ROM - bộ nhớ chỉ đọc RAM - bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên THIẾT BỊ LƯU TRỮ TRONG THIẾT BỊ XUẤT: màn hình, máy in, máy vẽ, USB Flash Disk ổ đĩa mềm + đĩa mềm ổ đĩa cứng ổ đĩa quang (CDROM) + đĩa quang THIẾT BỊ LƯU TRỮ NGOÀI dữ liệudữ liệu [...]... thư mục và tệp tin (1 tiết) Khái niệm tệp tin, thư mục - Tệp tin là một tập hợp của thông tin được đặt tên, là phần tài nguyên quan trọng nhất được dùng trong máy tính Mọi tài liệu, tranh ảnh, hay âm thanh trong máy tính đều là tệp tin Một chương trình ứng dụng thực tế là tập hợp nhiều tệp tin Mọi tệp tin đều có tên gồm 2 phần - phần tên và phần mở rộng phân cách bởi dấu chấm Kiểu của tệp tin hay chương... tượng→ Chọn Cut + Hoặc ấn Ctrl+X + Hoặc chọn Edit → Cut - Chọn ổ đĩa hoặc thư mục cần di chuyển tới + Bấm phải chuột → chọn Paste + Hoặc ấn Ctrl+V + Hoặc chọn Edit → Paste Lưu ý: Có thể di chuyển nhanh bằng cách đưa trỏ chuột vào đối tượng cần di chuyển sau đó giữ phím trái chuột rồi kéo sang ổ đĩa hoặc thư mục đích Xoá tệp tin và thư mục - Bấm phím phải chuột vào đối tượng cần xoá Chọn Delete → Chọn... - Bấm phím phải chuột vào đối tượng → chọn Copy + Hoặc ấn Ctrl+C + Hoặc chọn Edit → Copy - Chọn ổ đĩa hoặc thư mục cần sao chép tới + Bấm phải chuột → Chọn Paste + Hoặc ấn Ctrl+V Lưu ý: Có thể sao chép nhanh bằng cách đưa trỏ chuột vào đối tượng cần sao chép sau đó giữ phím trái chuột, kết hợp giữ Ctrl rồi kéo sang ổ đĩa hoặc thư mục đích Di chuyển tệp tin và thư mục Có nghĩa là chuyển chúng từ vị trí... toán trong máy tính CPU là một bộ phận quan trọng nhất trong máy tính, quy định tốc độ của máy tính Tốc độ CPU càng cao thì máy tính xử lý dữ liệu càng nhanh Thiết bị lưu trữ trong (bộ nhớ trong) bao gồm: + ROM: Bộ nhớ chỉ đọc, là một loại chíp nhớ đặc biệt được thiết lập từ khi sản xuất máy, nó lưu trữ các phần mềm có thể đọc nhưng không thể viết lên được Thông tin không bị mất khi tắt máy + RAM:... Thánh Gióng Chọn mục Đăng ký thành viên Màn hình sau xuất hiện Kích chuột tích vào ô vuông xác nhận TT Sau khi đã xác nhận đã đọc kỹ thông tin thì chọn mục ĐĂNG KÝ, và cửa sổ sau xuất hiện: Đảm bảo tính bảo mật, mật khẩu sau khi gõ chỉ hiển thị dấu chấm tròn Những ô có đánh dấu sao là bắt buộc phải nhập thông tin Những ô không bắt buộc phải nhập thông tin 36 ... được và bản thân các thông tin trên Internet cũng thật khó mà kiểm chứng) Nếu không thành thạo, bạn rất dễ bị lạc lối và chìm ngập trong một mớ thông tin vô cùng hỗn độn và muôn hình muôn vẻ ấy Để định hướng và tìm kiếm thông tin, người ta đã tạo nên một số máy chủ “tìm kiếm” còn gọi là Searching Engines Các Engine này sẽ giúp bạn “sục sạo” trong Internet và tìm những thông tin mà bạn cần Việc tìm kiếm... đặc trưng bởi phần mở rộng của tệp tin - Để quản lý mọi tệp tin chúng ta cần nhóm các tệp tin lại một cách hợp lý và tạo ra một nơi để cất giữ các tệp tin liên quan đó là thư mục Tóm lại thư mục được xem như các ngăn tủ trong một toà nhà là máy tính Mỗi ngăn tủ sẽ chứa một loại đồ nào đó (ngăn tủ bỏ quần áo, ngăn tủ để sách vở, ngăn tủ để bát ) - Tên của thư mục và tệp tin có thể là bất kỳ tổ hợp nào... trang chủ Internet Explorer như trang Web đầy đủ, hãy làm điều sau đây: − Khởi động Internet Explorer − Gõ địa chỉ trang Web bạn cần lưu trên thanh Address, và nhấn Enter − Trên thực đơn File, nhấp Save As Hộp thoại Save Web Page xuất hiện − Nhấn mũi tên thả xuống trong hộp Save In, và chọn Desktop − Trong hộp văn bản File Name, chọn tên cho tập tin hiện thời (nhấn HaNoi) − Tài liệu bạn đang lưu giữ sẽ... các địa chỉ Email của các bạn trong lớp vào danh sách Chat, sau đó thực hành Chat với các bạn trong lớp 30 Bài 03 DOWNLOAD - TẢI CÁC CHƯƠNG TRÌNH  HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT: 0.5 tiết Sau khi hoàn thành bài học, học viên có thể:  Tìm và tải được một số trò chơi, phần mềm ứng dụng, một số tài nguyên từ Internet về máy tính của mình để sử dụng Một số trang Web có những thông tin miễn phí, cho phép bạn tải... khoản của người sử dụng tại ngân hàng 31 Bài 04 TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET  HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT: 0.5 tiết Sau khi hoàn thành bài học, học viên có thể:  Tìm được bất cứ thông tin gì bạn muốn mặc dù bạn là người không biết hết tất cả các địa chỉ Web Tìm kiếm thông tin trên Internet - - - Internet có thể được xem như là một kho thông tin khổng lồ, chứa đựng hầu như là toàn bộ kiến thức của nhân . chuột vào đối tượng→ Chọn Cut + Hoặc ấn Ctrl+X + Hoặc chọn Edit → Cut - Chọn ổ đĩa hoặc thư mục cần di chuyển tới + Bấm phải chuột → chọn Paste + Hoặc ấn Ctrl+V + Hoặc chọn Edit → Paste Lưu ý:. chuột vào đối tượng → chọn Copy + Hoặc ấn Ctrl+C + Hoặc chọn Edit → Copy - Chọn ổ đĩa hoặc thư mục cần sao chép tới + Bấm phải chuột → Chọn Paste + Hoặc ấn Ctrl+V Lưu ý: Có thể sao chép nhanh. thư mục và tệp tin − Tạo thư mục − Sao chép thư mục và tệp tin − Di chuyển thư mục và tệp tin − Đổi tên thư mục và tệp tin − Xoá thư mục và tệp tin − Khôi phục thư mục và tệp tin đã xoá − Hướng

Ngày đăng: 02/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w