Mục tiêu : Qua bài học này học sinh cần phải + Nêu được vai trò của yếu tố di truyền lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật + Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưở
Trang 1Ngày soạn:20/02/2009
Ngày dạy: 25/02/2009
Tiết 39 Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I Mục tiêu : Qua bài học này học sinh cần phải
+ Nêu được vai trò của yếu tố di truyền lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
+ Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống
+ Nắm được vai trò của hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống
+ Rèn luyện kỹ năng hợp tác, thảo luận nhóm, quan sát
Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng ở thực tế
II Kiến thức trọng tâm
+ Vai trò nhân tố di truyền
+ Tácdụng các loại hoocmôn ở động vật
III Phương pháp
Thảo luận nhóm - vấn đáp - giảng giải
IV Chuẩn bị của GV và HS :
GV :Tranh phóng to hình 38.1,38.2 và 38.3 và phiếu học tập
HS :Xem trước bài 38
V Tiên trình lên lớp :
1 ổn định lớp
11A5:
11A6:
11A7:
11A8:
2 Kiểm tra bài cũ
So sánh sự sinh trưởng và phát triển biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
3 Giảng bài mới
Nhân tố di truyền :
Yêu cầu HS nghiên cứu sgk phần I
Nhân tố bên trong gồm những nhân tố
nào ?
- Yếu tố nào quyết định sự sinh trưởng
và phát triển của loài ?
- Sự điều khiển của nhân tố di truyền thể
hiện như thế nào ?
GV: Yêu cầu HS cho 1 số ví dụ
GV: Kết luận
Nghiên cứu sgk
Trả lời Trả lời Trả lời
I.Các nhân tố bên trong
1 Nhân tố di truyền
+ Hệ gen + Điều khiển tốc độ lớn và giới hạn lớn của sự sinh
Trang 2trưng của cơ thể sống do nhân tố di
truyền quyết định ( hệ gen )
+ Nhân tố di truyền quyết định tốc độ
lớn và giới hạn lớn của động vật
+Ngoài ra còn phụ thuộc và giới tính
Ví dụ :
Gà công nghiệp > gà ri
Lợn móng cái < lợn đại bạch
GV hướng dẫn HS quan sát tranh hình
38.1 và 38.2 kết hợp nội dung sách giáo
khoa để giải dáp các lệnh:
GV :Nhận xét , kết luận
GV : Hãy giải thích 1 số hiện tượng ở
ngoài thực tế
HM Tirôxin
+ Lưỡng cư -> Nòng nọc thành
Ếch
HM Tirôxin
+Người thiếu -> Trí tuệ chậm
phát
triển
Quan sát hình 38.1
và 38.2 +Đọc sgk và nghiên cứu hình SGK theo nhóm
Đại diện nhóm đọc kết quả
Bổ sung
vật
2 Các hoóc môn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
+ Hooc môn sinh trưởng và phát triển (tuyến yên)
Tác dụng sinh lý:
- Kích thích phân chia tế bào tăng kích thước của tế bào;
- Kích thích phát triển của xương
+ Hooc môn tirôxin (tuyến giáp)
Tác dụng sinh lý:
Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
+ Hooc môn sinh dục Testôstêrôn (tinh hoàn) Estrôgen (buồng trứng) Tác dụng sinh lý:
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
-Tăng phát triển xương
- Kích thích phân hóa tế bào hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
Riêng Testôstêrôn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin phát triển mạnh cơ bắp
Trang 3Hướng dấn học sinh nghiên cứu sgk
hình 38.3
Hướng dẫn học sinh giải đáp lệnh
Đọc kết quả bổ sung và kết luận
+Sâu bướm lột xác nhiều lần
+Sâu biến thành nhộng, bướm: Nghiên cứu hình
38.3 để trả lời:
Bổ sung
3 Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống:
Gồm 2 loại:
+ Ecđixơn + Juvenin Tác dụng sinh lý:
+ Ecđixơn: Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
+ Juvenin: Phối hợp với juvenin gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình sâu biến thành nhộng và bướm
4 Củng cố
+GV :Gọi học sinh kể lại một số hoocmôn ở động vật có xương sống và không có xương sống Nêu được tác dụng của từng loại hoocmôn Cho ví dụ
Câu hỏi trắc nghiêm :
Câu 1.Những hoocmôn kích thích phân chia tế bào ,tăng kích thước tế bào , kích thích phát
triển xương đó là :
a Hoocmôn Testostêrôn b.Hoocmôn Juvennin và Ecdisơn
c Hoocmôn sinh trướng d.Hoocmô Estrôgen và Testôstêrôn
Câu 2.Hoocmôn của tuyến nào thiếu làm cho trẻ em chậm lớn ,trí tuệ kém
a Tuyến giáp b Tuyến sinh dục
c Tuyến yên d Tuyến tụy
VI Dặn dò
+ Làm bài tập 1, 2, 3 sgk ,học bài 38
+ xem trước bài 39
Ngày soạn:21/02/2009
Ngày dạy: 02/03/2009
Tiêt 40 Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT
I Mục tiêu:
- Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ của chúng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
Trang 4đó vận dụng vào thực tiễn.
Hiểu được các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật Từ đó biết giải thích được một số hiện tượng sinh lý ở động vật và người
Biết một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
II Trọng tâm: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật III Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi.
IV Chuẩn bị :
GV: Phiếu học tập, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc sinh trưởng và phát triển bởi nhiệt độ
HS: Đọc trước bài ở nhà
V Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp
11A5:
11A6:
11A7:
11A8:
2 Kiểm tra bài cũ:
a Câu hỏi 1: Nêu vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật? Ngoài nhân tố di truyền, hãy kể các nhân tố khác có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
b Câu hỏi 2: Nêu vai trò của hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống?
3 Bài mới:
- Cho VD về các yếu tố
ngoài ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và phát
triển của động vật và người?
- Em hãy cho biết mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đó
đến sự sinh trưởng và phát
triển của động vật và người
như thế nào?
- Các yếu tố: Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, chất độc hại
- Các nhóm tiến hành thảo luận, thống nhất
ý kiến và ghi kết quả vào phiếu học tập
I Các nhân tố bên ngoài.
1 Thức ăn:
- Cấu tạo tế bào, cơ quan
- Cung cấp năng lượng
2 Nhiệt độ:
- Cao, thấp -> tiêu tốn năng lượng
- Hệ E rối loạn -> chậm sinh trưởng, phát triển
Trang 5* Cho các nhóm tiến hành
thảo luận và sử dụng phiếu
học tập để ghi ý kiến thảo
luận
* GV cho đại diện mỗi nhóm
trình bày kết quả tại chỗ *
GV nhận xét, bổ sung, kết
luận
* GV đưa thêm biểu đồ về
giới hạn nhiệt độ của cá rô
phi ở Việt Nam để làm rõ
hơn ảnh hưởng của nhiệt độ
đến sinh trưởng
- GV cho HS thảo luận làm
bài tập trang 155
- Đặt vấn đề: Sự sinh trưởng
và phát triển của động vật
chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố như: di truyền,
hoocmôn, thức ăn, ánh sáng,
nhiệt độ, …Vậy muốn động
vật sinh trưởng và phát triển
tốt, cần chú ý gì?
- GV hướng HS tập trung
vào đặc điểm: Tính di
truyền; môi trường sống;
chất lượng dân số
* Mỗi nhóm cử đại diện trình bày (1 phút/nhóm)
Thảo luận nhóm, trình bày, các nhóm khác
bổ sung
Thảo luận, trả lời câu hỏi
- VD1: Lai lợn Ỉ x lợn ngoại (Đại Bạch) ->
F1 mang đặc tính tốt của 2 giống, khối lượng xuất chuồng từ
40 – 100kg
3 Ánh sáng:
- Với động v
- Ảnh hưởng đến chuyển hoá Canxi
để hình thành xương
- Bổ sung nhiệt khi trời rét;
-Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt
độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ MT nên nhiệt độ MT xuống thấp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm thậm trí bị rối loạn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể
- Với DV đẳng nhiệt nhiệt độ MT xuống thấp gây mất nhiều nhiệt ra
MT vì vậy quá trình oxi hóa các chất trong cơ thể tăng để bù lại lượng nhiệt đã mất nếu không cung cập đủ chất dinh dưỡng, giảm sự mất nhiệt
DV sẽ sút cân dần và chết
4 Chất độc hại:
VD: SGK
- Chậm sinh trưởng, phát triển
- Ảnh hưởng sự phát triển của bào thai
III Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người:
1 Cải tạo giống: (cải tạo tính di truyền) bằng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ
Tốc độ sinh
trưởng
5,6 30 42t 0 C
Trang 6số VD thực tế mà con người
đã sử dụng để điều khiển quá
trình sinh trưởng và phát
triển ở động vật và con
người
2 Cải thiện môi trường sống
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng;
Xây dựng chuồng trại hợp lý;
Chống ô nhiễm MT
3 Cải thiện chất lượng dân số
Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, giảm ô nhiễm MT…
4 Củng cố:
- Nhấn mạnh lại ảnh hưởng của các nhân tố môi trường lên sinh trưởng và phát triển của động vật
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
+ Câu 1: Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, nếu thiếu Coban thì gia súc mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố nào dưới đây?
A Thức ăn B Độ ẩm C Nhiệt độ D Ánh sáng
+ Câu 2: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn:
A Sinh trưởng B Tiroxin C Ơstrôgen D Testostêrôn
5 Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và bài tập trang 157- sgk