Luận văn thạc sĩ dịch vụ mạng man-e và QoS

21 1.2K 7
Luận văn thạc sĩ dịch vụ mạng man-e và QoS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn thạc sĩ dịch vụ mạng man-e và QoS

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT DỊCH VỤ MẠNG MAN-E QoS NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ MÃ SỐ: 60.52.70 NGUYỄN HOÀNG HÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM MINH HÀ HÀ NỘI – 2010 2 Mở đầu Ethernet được biết là một công nghệ phổ biến nhất trong mạng LAN với nhiều ưu điểm như đơn giản, mềm dẻo, phù hợp lưu lượng IP, chi phí thấp. Theo thống kê trên Thế giới [nguồn từ nhóm EFM của IEEE], Ethernet là công nghệ được triển khai trên 90% trong mạng LAN, trên 95% lưu lượng Internet cũng xuất phát từ Ethernet. Do vậy, cùng với xu thế gói hoá mạng viễn thông theo hướng mạng thế hệ sau (NGN), dịch vụ công nghệ Ethernet là một ứng cử hấp dẫn nhất cho phát triển mạng truy nhập mạng MAN, WAN. Việc áp dụng công nghệ Ethernet vào mạng cung cấp dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng. Bản thân công nghệ Ethernet đã trở nên quen thuộc trong những mạng LAN của doanh nghiệp trong nhiều năm qua; giá thành các bộ chuyển mạch Ethernet đã trở nên rất thấp; băng thông cho phép mở rộng với những bước nhảy tùy ý là những ưu thế tuyệt đối của Ethernet so với các công nghệ khác. Với những tiêu chuẩn đã đang được thêm vào, Ethernet sẽ mang lại một giải pháp mạng có độ tin cậy, khả năng mở rộng hiệu quả cao về chi phí đầu tư. Công nghệ MPLS đã chứng tỏ được vị thế đối với các mạng chuyển tải băng rộng. Mạng Metronet sử dụng công nghệ MPLS là một giải pháp hợp lý đáp ứng các mô hình dịch vụ giải quyết được vấn đề QoS. Tại Việt Nam mạng MAN-E đang được triển khai trên phạm vi cả nước. Vấn đề QoS, Các mô hình QoS việc anh xạ các mức thỏa thuận dịch vụ SLA vào QoS luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Các dịch vụ của mạng MAN-E như là các dịch vụ E-LINE, E-LAN E-TREE đã dần phổ biến quen thuộc với chúng ta. QoS cho các dịch vụ Metro Ethernet, bao gồm: phân loại lưu lượng khách hàng (C-VLAN), các đặc tính hợp đồng lưu lượng thích hợp từ User đến giao diện mạng (UNI), quản lý lưu lượng một cách thích hợp lập lịch cho các hàng đợi tại các nodes, thu nạp điều khiển khớp nối các luồng lưu lượng cho nhiều loại dịch vụ. Việc nghiên cứu các mô hình dịch vụ QoS của mạng MAN-E VNPT-Hà Nội cho thấy tính ứng dụng vào thực tế của mạng MAN-E. 3 Chương 1. Tổng quan về mạng MAN-E 1.1. Giới thiệu chung về mạng MAN-E Mạng Ethernet đô thị (MAN-E) là mạng sử dụng công nghệ Ethernet, kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức cá nhân với một mạng diện rộng (Wide Area Network – WAN) hay với Internet. 1.1.1. Đánh giá về công nghệ mạng Metro Ethernet Tính dễ sử dụng Dịch vụ Ethernet dựa trên giao diện Ethernet chuẩn, dùng rộng rãi trong các hệ thống mạng cục bộ (LAN). Hiệu quả về chi phí Dịch vụ Ethernet làm giảm chi phí đầu tư (CAPEX-capital expense) chi phí vận hành (OPEX-operation expense). Sự phổ biến của Ethernet trong hầu hết tất cả các sản phẩm mạng nên giao diện Ethernet có chi phí không đắt. Tính linh hoạt Với dịch vụ Ethenet, các thuê bao cũng có thể thêm vào hoặc thay đổi băng thông trong vài phút thay vì trong vài ngày ngày hoặc thậm chí vài tuần khi sử dụng những dịch vụ mạng truy nhập khác (Frame relay, ATM,…). Ngoài ra, những thay đổi này không đòi hỏi thuê bao phải mua thiết bị mới hay ISP cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra, hỗ trợ tại chỗ. Tính chuẩn hóa MEF đang tiếp tục định nghĩa chuẩn hóa các loại dịch vụ các thuộc tính này. 1.1.2. Kiến trúc mạng MAN-E Mạng Metro Ethernet sẽ được xây dựng theo 3 lớp: Lớp dịch vụ Ethernet – hỗ trợ những tính năng cơ bản của lớp; một hoặc nhiều lớp truyền tải dịch vụ; có thể bao gồm lớp dịch vụ ứng dụng hỗ trợ cho các ứng dụng trên nền lớp 2. Mô hình mạng theo các lớp dựa trên quan hệ client/server. Bên cạnh đó, mỗi lớp mạng này có thể được thiết kế theo các mặt phẳng điều khiển, dữ liệu, quản trị trong từng lớp. 4 1.1.3. Công nghệ mạng MAN-E Các công nghệ cho mạng MAN-E hiện tại gồm có :  Công nghệ SDH  Công nghệ WDM  Công nghệ thuần Ethernet (Pure Ethernet)  Công nghệ MPLS  Công nghệ RPR  Công nghệ PBT  Công nghệ T-MPLS 1.2. Công nghệ MPLS 1.2.1. Giới thiệu về MPLS MPLS là sự kết hợp của kỹ thuật chuyển mạch lớp 2 kỹ thuật định tuyến lớp 3. Mục tiêu chính của MPLS là tạo ra một cấu trúc mạng mềm dẻo để cung cấp cho đặc tính mở rộng ổn định của mạng. Trong mạng MPLS, các gói tin vào được gán nhãn bởi một bộ định tuyến chuyển mạch nhãn ở biên (Edge LSR). Các gói tin được gửi theo một đường chuyển mạch nhãn (LSP). LSP là con đường mà mỗi LSR sử dụng để chuyển tiếp dựa trên các đối xử riêng biệt cho từng nhãn. Tại mỗi chặng, LSR gỡ bỏ các nhãn có sẵn thêm vào một nhãn mới, sau đó thông báo cho chặng kế tiếp để biết để chuyển tiếp gói tin. Nhãn sẽ được gỡ bỏ tại LSR biên gói tin sẽ tiếp tục được chuyển tiếp đến đích cần đến. 1.2.2. Các khái niệm cơ bản Mỗi tiêu đề nhãn gồm có 4 trường:  Trường Label: Trường này gồm 20 bit, như vậy chúng ta sẽ có hơn 1 tỷ nhãn khác nhau sử dụng, đây chính là phần quan trọng nhất trong nhãn MPLS nó dùng để chuyển tiếp gói tin trong mạng.  Trường EXP: Trường này gồm 3 bit, nó dùng để mapping với trường ToS hoặc DSCP trong gói tin tới để thực hiện QoS. 5  Trường S: Chỉ có 1 bit, khi một gói tin đi qua một tunnel, nó sẽ có nhiều hơn 1 nhãn gắn vào, khi đó ta sẽ một stack nhãn, bit S này dung để chỉ ra rằng nhãn này có nằm đáy Stack không, nếu ở đáy thì S=1, ngược lại S=0  Trường TTL: Trường này như trường TTL trong IP header, khi chuyển tiếp gói tin nếu như router không tìm thấy destination mà vẫn cứ chạy trong mạng thì sẽ xảy ra loop làm nghẽ mạng (congestion). TTL dùng để khắc phục điều này, giá trị ban đầu của nó là 255, mỗi khi đi qua một router thì giá trị này sẽ giảm đi 1, nếu như giá trị này đã giảm về 0 mà gói tin vẫn chưa tới đích thì nó sẽ bị rớt (dropped). Khi gói tin đến router biên thì trường TTL trong IP header sẽ giảm đi một copy qua trường TTL trong nhãn MPLS, giá trị này sẽ giảm dần khi đi qua mạng MPLS, khi ra khỏi mang MPLS thì trường nay lại được copy qua trường TTL trong IP header, nếu giá trị là 0 thì gói sẽ bị rớt (drop) 1.2.3. Hoạt động của MPLS Nguyên lý hoạt động chủ yếu của trong công nghệ MPLS là thực hiện gắn nhãn cho các loại gói tin cần chuyển đi tại các bộ định tuyến nhãn biên LER, sau đó các gói tin này sẽ được trung chuyển qua các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn đường LSR. 1.3. Công nghệ EoMPLS 1.4. Tổng quan về EoMPLS 1.4.1. Các khái niệm Công nghệ L2 Tunneling: cho phép ánh xạ các VLANs đến 1 tunnel trong miền MPLS. Một dịch vụ L2 không yêu cầu khách hàng chạy IP (kết nối VPN không yêu cầu định nghĩa qua địa chỉ IP), thay vì thế lưu lượng khách hàng được ánh xạ đến 1 VC (vd: nhãn) dựa trên 802.1Q VLAN. Vì vậy trong sơ đồ trên chỉ ra MPLS core tại lớp 3, lưu lượng khách hàng được đóng gói vận chuyển dựa trên kỹ thuật L2 Tunneling đây chính là phương pháp đóng gói ánh xạ định nghĩa EoMPLS. Đóng gói EoMPLS: Dựa trên Martini hoặc Vkompella IETF EoMPLS draft, thực hiện kết nối P2P, Router PE đóng gói VLAN packet định tuyến nó qua mạng MPLS đường trục. 6 1.4.2. Đặc điểm Đặc điểm chức năng: Không tìm kiếm địa chỉ MAC đích lớp 2, không học địa chỉ lớp 2 mà các VLAN riêng biệt hoặc gói tin Ethernet được ánh xạ đến các EoMPLS VC định đường hầm qua mạng MPLS. Đặc điểm dịch vụ:  Các port vật lý chuyên dụng cho mỗi khách hàng  Có thể cấu hình nhiều EoMPLS VCs trên một port vật lý  Dựa trên draft Martini, EoMPLS là kết nối P2P  Dựa trên draft Vkompella, EoMPLS là kết nối P2MP  Mỗi EoMPLS VC đi qua cùng LSP Khả năng QoS trong MPLS bằng cách ánh xạ 802.1q đến bit EXP của nhãn MPLS. QoS dựa trên trường 3bit EXP, các bits EXP này được đặt trong cả Tunnel VC Tunnel Labels. Việc ánh xạ cho phép đảm bảo mức độ dịch vụ đảm bảo sẵn sàng cho việc chuyển phát với các công nghệ WAN khác nhau. 1.4.3. Hoạt động EoMPLS dùng phiên LDP Targeted giữa các Router PE: tạo ra các EoMPLS VCs 1.5. Kiến trúc MAN-E của Cisco Theo Cisco, kiến trúc MAN-E được chia thành 5 lớp:  Access  Aggregation  Edge  Core  Service Application 7 Chương 2. Các Dịch vụ mạng MAN-E 2.1. Tổng quan dịch vụ mạng MAN-E 2.1.1. Giới thiệu chung về dịch vụ mạng MAN-E Bản thân Ethernet là cung cấp kết nối chứ không phải dịch vụ. Với sự xuất hiện các dịch vụ Metro Ethernet, các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu dùng công nghệ kết nối Ethernet để cung cấp các “dịch vụ” Ethernet. Vì vậy, các dịch vụ MAN-E cũng dùng tới thuật ngữ “thuộc tính dịch vụ” giống như các dịch vụ MAN/WAN. EVC là sự kết hợp của 2 hay nhiều UNI. Nói theo cách khác, EVC là đường hầm logical kết nối 2 (P2P) hay nhiều sites (MP2MP) cho phép truyền các khung Ethernet giữa chúng. Có 3 kiểu EVC:  Điểm - điểm EVC  Đa điểm - đa điểm EVC  Điểm - đa điểm EVC 2.1.2. Các kiểu dịch vụ mạng MAN-E Các kiểu dịch vụ mạng MAN-E bao gồm : dịch vụ kết nối, dịch vụ ứng dụng Dịch vụ kết nối: các loại dịch vụ kết nối tương ứng với các loại EVC kể trên  Dịch vụ điểm - điểm (Point-to-Point)  Dịch vụ đa điểm - đa điểm (Multipoint-to-Multipoint)  Dịch vụ điểm - đa điểm (Point-to-Multipoint) Dịch vụ ứng dụng:  Dịch vụ cho doanh nghiệp.  Dịch vụ Triple Play.  Dịch vụ Backhaul cho di động. 2.1.3. Phân loại dịch vụ của MEF Theo Metro Ethernet Forum, tương ứng với các kiểu EVC dịch vụ mạng MAN-E gồm các kiểu : 8  E-LINE  E-LAN  E-TREE 2.2. Dịch vụ E-LINE Dịch vụ E-LINE dựa trên một kết nối ảo (EVC) điểm - điểm. Dịch vụ E-LINE được sử dụng để cung cấp các dịch vụ Ethernet điểm - điểm. Dịch vụ Ethernet Private Line (EPL) Dịch vụ EPL là một dạng của dịch vụ E-LINE. Dịch vụ EPL sử dụng một EVC điểm-điểm giữa hai UNI. EPL cung cấp độ trong suốt của các khung dịch vụ giữa các UNI tức là khi khung dịch vụ được truyền đi thì mào đầu của khung dịch vụ dữ liệu được chỉ ra tại cả UNI nguồn UNI đích. Dịch vụ Ethernet Virtual Private Line (EVPL) Dịch vụ EVPL là một kiểu dịch vụ E-LINE. Dịch vụ EPL được sử dụng để cung cấp các dịch vụ tương tự như dịch vụ EPL trừ một số ngoại lệ. Thứ nhất, dịch vụ EVPL cho phép ghép dịch vụ tại UNI. Thứ hai, một EVPL không cung cấp độ trong suốt khung dịch vụ cao như dịch vụ EPL bởi vì khi ghép dịch vụ thì một số khung dịch vụ có thể được gửi tới một EVC trong khi một số khung dịch vụ khác có thể được gửi tới các EVC khác. 2.3. Dịch vụ E-LAN Kiểu dịch vụ Ethernet LAN (E-LAN) cung cấp kết nối đa điểm, tức là nó có thể kết nối 2 hoặc hơn nhiều UNIs. Dữ liệu của thuê bao được gửi từ một UNI có thể được nhận tại một hoặc nhiều dữ liệu của UNIs khác. Dịch vụ Ethernet Private LAN (EP-LAN) Dịch vụ EP-LAN được định nghĩa để cung cấp việc duy trì thẻ CE-VLAN đường hầm của giao thức điều khiển lớp 2. Ưu điểm của việc này là thuê bao có thể cấu hình các VLAN ngang qua các vị trí mà không cần phải phối hợp với các nhà cung cấp. Mỗi giao diện được cấu hình cho "all to one bundling" (gộp dịch vụ) do đó, EP-LAN hỗ trợ việc duy trì ID của CE-VLAN. Thêm nữa, EP-LAN còn hỗ trợ việc duy trì CoS của CE-VLAN. Dịch vụ Ethernet Virtual Private LAN (EVP-LAN) Một số thuê bao muốn dịch vụ E-LAN để kết nối các UNI của họ trong mạng đô thị tại cùng thời điểm đó từ một hoặc nhiều UNI của họ muốn truy cập tới các 9 dịch vụ khác. Ví dụ một UNI là một vị trí thuê bao muốn truy cập tới một dịch vụ IP công cộng hoặc IP riêng từ một UNI mà được dùng cho dịch vụ E-LAN giữa các thuê bao khác trong mạng Metro. Dịch vụ EVP-LAN được định nghĩa để đáp ứng yêu cầu này. 2.4. Dịch vụ E-TREE Các dịch vụ cung cấp kết nối Ethernet ảo, dạng điểm – đa điểm (định nghĩa theo MEF 10.1) có thể được gọi là dạng Ethernet Tree (E-Tree). Dịch vụ E-Tree có một điểm gốc nhiều điểm “lá” nhận thông tin hoặc gửi thông tin từ/đến gốc. Dịch vụ Ethernet Private Tree – EP-Tree Thuê bao với nhiều site có thể có yêu cầu cung cấp kết nối giữa các site, cung cấp dịch vụ không chỉ theo hướng sử dụng LAN. Sẽ có một vài site làm điểm gốc cung cấp dịch vụ, các site khác được gán vai trò là điểm lá nhận dịch vụ. Dịch vụ EP-Tree yêu cầu giữ nguyên thẻ VLAN của khách hàng (CE-VLAN) đóng gói các giao thức cơ bản lớp 2. Dịch vụ Ethernet Virtual Private Tree – EVP-Tree Có các thuê bao có nhu cầu sử dụng dịch vụ được cung cấp dạng cây trong nội bộ mạng. Trong trường hợp này, mỗi điểm lá trong kết nối cây cần được gắn hoặc kết nối với một điểm lá (hoặc) gốc cụ thể. Mỗi giao diện UNI cũng có thể cung cấp dịch vụ khác như EVPL hoặc EVP-LAN. Mô hình này gọi là mô hình dịch vụ EVP-Tree, cây Ethernet riêng ảo. 2.5. Các thuộc tính của dịch vụ mạng MAN-E MEF phát triển khung dịch vụ Ethernet giúp cho thuê bao các nhà cung cấp dịch vụ có thuật ngữ chung khi nói về các loại dịch vụ khác nhau các thuộc tính của chúng. Với mỗi loại dịch vụ E-LAN hay E-LINE nói riêng lại có lại có các thuộc tính thông số đi kèm. 2.5.1. Thuộc tính giao diện vật lý 2.5.2. Các thông số lưu lượng MEF định nghĩa 1 tập các đặc tính băng thông có thể áp dụng tại UNI hoặc cho 1EVC. Đặc tính băng thông là giới hạn về tốc độ mà khung Ethernet có thể đi qua UNI hoặc đến EVC. 2.5.3. Các thông số lớp dịch vụ CoS CoS là trường độ dài 3 bits trong tiêu đề khung Ethernet lớp 2 dùng IEEE 802.1Q 10 Nó chỉ rõ giá trị ưu tiên từ 0 đến 7, dùng cho các quy tắc Chất lượng dịch vụ để phân biệt lưu lượng. 2.5.4. Thuộc tính phân phát khung dịch vụ Thuộc tính dịch vụ EVC có thể định nghĩa khung nào bị hủy bỏ, khung nào phân phát có điều kiện, khung nào phân phát không có điều kiện cho mỗi cặp UNI yêu cầu. 2.5.5. Thuộc tính hỗ trợ thẻ VLAN Có 2 loại VLAN tag hỗ trợ:  Duy trì/xếp VLAN tag.  Dịch/hoán đổi VLAN tag. 2.5.6. Thuộc tính ghép dịch vụ Dùng để hỗ trợ nhiều trường hợp EVCs trên cùng kết nối vật lý. Điều này cho phép 1 khách hàng có nhiều dịch vụ khác nhau với cùng cáp Ethernet. 2.5.7. Thuộc tính gộp nhóm Thuộc tính dịch vụ Bundling cho phép 2 hay nhiều VLAN IDs ánh xạ vào 1 EVC tại 1 UNI. Với bundling, nhà cung cấp thuê bao phải chấp thuận các VLAN IDs được dùng tại UNI ánh xạ mỗi VLAN ID với 1 EVC riêng. Trường hợp đặc biệt của bundling là ở chỗ mọi VLAN ID tại giao diện UNI ánh xạ đến 1 EVC. Thuộc tính dịch vụ này được gọi là “all-to-one bundling”. 2.5.8. Thuộc tính lọc bảo mật Các bộ lọc bảo mật là danh sách truy cập MAC mà nhà cung cấp dùng để chặn các địa chỉ nào đó từ luồng trên EVC. Các địa chỉ MAC phải phù hợp với access list nếu không sẽ bị loại bỏ. [...]... trường viễn thông Các mô hình dịch vụ của mạng MAN-E đã được cung cấp cho khách hàng Các mô hình dịch vụ này là phù hợp có khả năng phát triển trong tương lai Đề tài đã chỉ ra được cơ chế QoS của mạng MAN-E, sự liên quan giữa các mức thỏa thuận dịch vụ SLA của các loại dịch vụ với QoS Trong đề tài cũng chứng tỏ được tính thực tế là đưa ra được mô hình dịch vụ QoS cho mạng MAN-E của VNPT Hà Nội ... dụng mô hình dịch vụ này để đảm bảo QoS cho các địch vụ của chúng 3.3 Các yêu cầu dịch vụ 3.3.1 Yêu cầu QoS cho dịch vụ VoIP 3.3.2 Yêu cầu QoS cho dịch vụ Video 3.3.3 Yêu cầu QoS cho dịch vụ Data 3.4 Các công cụ thực hiện QoS Thông thường, các công cụ QoS được phân loại thành các nhóm sau:  Tool phân loại đánh dấu (Classification and marking tools)  Tool Chính sách định hướng (Policing and shaping... trựo QoS cho mạng MANE Các giao thức OAM Ethernet nên có khả năng để xác định kết nối, đo lường jiter, trễ lặp, cung cấp cảnh báo đo lường hiệu năng Những chức năng OAM này thuận tiện cho việc tập hợp thông tin thiết yếu về định tuyến, trễ QoS 3.7 SLA ánh xạ các tham số QoS trên thiết bị MAN-E Để đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ voice, video data, mạng MAN sử dụng các mức cam kết dịch. .. điểm khác nhau, nhà cung cấp dịch vụ có thể thực hiện chính sách QoS dựa trên VLAN ID của khách hàng Dịch vụ ERMS được sử dụng khi khách hàng muốn nhà cung cấp dịch vụ áp dụng cung cấp dịch vụ đa điểm tương tự dịch vụ EMS nhưng có thể áp dụng các chính sách QoS cho lưu lượng từ các VLAN khác nhau của khách hàng (ví dụ khách hàng có 2 VLAN voice VLAN data muốn ưu tiên QoS cho VLAN Voice để đảm bảo... số hiệu năng dịch vụ đảm bảo mạng đáp ứng yêu cầu khách hàng cho luồng gói được mô tả dưới đây Có bốn tham số hiệu năng chính: trễ, jitter, mất gói thông lượng Những tham số khác là : tính khả dụng, lập lịch dịch vụ, giám sát báo cáo Tính khả dụng của dịch vụ mạng được yêu cầu cần thiết liên quan đến các lựa chọn bảo vệ phục hồi mạng Lập lịch dịch vụ chỉ 16 thị thời gian bắt đầu kết thúc... switch các access switch Hiện trạng mạng MAN-E VNPT Hà Nội:  Mạng MAN-E VNPT Hà Nội gồm 04 Core Switch 16 Access Switch đều sử dụng dòng sản phẩm Cisco 7609, chỉ khác nhau số lượng (& chủng loại) linecard 4.4.2 Các yêu cầu triển khai Mô hình QoS cụ thể cho mạng MAN-E VNPT Hà Nội Các chức năng QoS tại router biên router core Phân biệt lưu lượng đầu vào, đáp ứng các kiểu lưu lượng VoIP, Video và. .. EVC Khi những site mới (UNIs) được thêm vào, chúng sẽ được liên kết với multipoint EVC nêu trên do vậy nên đơn giản hóa việc cung cấp kích hoạt (activation) dịch vụ Theo quan điểm của thuê bao, dịch vụ LAN làm cho MAN-E trông giống một mạng LAN ảo 4.3.1 Giới thiệu EMS Dịch vụ EMS cho phép nhà cung cấp dịch vụ tạo ra kết nối đa điểm trong cả mặt phẳng dữ liệu mặt phẳng điều khiển lớp 2 giữa các... dịch vụ sau căn cứ theo các tiêu chuẩn:  ITU-T Y.1541  ETSI TS 185 001 V1.1.1 17 Chương 4 Mô hình dịch vụ và thiết kế QoS cho mạng MAN-E của VNPT-Hà Nội 4.1 Dịch vụ HSI  Access switch 7609 tạo EoMPLS PW tới Core switch 7609 chuyển tiếp lưu lượng của khách hàng qua các EoMPLS PW này Lưu lượng từ một S-VLAN sẽ được chuyển tiếp vào một EoMPLS PW tương ứng Access switch thực hiện ánh xạ S-VLAN vào... sesssion 4.2 Dịch vụ E-LINE 4.2.1 Dịch vụ EWS Dịch vụ EWS cho phép nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng một kết nối điểm tới điểm trong cả mặt phẳng dữ liệu điều khiển lớp 2 (Layer2 Point To Point) giữa hai site của khách hàng Các sites của khách hàng hiện diện như là trên cùng một mạng LAN Tất cả các frame dữ liệu được đóng gói trong một tag SP 802.1q để truyền dẫn trong suốt qua mạng của nhà... mạng của nhà cung cấp dịch vụ 4.2.2 Dịch vụ ERS ERS là dịch vụ điểm-điểm dựa trên VLAN Lưu lượng khách hàng từ các VLAN khác nhau sẽ được chuyển tiếp qua các EVC (Ethernet Virtual Connection) khác nhau Bằng cách chuyển tiếp lưu lượng từ các VLAN khác nhau của khác hàng trên các EVC khác nhau, nhà cung cấp dịch vụ có thể thực hiện chính sách QoS dựa trên VLAN ID của khách hàng Dịch vụ ERS được sử dụng . 2.1.2. Các kiểu dịch vụ mạng MAN-E Các kiểu dịch vụ mạng MAN-E bao gồm : dịch vụ kết nối, dịch vụ ứng dụng Dịch vụ kết nối: các loại dịch vụ kết nối tương. Dịch vụ mạng MAN-E 2.1. Tổng quan dịch vụ mạng MAN-E 2.1.1. Giới thiệu chung về dịch vụ mạng MAN-E Bản thân Ethernet là cung cấp kết nối chứ không phải dịch

Ngày đăng: 31/01/2013, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan